Tình trạng ngứa khi mang thai không hiếm gặp mà còn kéo theo hàng loạt vấn đề như chị em bị ngứa khi mang thai 3 tháng đầu và bị ngứa khi mang thai tháng cuối có sao không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết “Bà bầu bị ngứa khi mang thai: dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe”.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu tình trạng bị ngứa khi mang thai

Ngứa đơn giản là một hiện tượng ngoài da khiến cho người bệnh muốn dùng tay gãi liên tục để giảm đi cảm giác khó chịu. Đặc biệt, bà bầu gặp tình trạng ngứa khi mang thai kèm theo triệu chứng nổi mẩn, phát ban, da khô và bong tróc, thường xảy ra ở các thời điểm sau đây:

Thai phụ bị ngứa khi mang thai 3 tháng đầu

Chị em thai phụ bị ngứa khi mang thai 3 tháng đầu ở vùng bụng và tay chân có thể do thay đổi hormone kích thích tuyến bã nhờn tiết nhiều gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.

Nhìn chung, đây không phải là một dạng bệnh lý nên chị em không cần lo lắng, vì cảm giác ngứa ngáy này có thể biến mất mà không cần điều trị.

Tìm hiểu tình trạng bị ngứa khi mang thai

Bên cạnh đó, khi hormone trong cơ thể thay đổi ở những tháng đầu thai kỳ khiến làn da của bà bầu có thể trở nên nhạy cảm hơn, nên việc bị dị ứng chất tẩy rửa hoặc vải quần áo cũng có thể xảy ra.

Bà bầu bị ngứa khi mang thai tháng cuối

Bên cạnh nguyên nhân nội tiết tố, vùng bụng bị ngứa khi mang thai tháng cuối do sự căng giãn của da khi thai nhi phát triển. Bởi vì, kích thích thai nhi càng lớn càng khiến da bụng phải giãn ra, nên ngoài hiện tượng rạn da thì mẹ bầu còn cảm thấy cơn ngứa rát khó chịu.

Song song với ngứa bụng thì chị em còn bị ngứa tay chân hoặc xung quanh nhũ hoa hoặc bầu ngực. Hầu như các vị trí ngứa này đều do sự thay đổi hormone và sự căng giãn đàn hồi quá mức của da trong những tháng cuối thai kỳ.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Liệu tình trạng bị ngứa khi mang thai có sao không?

Ngứa khi mang thai 3 tháng đầu và tháng cuối ở vùng bụng, ngực, nhũ hoa, tay chân,v..v. đa phần là tình trạng rất bình thường, nhưng vẫn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

✤ Bị chứng ứ mật trong gan: Túi mật bị ảnh hưởng do hormone làm chậm hoặc ngăn dòng chảy của mật. Trường hợp bị ứ mật trong gan khiến gan không thể đào thải hết axit dẫn đến tràn vào máu. Đặc biệt, các bà bầu có tiền sử mắc bệnh gan sẽ có nguy cơ mắc chứng ứ mật gan cao hơn trong thai kỳ.

 Mắc bệnh mề đay: Sẩn mề đay nổi thành từng mảng lớn trên da khiến chị em càng gãi càng ngứa. Đây là căn bệnh thường gặp ở chị em mới mang thai lần đầu, thai đôi hoặc đa thai. Hơn nữa, mề đay không xuất hiện trên vùng mặt mà chỉ gây ngứa vùng bụng, tay chân, phần đùi,v..v.

✤ Do viêm nang lông: Bệnh này gây ngứa ngáy khi mang thai ở những tháng cuối của thai kỳ, do lỗ chân lông nổi sần và lông mọc ngược vào trong gây ra viêm và ngứa.

✤ Do viêm da bọng nước: Ban đầu chỉ xuất hiện các mảng mề đay, mụn bọng nước quanh rốn và đùi. Sau đó, các bọng mụn nước này lan sang vùng bụng, lưng, tay chân,v..v. Thông thường thì căn bệnh này thường xảy ra ở những tháng giữa thai kỳ.

Liệu tình trạng bị ngứa khi mang thai có sao không?

 ➦ Đứng trước nhiều bệnh lý nguy hiểm, một nghi vấn được đặt ra liệu bà bầu gặp tình trạng ngứa khi mang thai khi nào cần gặp bác sĩ? Theo chuyên gia sản phụ khoa thì khi chị em thấy ngứa ngáy kèm theo hàng loạt triệu chứng sau hãy thăm khám sớm, cụ thể: 

▪ Cảm giác ngứa ngáy toàn thân, da chuyển màu vàng và bị rối loạn tiêu hóa.

▪ Bị ngứa, nổi ban đỏ khắp người, phát sốt có thể do mắc bệnh nhiễm trùng như sốt phát ban, bệnh sởi,v..v.

▪ Ngứa ngáy kèm các tổn thương ngoài da gồm nổi mụn nước, bong tróc da, da khô ráp,v..v.

▪ Chị em bị ngứa quanh hậu môn – vùng kín, ra nhiều khí hư có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm vùng kín hoặc bệnh lây qua đường tình dục. Lúc này, chị em cần nhanh chóng đến trung tâm chuyên khoa để được hướng dẫn cách điều trị chuẩn xác. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Mẹo giúp thai phụ giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khi mang thai

Nếu nguyên nhân gây ngứa do mắc chứng ứ mật thai kỳ, chị em sẽ phải để bác sĩ theo dõi chặt chẽ cho đến khi em bé chào đời. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể cho chị em uống các loại thuốc để giảm ngứa hoặc dùng kem bôi dưỡng da an toàn.

Do tình trạng ứ mật trong gan còn có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin K, nên bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung thêm vitamin K nếu cần.Trường hợp bị ngứa do khô và rạn da thì chị em có thể thử một số biện pháp đơn giản sau để giảm ngứa ngáy khó chịu như:

◉ Không nên cào, gãi khi bị ngứa ngáy: Một trong những sai lầm mà đa số mẹ bầu hay mắc phải chính là hành động cào gãi mạnh. Bởi trên thực tế càng gãi thì càng ngứa và càng làm cho vùng da sẩn ngứa lan rộng lâu dần để lại sẹo.

Thế nên, chị em thay vì gãi hãy dùng 1 chiếc khăn ấm hoặc khăn mát chườm vào vùng da bị ngứa để cảm thấy dễ chịu hơn. 

Ngoài ra, chị em nên chọn những bộ quần áo rộng làm từ các loại vải tự nhiên như cotton để tránh tình trạng quần áo cọ xát vào da gây kích ứng khiến cơ thể ngứa ngáy khó chịu.

Chị em có thể dùng thêm các loại gel hoặc tinh dầu được chiết xuất từ các thành phần trong tự nhiên như dầu dừa, hạnh nhân, hướng dương để giữ ẩm và chống rạn da.

◉ Duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Chị em thai phụ muốn tránh gặp phải tình trạng ngứa ngáy khó chịu thường xuyên, cần uống đủ nước mỗi ngày và ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D có trong cá, gan, trứng, các loại rau củ quả, các chế phẩm từ sữa, dầu ô liu,v..v.

Mẹo giúp thai phụ giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khi mang thai

Song song đó, chị em cần tránh ăn đồ cay nóng, thức ăn gây dị ứng, thức ăn anh, ớt,v..v.

◉ Nên thường xuyên tập thể dục: Chị em thai phụ nên duy trì thói quen tập thể dục điều độ mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng bao gồm đi bộ, tập yoga, thiền,…

Các hoạt động này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch, mà còn giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nếu chị em chọn những bài tập ngoài trời đừng quên bôi kem chống nắng để ngăn ngừa vết thâm trên da.

◉ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể và tiếp xúc đầu tiên với môi trường bên ngoài, nên đây là nơi lý tưởng để các loại vi khuẩn cư ngụ và tấn công gây bệnh. Tương tự các bộ phận trên cơ thể thì da cũng có khả năng đề kháng tự nhiên để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.

Tuy nhiên, khi đề kháng da bị suy yếu sẽ trở nên nhạy cảm dễ bị tổn thương gây ngứa ngáy trước kích thích của các tác nhân gây hại từ bên ngoài và trong cơ thể.

Thế nên, cách đơn giản để giảm nguy cơ bị ngứa trong thời gian mang thai là tìm cách tăng cường đề kháng cho da, bằng cách thường xuyên vệ sinh cơ thể với sản phẩm chăm sóc da thích hợp và không có mùi hương quá mạnh tránh gây kích ứng da. Việc tăng cường vệ sinh cơ còn giúp bảo vệ hiệu quả khỏi vi khuẩn gây bệnh giữ thai kỳ luôn khỏe mạnh.

clickBác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị hy vọng thông tin vừa cung cấp sẽ giúp thai phụ hiểu về tình trạng ngứa khi mang thai để kịp thời hỗ trợ xử lý kịp thời và đúng cách.