Nội dung
Để có thể giúp em bé sinh ra dễ hơn và không phải bị ngạt thở, nhiều bà mẹ trong quá trình sinh bé buộc phải thực hiện rạch tầng sinh môn. Vậy nên ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành? Câu trả lời được các bác sĩ chuyên khoa Phòng Khám Hữu Nghị giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết sau.
Rạch tầng sinh môn trong sinh nở ở các mẹ là gì?
Rạch tầng sinh môn chính là thủ thuật ngoại khoa có sự hỗ trợ từ các trang thiết bị y tế chuyên khoa để rạch một đường nhỏ tại vùng da đáy chậu (vùng giữa hậu môn và âm đạo) nhằm tạo đường rộng và thoải mái hơn để bé chào đời suôn sẻ hơn. Đây chính là khái niệm về rạch tầng sinh môn mà các mẹ cần biết, sau đó các chuyên gia sẽ đi vào giải đáp về vấn đề ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành?
Hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn thường áp dụng phổ biến nhất trong những ca sinh thường. Các mẹ cần biết không phải ai cũng cần thực hiện rạch tầng sinh môn khi sinh. Bởi việc làm này sẽ gây ra vết thương xấu, khó khâu hơn, thậm chí nếu không có cách chăm sóc đúng cách sâu rạch có thể sẽ gây biến chứng chảy máu nặng nề và gây nhiễm trùng nguy hiểm. Vì thế, chỉ với những trường hợp sau đây bác sĩ chuyên khoa mới chỉ định thực hiện rạch tầng sinh môn. Cụ thể:
Bé không được cung cấp oxy đủ (có nguy cơ bị ngạt thở).
Âm đạo của thai phụ khi sinh quá hẹp, không đủ độ rộng để sinh bé.
Nằm ở tư thế sinh khó như ngôi chân hay mông ra trước và khi vai em bé bị mắc lại.
Mất quá nhiều thời gian để rặn, thậm chí rặn quá sức có thể làm tầng sinh môn bị rách.
Kích thước thai nhi quá lớn hoặc bé bị sinh non
Cần rạch tầng sinh môn khi chị em sinh cần đến sự hỗ trợ của các dụng cụ forceps hay máy hút.
Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành?
Trong vòng 1 – 2 tuần đầu sau khi khâu vết thương ở tầng sinh môn, thì cái cảm giác đau đớn xảy ra khiến chị em cảm thấy khó chịu và lo lắng. Nên ngoài việc chăm sóc và giữ vết khâu thật sạch sẽ để tránh nhiễm trùng và mau lành, thì vấn đề nên ăn gì để vết khâu mau lành cũng trở thành yếu tố được mọi chị em quan tâm hàng đầu. Thế nên, sau khi khâu vết rạch chị em cần lưu ý bổ sung thêm những loại thực phẩm dưới đây để giúp vết thương vết mau lành. Cụ thể:
Chất đạm, protein từ các loại thịt
Sau khi bị rạch tầng sinh môn, thì các bà mẹ cần phải bổ sung đầy đủ chất đạm, protein từ một số các loại thịt để hồi phục sức khỏe tốt hơn, cũng như giúp các mô trong cơ thể được phục hồi nhanh chóng hơn. Bởi Protein là dưỡng chất cực kỳ quan trọng và cần thiết cho tiệc tái tạo và giúp lành vết thương. Do đó, trong thực đơn ăn hàng ngày của các mẹ bị rạch tầng sinh môn cần phải bổ sung thêm nhiều các loại thịt sạch, giàu protein như: thịt bò, thịt heo, thịt gà…
Thực phẩm giàu sắt, axit folic, Vitamin B12
Các mẹ đang không biết phải ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành? thì những loại thực phẩm giàu sắt, axit folic, Vitamin B12 là sự lựa chọn tốt nhất cho các mẹ sau khi rạch tầng sinh môn. Những loại thực phẩm giàu sắt, axit folic, Vitamin B12 các mẹ nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày đó là: ngũ cốc, đậu xanh, măng tây, súp lơ, bông cải, rau bina, đậu mầm, cá, phô mai, sữa, pate… Vì:
Các loại thực phẩm giàu axit folic hay sắt sẽ rất tốt cho việc thúc đẩy sự sản sinh và hình thành các tế bào hồng cầu, mô mỡ. Từ đó, giúp cho các vết thương bên trong lẫn bên ngoài vết khuân được lành lặn nhanh chóng. Đồng thời khi các mẹ bổ sung thêm nhiều Vitamin B12 giúp cho quá trình trao đổi chất được thực hiện nhanh hơn, nên cũng hỗ trợ giúp vết thương chóng lành hơn.
Các loại rau xanh lợi sữa
Các loại rau xanh giàu chất xơ, lợi cho sữa cũng là một trong số những loại thực phẩm được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nên ăn để giúp lành vết thương sau khâu tầng sinh môn. Ngoài ra, những loại rau này còn có tác dụng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất và giúp cho việc hấp thụ các loại dưỡng chất khác dễ dàng hơn. Đồng thời, rau xanh còn giúp cho dòng sữa mẹ bổ sung đủ chất cho em bé và được mát hơn. Một số các loại rau nên ăn đó là: rau khoai lang, rau mồng tơi, rong biển, nấm, rau mùi, rau thìa là, giá đỗ, rau đay …
Hoa quả cung cấp vitamin A, C, E
Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành thì không thể thiếu các các loại hoa quả cung cấp nhiều vitamin như: Vitamin C, A, E. Đây chính là hoạt chất cần thiết trong việc hỗ trợ tái tạo Collagen bên trong mô và da. Nên việc bổ sung thêm nhiều vitamin C, A và E sau khi bị rạch tầng sinh môn sẽ giúp cho tầng sinh môn mau lành và kéo da non hơn. Những loại hoa quả các mẹ nên ăn là: Cam quýt, cà chua, dâu tây, xoài, đu đủ, bưởi…
Tinh bột nguyên cám
Tinh bột nguyên cám cũng là một trong những loại thực phẩm tốt cần được bổ sung vào thực đơn ăn hàng ngày để giúp vết thương của chị em mau lành hơn sau khi bị rạch tầng sinh môn. Những loại tinh bột nguyên cám các mẹ nên bổ sung thường là gạo lứt vì nó chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, thêm đó là gạo tẻ,gạo nếp, bột mì, cùng các loại hạt ngũ cốc…
Bởi những loại tinh bột nguyên cám này sẽ giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và vitamin cần thiết để việc tái tạo tế bào mô mới và giúp cho vết thương được lành một cách nhanh chóng.
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm cũng là một trong những vi chất không thể thiếu trong việc hình thành một tế bào mô mới. Đồng thời, kẽm còn giúp cho cơ thể tổng hợp được protein và một các loại chất béo, collagen khác để kích thích chữa lành các vết thương bên trong cơ thể. Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp các mẹ tránh được tình trạng bị nhiễm trùng… Những loại thực phẩm giàu kẽm cần bổ sung sau sau sinh bị rạch tầng sinh môn đó là: ngũ cốc, hải sản, thịt gà, các loại thịt màu đỏ, bánh mì …
[Hướng dẫn] Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh đúng cách
Bên cạnh, việc tìm hiểu về vấn đề ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành, thì các mẹ cần phải biết được đâu là cách chăm sóc vết thương tốt nhất, để tránh được tình trạng nhiễm trùng và gây biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
Đầu tiên, sau khi sinh nói chung và có thực hiện rạch tầng sinh môn thì các mẹ cần phải có những hoạt động nhẹ nhàng, hạn chế đi lại nhiều và không mang vác nặng.
Nên kiêng quan hệ tình dục từ 1 đến 2 tháng sau khi sinh. Điều này giúp cho các vết thương khâu tầng sinh môn đều lành hẳn.
Luôn luôn vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách, sạch sẽ, khoa học với những loại dung dịch có tính chất dịu nhẹ.
Các mẹ nên mắc những loại quần áo rộng thoải mái, chất liệu có tính thấm hút mồ hôi tốt.
Hạn chế hoặc tránh dùng những loại thực phẩm gây hại như thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm có tính nóng. Đặc biệt, cũng cần tránh dùng những loại thức uống chứa cồn và chất kích thích như: Bia, rượu, cà phê, thuốc lá…
Khi chị em nằm cũng cần phải nhẹ nhàng và đúng tư thế, không nên nằm một cách gò ép, căng cứng. Vì tư thế nằm cũng có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm đau.
Khi muốn dùng thuốc giảm đau, các mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng, nhằm tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Nếu sau khi khâu vết thương tầng sinh môn, khi về nhà chị em nhận thấy có dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng quay lại đơn vị y tế chuyên khoa ngay để được thăm khám và có cách điều trị phù hợp.
Như vậy mong rằng, qua những thông tin giải đáp về thắc mắc ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành của các chuyên gia Phòng Khám Hữu Nghị tại Đà Nẵng đã giúp các mẹ biết bản thân nên ăn gì, bổ sung thêm gì sau khi bị rạch tầng sinh môn. Nếu các mẹ còn điều gì chưa rõ và cần được hỗ trợ tư vấn thêm hãy gọi đến [sodt] hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp cụ thể hơn và hoàn toàn miễn phí.