Sùi mào gà ở nữ do virus HPV gây ra không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy khó lường. Vì thế, bên cạnh tìm hiểu về cách phòng tránh bệnh sùi mào gà, chị em nên nắm rõ dấu hiệu bệnh để kịp thời điều trị. Vậy, triệu chứng đặc trưng của bệnh sùi mào gà là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về nguyên nhân, tác hại và 3 dấu hiệu sùi mào gà ở nữ không nên chủ quan, cần thực hiện khám chữa sớm. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sùi mào gà ở nữ là bệnh gì?

Sùi mào gà ở nữ hay còn được gọi với các tên khác là bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục do virus HPV (Human Papilloma) gây nên. Loại virus này có 120 chủng khác nhau nhưng trong đó có khoảng 40 chủng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục. Và 4 chủng chính gây bệnh sùi mào gà ở nữ giới:

  • Virus HPV 16 và HPV 18: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục nữ. Khi bị 2 loại virus HPV này xâm nhập vào cơ thể thì nguy cơ biến chứng thành các bệnh ung thư như ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung… là rất cao. 

  • Virus HPV 6 và HPV 11: Là nhóm nguy cơ gây sùi mào gà ít gặp hơn và thường gây viêm nhiễm xuống dưới lớp trung bì tạo thành một dạng tế bào ung thư. 

Virus HPV phát triển tốt trong điều kiện môi trường ẩm ướt nên nếu vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách thường xuyên và khô ráo sẽ tạo cơ hội lý tưởng để mầm bệnh sinh sôi và gây viêm nhiễm nghiêm trọng ở cơ quan sinh dục. 

Nguyên nhân nào khiến nữ giới mắc bệnh mồng gà?

Như đã đề cập ở trên, virus HPV là tác nhân chính gây nên bệnh sùi mào gà ở nam và nữ giới. Nhưng nguyên nhân khiến nữ giới bị nhiễm virus HPV là do:

Quan hệ tình dục thiếu an toàn

Khi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su và các biện pháp ngừa thai an toàn khác, virus HPV sẽ lây trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe mạnh, gây viêm nhiễm đường sinh dục. Đặc biệt, khi quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn, dấu hiệu sùi mào gà ở nữ có thể xuất hiện ở cả môi, miệng, cuống họng, vùng da hậu môn… 

Nữ giới mắc bệnh sùi mào gà là do đâu?

Nữ giới mắc bệnh sùi mào gà là do đâu?

Thói quen hay dùng chung đồ 

Thói quen sử dụng chung các món đồ cá nhân như: quần áo, bàn chải đánh răng, khăn lau mặt… với người mắc bệnh sùi mào gà có thể khiến chị em bị lây nhiễm bệnh này. 

Lây qua đường truyền máu

Khi tiếp xúc trực tiếp với máu, vết thương hở của người bệnh sùi mào gà, nữ giới cũng có nguy cơ bị nhiễm virus HPV. 

Có hành động tiếp xúc thân mật 

Do sùi mào gà có thể lây nhiễm qua vết thương hở nên việc có những hành động tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh sùi mào gà cũng có thể khiến chị em phụ nữ bị nhiễm bệnh.

Lây từ mẹ sang con

Trong quá trình em bé được sinh ra sẽ đi qua cơ quan tử cung và âm đạo của người mẹ. Quá trình tiếp xúc với tử cung, âm đạo của người mẹ bị bệnh sùi mào gà sẽ khiến bé bị nhiễm virus HPV tồn tại ở đây. Ngoài ra, sau khi chào đời, bé tiếp xúc với các nốt sùi mào gà trên cơ thể của mẹ cũng khó tránh khỏi bị lây nhiễm bệnh vào người. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ giới là gì?

Thời gian ủ bệnh của chủng virus HPV ở mỗi người là khác nhau, có thể vài tuần đến vài tháng hoặc kéo dài vài năm. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh sùi mào gà trung bình từ 2 đến 9 tháng. Trong giai đoạn này, virus HPV vẫn chưa gây bệnh nên thường người mang mầm bệnh không hề có bất kỳ triệu chứng nào. Qua thời gian ủ bệnh, các dấu hiệu sùi mào gà ở nữ bắt đầu xuất hiện dần:

Mọc mụn cóc

Mụn cóc có nhiều hình dạng khác nhau, có thể thẳng, hình vòm, hình bông súp lơ hoặc hình nốt sần. Chúng có thể mọc riêng lẻ hoặc liên kết thành từng mảng sừng dày. Thông thường, mụn cóc ở giai đoạn đầu là những nốt sần nhỏ, có kích thước từ 1 – 2mm nổi trên da và có thể giữ nguyên trong suốt thời gian bị nhiễm trùng. 

Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở nữ là gì?

Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở nữ là gì?

Đường viền của mụn cóc cũng có thể khác nhau về hình dạng và màu sắc, từ trắng đến tím, đỏ, hồng hoặc nâu. Ở phụ nữ, mụn cóc sinh dục thường xuất hiện chủ yếu ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, hậu môn… Đối với những người có quan hệ tình dục bằng miệng có thể xuất hiện các dấu hiệu sùi mào gà ở nữ, nổi mụn cóc xung quanh miệng, khoang miệng, cuống họng, lưỡi, nướu răng… 

Đau rát khi quan hệ tình dục

Sùi mào gà là một trong những nguyên nhân khiến nữ giới cảm thấy đau đớn trong và sau khi quan hệ, thậm chí còn bị chảy máu âm đạo bất thường. Khi bệnh chuyển biến nặng, người bệnh còn cảm thấy đau vùng kín khi đi lại. Lúc này, các nốt mụn cóc phát triển to và gần như mọc kín bộ phận sinh dục nên dễ cọ xát với quần áo, gây đau rát. 

Ngứa ở âm đạo, tiết dịch hôi tanh

Một trong các dấu hiệu sùi mào gà ở nữ đặc trưng nữa là gây ngứa hoặc dịch tiết âm đạo có mùi vô cùng khó chịu. Đây là vấn đề nhạy cảm gây xấu hổ ở nhiều chị em nên phần lớn nữ giới thường chọn cách sử dụng dung dịch vệ sinh thay vì đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để khám và điều trị. 

Xem thêm: Xét nghiệm sùi mào gà bao lâu có kết quả?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Biến chứng khó lường của bệnh sùi mào gà ở nữ

Không chỉ khiến người bệnh tự ti, xấu hổ, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh sùi mào gà nếu chậm trễ điều trị còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản

Các dấu hiệu sùi mào gà ở nữ thường xuất hiện ở môi lớn, môi bé, âm đạo, hậu môn, cổ tử cung… khi quan hệ mạnh, các nốt sùi có thể vỡ ra, gây đau rát, ngứa ngáy, từ đó làm giảm khoái cảm và ham muốn tình dục. Ngoài ra, các nốt sùi mào gà nếu xuất hiện ở cổ tử cung còn làm hẹp đường di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng, khiến tỷ lệ thụ thai suy giảm. 

Bệnh sùi mào gà ở nữ nguy hiểm ra sao nếu không chữa trị?

Bệnh sùi mào gà ở nữ nguy hiểm ra sao nếu không chữa trị?

Tác động xấu tới thai kỳ

Khi mang thai, lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể sản phụ tăng cao nên khiến cho kích thước các nốt sùi mào gà tăng lên, lan rộng ra những bộ phận xung quanh gây bất tiện, khó khăn cho người bệnh khi đi vệ sinh và thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Bên cạnh đó, các nốt mụn cóc làm suy giảm khả năng co giãn của âm đạo, âm hộ, hậu môn nên gây khó khăn cho sản phụ trong việc đi vệ sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh nở tự nhiên. 

Nguy cơ ung thư cổ tử cung cao

Virus HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng virus gây sùi mào gà ở nữ có nguy cơ tiến triển thành bệnh ung thư cổ tử cung nếu bệnh không được phát hiện, điều trị sớm. Chỉ tính riêng virus HPV 16 và HPV 18 đã có thể gây ra hơn 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Các loại virus HPV gây sùi mào gà khác như: HPV 31, HPV 33, HPV 35, HPV 52 và HPV 58 thì khoảng 15% sẽ tiến triển thành ung thư cổ tử cung.

Như vậy, bệnh sùi mào gà gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Vì thế, khi có 3 dấu hiệu sùi mào gà ở nữ không nên chủ quan, hãy thực hiện thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.

Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến bệnh sùi mào gà, nữ giới hãy gọi trực tiếp tới [sodt] hoặc để lại lời nhắn ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm của phòng khám Đa khoa Hữu Nghị sẽ ngay lập tức giải đáp cặn kẽ vấn đề.