Nội dung
Kinh nguyệt tựa như một “điềm báo” về sức khỏe sinh lý lẫn sinh sản của chị em phụ nữ. Thế nên, nhiều chị em lo lắng khi gặp phải các tình trạng như 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? và 4 tháng chưa có kinh nguyệt hoặc 3 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Nếu chị em đang gặp các tình trạng vừa nêu hãy dành chút thời gian để theo dõi bài viết 2 tháng chưa có kinh nguyệt phải làm sao?
Lý do khiến chị em tận 2,3,4 tháng chưa có kinh nguyệt
Thực tế qua nhiều năm điều trị trong lĩnh vực sản phụ khoa thì bác sĩ Hữu Nghị nhận ra không phải cứ chưa xuất hiện kinh nguyệt là mang thai. Chị em cần biết rằng kinh nguyệt tựa như tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe sinh sản. Chứng tỏ, những vấn đề liên quan đến kinh nguyệt (gồm chậm kinh, chưa có kinh, mất kinh,v..v.) có thể là biểu hiện bất thường của cơ quan sinh sản và toàn bộ cơ thể của nữ giới. Dưới đây, chúng tôi sẽ nêu ra 2 nhóm nguyên nhân lớn gây ra tình trạng bất thường về kinh nguyệt như:
Nguyên nhân xuất phát từ sinh lý cơ bản
Hiện tượng 2 – 3 – 4 tháng chưa có kinh nguyệt có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sinh lý cơ bản sau:
❖ Do giảm cân quá mức: Nhiều trường hợp trong quá trình giảm cân có thể dẫn đến chậm kinh, chưa có kinh thậm chí mất kinh. Thông thường chỉ số BMI đạt dưới 19 sẽ lý tưởng với đa số chị em nhưng giảm cân quá đột ngột sẽ gây rối loạn chu kỳ kinh. Vì trong 1 chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể chị em cần sản xuất đủ lượng hormone estrogen để xây dựng lớp niêm mạc tử cung.
Từ đó, việc giảm cân quá mức làm không thể bổ sung đầy đủ calo cho vùng dưới đồi dẫn đến việc cơ thể không thể sản xuất đủ hormone estrogen cần thiết cho kỳ kinh nguyệt. Tốt nhất khi chị em muốn giảm cân phải hỏi qua chuyên gia và tránh các sản phẩm giảm cân cấp tốc hoặc thực phẩm có tác dụng giảm cân không rõ nguồn gốc.
❖ Do bị tăng cân đột ngột: Tăng cân nhanh cũng là nguyên nhân khiến chị em bị rối loạn giai đoạn hành kinh. Bởi cơ thể tăng cân đột ngột sẽ sản sinh nhiều hormone estrogen trong thời gian ngắn khiến lớp nội mạc tử cung phát triển không được ổn định. Trường hợp này chị em cần giảm vài cân để giúp chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại bình thường.
❖ Do vận động quá sức: Chị em nên tập thể dục thể thao thường xuyên để duy trì sức khỏe và vóc dáng thon gọn cân đối, nhưng luyện tập quá sức lại gây tình trạng chưa có kinh nguyệt đúng ngày. Bởi luyện tập và vận động quá sức mà không bổ sung đủ lượng calo cần thiết khiến cơ thể chị em không thể sản xuất đủ hormone estrogen để duy trì chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
❖ Do bị stress và căng thẳng kéo dài: Vùng dưới đồi có liên quan mật thiết với quá trình tạo hormone estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt, lại dễ bị tác động bởi các hormone xấu gây ra bởi stress, căng thẳng gồm adrenaline và cortisol. Thế nên, chị em không muốn gặp tình trạng chưa có kinh nguyệt nên giữ tinh thần thoải mái tránh stress và căng thẳng kéo dài.
➦Bên cạnh đó, tình trạng chưa có kinh nguyệt cũng có thể bắt nguồn từ tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh (gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc nội tiết tố, thuốc tránh thai, corticosteroids và thuốc dùng trong hóa trị); sử dụng các chất kích thích không tốt (bia rượu, caffeine, thuốc lá,v..v); do tình trạng mãn kinh sớm trước 40 tuổi.
Nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý liên quan
Song song với nguyên nhân sinh lý cơ bản thì tình trạng chưa có kinh có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như:
◆ Hội trứng buồng trứng đa nang: Đây là căn bệnh gây ra bởi tình trạng rối loạn nội tiết tố làm xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng, từ đó ngăn cản sự rụng trứng. Hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến các hormon giải phóng trứng và tác động xấu đến khả năng sinh sản của chị em. Thế nên, chị em gặp tình trạng 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng chưa có kinh thì nguy cơ cao đã mắc bệnh buồng trứng đa nang. Nếu chị em không hỗ trợ điều trị sớm sẽ gây mất cân bằng hormone, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và rối loạn sinh sản.
◆ Gặp các vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp có nhiệm vụ kiểm soát hormone cũng như điều chỉnh sự trao đổi chất và tương tác với nhiều hệ thống khác trong cơ thể, từ đó đảm bảo tất cả mọi hoạt động đều được cân bằng và đúng nhịp. Nên chỉ cần một vấn đề bất thường xảy ra ở tuyến giáp (hoạt động kém hoặc hoạt động quá mức) sẽ gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em.
◆ Rối loạn nội tiết: Khi xuất hiện các biến đổi bất thường ở vùng dưới đồi, tuyến yên cũng như buồng trứng, khiến hệ thống nội tiết tố mất cân bằng dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, chưa có kinh thậm chí mất kinh.
[GIẢI ĐÁP] 4 tháng, 3 tháng, 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?
Như đã trình bày, chị em cũng thấy có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chưa có kinh. Chính vì vậy, bạn muốn biết “2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?” cần đến trực tiếp trung tâm chuyên khoa uy tín để thăm khám và xác định nguyên nhân cụ thể, từ đó bác sĩ mới xây dựng được phác đồ chữa trị thích hợp.
Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị đúng cách thì chị em cũng cần lưu ý những điều sau đây:
➧ Khi chị em quan tâm đến vấn đề 2-3-4 tháng chưa có kinh phải làm sau thì đừng bỏ qua việc cân bằng tâm lý và tạo tinh thần thoải mái. Nhờ cân bằng trong cuộc sống và công việc sẽ không còn áp lực gây ra stress, từ đó giảm bớt 1 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
➧ Chị em cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ dinh dưỡng cần thiết gồm có protein, chất xơ, chất béo thực vật, tất cả nên duy trì mức cân đối để đảm bảo vừa và đủ. Đồng thời, chị em nên tránh dùng các chất kích thích và đồ uống chứa cồn.
➧ Nữ giới không được lạm dụng các loại thuốc tránh thai và thuốc làm chậm kinh, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp. Bởi chúng gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em dẫn đến tình trạng chưa có kinh kéo dài nhiều tháng.
➧ Luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, đặc biệt là vào những ngày hành kinh hoặc trước và sau khi quan hệ tình dục. Điều này giúp chị em phụ nữ tránh tối đã nguy cơ mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa – 1 trong các nguyên nhân gây ra tình trạng 2, 3, 4 tháng không có kinh.
➧ Đừng luyện tập các bài tập hoặc động tác nặng kéo dài, không luyện tập quá sức, thay vào đó có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng nhưng vẫn hiệu quả như yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe,v..v.
➧ Cần chú ý các tác dụng phụ của thuốc đang dùng để điều trị bệnh, nếu gây ra tình trạng chưa có kinh hãy trao đổi với bác sĩ để xử lý kịp thời.
➧ Chị em nên nhanh chóng đi thăm khám phụ khoa nếu xuất hiện hàng loạt biểu hiện, chậm kinh hoặc mất kinh để biết được 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao, từ đó chuyên gia sẽ giúp chị em phụ nữ bổ sung các kiến thức cần thiết.
Hy vọng những điều bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị cung cấp đã giúp chị em hiểu 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? và 4 tháng hoặc 3 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?