Trên thực tế có rất nhiều người mắc phải bệnh viêm hệ tiết niệu và bệnh dễ tái phát, gây ra nhiều bất tiện, đau đớn cho bệnh nhân. Chính vì thế, việc tìm hiểu và nắm rõ 7 nguyên nhân viêm đường tiết niệu không nên chủ quan được chia sẻ trong bài viết sau đây là điều mà bạn đọc không nên bỏ qua vì sẽ giúp phòng tránh mắc bệnh hiệu quả. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những thông tin cần biết về bệnh viêm hệ tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là tình trạng tổn thương, viêm nhiễm ở niêm mạc đường tiết niệu. Nguyên nhân viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn, một số bị bệnh do nhiễm virus hoặc nấm. 

Tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu, bao gồm 2 bên thận, bàng quang, niệu quản (viêm đường tiết niệu trên) và niệu đạo (viêm đường tiết niệu dưới). Mặc dù ít xảy ra nhưng nếu bị viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường tiết niệu trên thì tình trạng bệnh thường nghiêm trọng hơn. 

Bệnh viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở nam và nữ giới, nhưng theo thống kê thì tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn nam, khoảng 20 – 40%. Tuy không đe dọa đến tính mạng người bệnh song tình trạng viêm đường tiết niệu lại gây nóng rát khi đi tiểu, đau trực tràng, đau vùng chậu cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác. 

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Tùy vào vị trí ảnh hưởng mà người bệnh có thể gặp những triệu chứng bệnh khác nhau. Nam, nữ giới có thể dựa vào các dấu hiệu viêm đường tiết niệu chung dưới đây để sớm nhận biết bệnh:

  • Đau và có cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu tiện. 

  • Mắc tiểu thường xuyên nhưng mỗi lần đi thì chỉ ra được một ít. 

  • Đau hoặc áp lực ở lưng và vùng bụng dưới. 

  • Nước tiểu đục, sẫm màu, đôi khi lẫn máu hoặc có mùi lạ. 

  • Sốt, cảm thấy mệt mỏi, run rẩy và ớn lạnh trong người.

  • Buồn nôn, ói mửa khi bị viêm đường tiết niệu trên. 

  • Đau trực tràng ở nam giới hoặc đau vùng chậu ở phụ nữ. 

Bệnh viêm đường tiết niệu có thể bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các vấn đề khác về sức khỏe ở người lớn tuổi. Cần đi thăm khám để chẩn đoán chính xác mắc bệnh lý gì, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu phổ biến là gì?

Thông qua niệu đạo, các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào hệ tiết niệu và tấn công lên bàng quang gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Ngoài thủ phạm hàng đầu là loại vi khuẩn E.coli (loại vi khuẩn ký sinh trong đường ruột) thì nguyên nhân viêm đường tiết niệu phổ biến nhất phải kể đến: 

Thường xuyên nhịn tiểu 

Nhịn tiểu là thói quen xấu cần được loại bỏ ngay để hạn chế tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu xảy ra. Theo đó, những người có thói quen nhịn tiểu từ 6 tiếng trở lên thì khả năng bị viêm đường tiết niệu rất cao vì lúc này vi khuẩn đã xâm nhập vào bàng quang và phát triển mạnh ở giữa các khoảng trống. 

Quan hệ tình dục không an toàn

Các nghiên cứu về sức khỏe giới tính đã chỉ ra rằng, việc sử dụng bao cao su bảo vệ khi quan hệ tình dục có tác dụng làm giảm nhiễm trùng hệ tiết niệu khá hiệu quả. Bởi vì, khi quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ, vi khuẩn trên bộ phận sinh dục bạn tình có thể xâm nhập vào đường tiết niệu và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Hơn nữa, việc sử dụng bao cao su khi ân ái còn giúp các cặp đôi ngăn ngừa được các lây nhiễm các bệnh về đường tình dục. 

Các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu phổ biến

Các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu phổ biến

Tiêu chảy, táo bón

Tiêu chảy là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh lý về đường tiêu hóa như: nhiễm trùng dạ dày, viêm đường ruột do vi khuẩn… Các vi khuẩn trong phân lỏng khi thoát ra sẽ tấn công và đường niệu đạo (nhờ trực tràng và niệu đạo nằm ở vị trí gần nhau) gây viêm nhiễm hệ tiết niệu. 

Bên cạnh tiêu chảy thì táo bón cũng là nguyên nhân viêm đường tiết niệu thường gặp. Các triệu chứng táo bón thường khiến cho cơ trực tràng bị căng lên trong quá trình co thắt để đẩy phân ra bên ngoài. Tình trạng táo bón kéo dài sẽ tạo áp lực cho trực tràng, bàng quang và khiến cho những cơ quan này dễ bị viêm, nhiễm trùng. 

Hơn nữa, tình trạng táo bón làm cho bàng quang luôn bị áp lực, các vi khuẩn mắc kẹt lâu ngày tại những khoảng trống sẽ nhanh chóng sinh sôi, phát triển và gây viêm đường tiết niệu. 

Vệ sinh cá nhân sai cách

Vệ sinh không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân viêm đường tiết niệu thường hay gặp ở phụ nữ. Khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện, chị em nữ giới thường có thói quen lau chùi từ phía sau ra trước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ hậu môn (thường là vi khuẩn E.coli) đi vào trong vùng kín và gây nên bệnh. 

Uống không đủ nước 

Mất nước, uống không đủ nước làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Theo đó, nếu cơ thể bị mất nước vì một lý do y tế hoặc uống không đủ nước làm mắc kẹt vi khuẩn và các độc tố bên trong thận, đây là môi trường gây nhiễm trùng hệ tiết niệu khá nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến rất nhiều bệnh lý vô cùng nguy hiểm. 

Mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường do một số rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể do không sản xuất đủ lượng insulin làm cho hàm lượng đường trong máu tăng cao. Lúc này, lượng đường glucose trong máu không được đào thải ra ngoài đúng cách sẽ dẫn đến hiện tượng mắc kẹt trong thận và gây nên tình trạng nhiễm trùng hệ tiết niệu.

Viêm hệ tiết niệu do bị sỏi thận

Sỏi thận là một trong số các nguyên nhân viêm đường tiết niệu âm thầm vì không có dấu hiệu, triệu chứng cụ thể. Các sỏi thận ngăn chặn quá trình đào thải nước tiểu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây viêm nhiễm hệ tiết niệu. 

Xem thêm: Viêm đường tiết niệu mãn tính có chữa được không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả

Việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân viêm đường tiết niệu. Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định được đâu là thủ phạm gây viêm hệ tiết niệu để xây dựng phác đồ chữa trị phù hợp và hiệu quả. 

Nếu virus hoặc nấm được xác định là thủ phạm gây viêm đường tiết niệu thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc chống virus hoặc thuốc chống nấm để khắc phục bệnh, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu. 

Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Căn cứ vào nguyên nhân viêm đường tiết niệu, vị trí bị viêm nhiễm, tổn thương mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh dùng loại thuốc kháng sinh phù hợp. Các thuốc kháng sinh theo đường uống thường cho hiệu quả tốt đối với tình trạng viêm đường tiết niệu dưới. Ngược lại, nếu bị viêm đường tiết niệu trên thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh liều cao theo đường tiêm tĩnh mạch.

Ở một số bệnh nhân, vi khuẩn đã phát triển tinh vi hơn và có khả năng kháng lại thuốc. Trong trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn một loại thuốc kháng sinh khác nhạy cảm hơn với vi khuẩn dựa trên kết quả thực hiện nuôi cấy nước tiểu trong phòng thí nghiệm. 

Bệnh viêm hệ tiết niệu điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh

Bệnh viêm hệ tiết niệu điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh

Nếu người bệnh bị viêm đường tiết niệu mãn tính với tình trạng viêm nhiễm tái phát trên 3 lần mỗi năm, bác sĩ có thể đề xuất một phác đồ điều trị như sau:

✛ Sử dụng thuốc kháng sinh liều thấp trong thời gian dài để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu lặp lại.

✛ Uống một liều thuốc kháng sinh sau khi quan hệ tình dục giúp phòng tránh tình trạng bị nhiễm vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu. 

✛ Uống kháng sinh trong 1 hoặc 2 ngày môi khi xuất hiện triệu chứng bệnh viêm hệ tiết niệu. 

✛ Kết hợp sử dụng bộ xét nghiệm nước tiểu tại nhà khi các triệu chứng bệnh xuất hiện. Kết quả có thể giúp người bệnh xác định xem có cần đến cơ sở y tế thăm khám hay không. 

Biện pháp khắc phục tại nhà

Các biện pháp tại nhà mặc dù không thể giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm đường tiết niệu nhưng có thể hỗ trợ làm tăng hiệu quả của thuốc, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

✔ Uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là nước ép nam việt quất để làm sạch đường tiết niệu, hỗ trợ loại bỏ bớt vi khuẩn và các chất cặn bã ra ngoài thông qua hoạt động đi tiểu. 

✔ Vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ thường xuyên, nên dùng nước sạch rửa từ trước ra phía sau để tránh lây lan vi khuẩn từ hậu môn qua niệu đạo.

✔ Tránh rửa vùng kín bằng xà phòng hay dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính tẩy rửa mạnh. Chúng có thể gây mất cân bằng môi trường vi khuẩn ở niệu đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển mạnh mẽ. 

✔ Vệ sinh sạch vùng kín trước và sau khi quan hệ, đi tiểu ngay khi vừa ân ái xong để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo.

 Giữ cho cơ quan sinh dục luôn được khô ráo bằng cách mặc đồ lót bằng vải cotton và kích thước vừa vặn với cơ thể, không quá chật hoặc bó sát. 

Trên đây là 7 nguyên nhân viêm đường tiết niệu không nên chủ quan, bạn đọc nên nắm rõ để chủ động phòng tránh mắc bệnh hiệu quả, từ đó bảo vệ sức khỏe sức khỏe của bản thân. Nếu còn thắc mắc nào về bệnh viêm đường tiết niệu, vui lòng gọi vào [sodt] hoặc nhắn tin ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Hữu Nghị hỗ trợ tận tình.