Nội dung
Rau răm mọc rất nhiều trong tự nhiên nhưng liệu mọi người có biết ăn rau răm có tác dụng gì? Bên cạnh đó, một số nghi vấn được đặt ra bà bầu ăn rau răm có sao không? hoặc bà bầu có được ăn rau răm không? Nếu bạn đang có thắc mắc tương tự hãy theo dõi bài viết dưới để biết thêm chi tiết.
Cùng điểm qua một số thông tin về rau răm
Rau răm hay tên gọi khác là thủy liễu có mùi thơm đặc biệt, vị cay tính ấm, có tinh dầu, và loại rau này là 1 gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn.
Trước khi tìm hiểu bà bầu ăn rau răm có sao không? hãy cùng chúng tôi điểm qua một số thông tin sau
Đặc điểm và tính dược của rau răm
Rau răm thuộc nhóm thảo mộc có thân mọc bò ở gốc và rễ mọc ra từ các đốt, phần thân mọc cao lên khoảng từ 30 đến 40 cm. Cả cây đều có mùi thơm đặc trưng với lá nhọn ở chóp lá và bề mặt có nhiều đường gân chạy song song nhau.
Loại thực vật này là cây lưu niên sinh trưởng tốt trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở điều kiện nóng ẩm, nhưng không sống được nếu nhiệt độ trên 32 độ C hay quá nhiều nước.
Ở Việt Nam thì rau răm được trồng làm rau thơm hoặc có khi mọc tự nhiên, vì chúng ưa sáng và chịu được đất thoát nước tốt. Trong Đông Y, rau răm là vị thuốc có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, và hoạt huyết tiêu độc.
Rau răm dùng cả lá và cây, dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị thuốc khác thành bài, có thể dùng tươi hoặc phơi khô rồi giã sống vắt lấy nước uống và bã đắp, còn dạng khô thì dùng sắc uống như thuốc.
Khi bạn ăn rau răm có tác dụng gì?
Theo các bác sĩ cho biết rau răm cải thiện tốt thị lực, chữa chứng lạnh bụng; nâng cao hoạt động của gân cốt; trị tình trạng chuột rút, đầy hơi và đau bụng.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C dồi dào trong loại rau này dùng bào chế thuốc lợi tiểu, chống say xe, chữa trị các vấn đề về da và chữa lành vết thương do rắn cắn; còn đặc tính cay nhẹ với tính ấm có khả năng hỗ trợ tiêu hóa tốt nên thường được chế biến với các món ăn có hàm lượng protein cao. Song song đó, bạn còn nhận được nhiều lợi ích khi sử dụng rau răm đúng cách, cụ thể:
➧ Giúp trị cảm cúm: Trường hợp bị cảm cúm thông thường có thể lấy 1 nắm rau răm cùng với gừng thái 3 lát mỏng, sau đó đem đi xay nhuyễn rồi vắt lấy nước uống. Bởi tính đặc trưng của 2 nguyên liệu này đều có tính ấm, nên khi bạn uống hỗn hợp đó sẽ có tác dụng giải cảm và giảm dấu hiệu nghẹt mũi.
➧ Trị chứng đầy hơn và cải thiện tiêu hóa: Tính ấm và khả năng kích thích tiêu hóa của rau răm giúp ngăn ngừa tình trạng bị chướng bụng. Thế nên, khi bạn gặp tình trạng này hãy lấy một nắm rau răm đem xay nhỏ sau đó vắt lấy nước uống, và có thể sử dụng phần bã còn lại thoa đều xung quanh vùng rốn.
➧ Trị chứng lạnh bụng, tiêu chảy: Vẫn là tính ấm và cay nhẹ của rau răm giúp chữa chứng lạnh bụng hoặc tiêu chảy thường xảy ra ở người có tính hàn.
Người bệnh hãy sử dụng 1 nắm rau răm đã phơi khô kết hợp với một số loại vị thuốc khác như kinh giới, quế, gừng nướng, bạch truật, lương khương; rồi bạn hãy đem tất cả nguyên liệu này sắc lấy thuốc uống. Bạn nhớ chia ra uống thành 2 lần/ngày sẽ đạt kết quả như mong muốn.
➧ Trị say nắng bằng rau răm: Mùa hè khi nhiệt độ tăng quá cao rất dễ say nắng khi lao động ngoài trời. Khi bạn bị say nắng có thể lấy rau răm tươi giã nhỏ và vắt lấy nước đun sôi rồi để nguội mới uống. Cách này giúp giảm triệu chứng chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy thường thấy ở người bị say nắng.
➧ Kích thích sự thèm ăn: Bạn hãy dùng cả thân cây rau răm đem sắc lên lấy nước uống sau mỗi bữa ăn giúp cải thiện tình trạng kém ăn. Các hoạt chất có sẵn trong rau răm sẽ tăng khả năng kích thích hệ tiêu hóa, từ đó khiến cho người kém ăn có cảm giác thèm ăn hơn.
Nam và nữ ăn rau răm có tác dụng gì?
Bên trên là các tác dụng chung của rau răm nếu riêng nam và nữ thì sau khi dùng rau răm còn nhận lấy một số lợi ích bất ngờ như:
√ Với nam giới: Nhiều nghiên cứu chỉ ra, rau răm mang lại một số lợi ích sức khỏe cho nam giới, đặc biệt là công dụng hỗ trợ sức khỏe sinh lý. Ngoài ra, rau răm còn cải thiện hiệu quả trong việc chữa chứng di mộng tinh, xuất tinh sớm và tăng cường khả năng sinh lý.
Hơn nữa, khi ăn rau răm kèm với trứng vịt lộn, con hàu, lẩu cá, thịt dê sẽ trở thành món ăn bồi bổ cần thiết cho nam giới. Tuy nhiên, nam giới cũng đừng làm dụng rau răm vì dễ gây phát sinh nhiệt trong cơ thể, giảm đi tinh khí, thương tổn tủy, suy giảm mạnh khả năng “yêu”.
√ Với nữ giới: Đối với phái đẹp khi dùng rau răm sẽ tăng hiệu quả trong việc làm đẹp nhờ những đặc tính có sẵn trong loại rau này.
Khi chị em phụ nữ bị nổi mụn nhọt nhiều chỉ cần thực hiện theo bài thuốc sau đây sẽ làm giảm và mang lại hiệu quả điều trị cao, cụ thể: bạn lấy 1 nắm rau răm giã nát ra rồi hòa thêm vào một chút muối, tiếp theo đắp phần bã này lên vùng bị mụn nhọt rồi dùng băng gạc cố định lại chỗ đắp.
Chị em áp dụng cách này 1 lần mỗi ngày sẽ giúp triệt tiêu độc, chống viêm và ngăn ngừa hiện tượng nổi mụn nhọt.
Bên cạnh đó, rau răm còn được dùng vào biện pháp trị nước ăn chân, lúc này cần giã nát 1 ít rau răm và lấy phần bã đắp vào chỗ da bị nhiễm khuẩn, dùng 2 lần/1 ngày và dùng liên tục trong 1 tuần, khi áp dụng cần tránh nước.
Với những lợi ích dành cho chị em trên liệu bà bầu ăn rau răm có sao không?
[GIẢI ĐÁP] Liệu rằng bà bầu ăn rau răm có sao không?
Chúng tôi đã nhận về rất nhiều câu hỏi “bà bầu có được ăn rau răm không?” thì theo chuyên gia cho biết là chị em không nên ăn. Trên thực tế đã có rất nhiều tài liệu cho thấy phụ nữ mang thai không nên ăn rau răm, đặc biệt là rau răm thân tím.
Hơn nữa, trong quá trình mang thai của chị em phụ nữ có nhiều giai đoạn, trong đó 03 tháng đầu tiên là giai đoạn cực kỳ quan trọng, vì khi đó thai nhi chưa phát triển ổn định nên thai phụ phải tránh một số thực phẩm nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản của chị em.
Đặc biệt, khoảng thời gian này thai phụ không được ăn rau răm vì các chất có trong loại rau này có thể kích thích thành tử cung, khiến tử cung co bóp mạnh làm tăng khả năng bị sảy thai cực cao.
Ngoài ra, khi mang thai mà ăn rau răm rất dễ mất máu do tính nóng vốn có, thậm chí gây nên tình trạng băng huyết dẫn đến thiếu máu trầm trọng.
Chị em cần phải cẩn trong việc ăn uống đặc biệt là việc ăn nhiều rau răm sẽ khiến cho thai nhi chết lưu gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này; hoặc thai vẫn phát triển được nhưng có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh về sau.
Ngoài lo lắng “bà bầu ăn rau răm có sao không?” chị em phụ nữ cũng cần lưu ý thực phẩm nạp vào hằng ngày để tránh sự việc ngoài ý muốn.
Hy vọng bài viết trên giúp giải đáp được nghi vấn bà bầu ăn rau răm có sao không? Nếu bạn muốn biết chi tiết có thể liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị.