Nội dung
Bệnh trĩ hầu như xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc biệt chiếm tỷ lệ rất cao và gây nhiều khó chịu cho bà bầu. Do đó, quanh căn bệnh này chúng tôi nhận về nhiều thắc mắc trong đó phải đề cập đến bà bầu bị trĩ có sinh thường được không? Để biết chính xác đáp, bạn đọc hãy dành chút thời gian để theo dõi bài viết sau.
Tổng quan về căn bệnh trĩ cần lưu ý
Trĩ nằm trong nhóm bệnh hậu môn trực tràng khá phổ biến, do tình trạng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh của hậu môn trực tràng. Bởi vì, thông thường các mô này sẽ giúp kiểm soát sự tống phân ra ngoài, nên khi mô này bị viêm và sưng phồng lên thì được gọi là trĩ.Bệnh tuy không gây tử vong nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống, và thường gặp ở những trường hợp thường xuyên tăng áp lực ổ bụng như bà bầu, bệnh nhân bị táo bón, bệnh nhân ngồi lâu,… Hơn thế, chị em khi mang thai thì kích thích tố sinh dục nữ progesterone tăng làm giãn các cơ ruột, sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của nhu động ruột khiến bà bầu dễ bị táo bón lâu dần chuyển sang trĩ.
Thậm chí, thai phát triển to sẽ gây tăng áp lực trong ổ bụng gây chèn ép lên các mạch máu ở vùng sàn chậu khiến máu khó lưu thông gây sưng lên khó tránh bệnh trĩ. Một số chị em phụ nữ lúc sinh con bị rạch tầng sinh môn, khi khâu sản phụ có thể bị khâu chít một số mạch máu ở hậu môn do đó một thời gian sau rất dễ bị trĩ. Đặc biệt, lần sinh thường đầu tiên bắt buộc phải rặn mạnh để lấy hết sức lực đẩy thai ra ngoài khiến trĩ nặng thêm. Ngoài ra, khi các cơ vòng chưa kịp hồi phục mà mẹ lại mang thai lần 2 sẽ khiến tình trạng giãn cơ nặng gây trĩ nặng.
[GIẢI ĐÁP] Liệu rằng bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Tổng quát thì chị em phụ nữ mang thai bị bệnh trĩ hoàn toàn có thể sinh thường được, nhưng trường hợp trĩ sưng quá to, gây đau đớn, không thể đại tiện được cần can thiệp phẫu thuật gắp. Thế nhưng, chị em cần đợi ít nhất 6 tuần sau khi sinh mới có thể tiến hành cắt trĩ để các mô cơ ở hậu môn trở lại bình thường. Vào lúc này, bác sĩ sẽ giúp đánh giá mức độ trĩ từ đó chọn phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp. Khi muốn xử trí búi trĩ trước khi sinh hoặc ngay khi sinh thì bác sĩ phải cân nhắc những lợi ích và nguy cơ cụ thể như:
Trĩ ngoại gây tắc mạch
Trường hợp này cần tiến hành phẫu thuật khẩn cấp, nhưng bệnh nhân đang mang thai chỉ nên thực hiện vô cảm bằng biện pháp gây tê tại chỗ – biện pháp này có thể xử lý tốt trĩ tắc mạch và không làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Bởi vì, khi thực hiện gây tê tủy sống dễ gây nên ảnh hưởng xấu đối với thai nhi và dễ gây sảy thai hoặc sinh non. Do đó, trước khi thực hiện các bác sĩ cần hội chẩn và đưa ra biện pháp tối ưu.
Chảy máu khi trĩ đã ở độ IV
Trong trường hợp cụ thể thì bác sĩ sẽ dùng các biện pháp xử trí tạm thời như: dùng các loại thuốc co mạch, tăng sức bền thành mạch; thuốc giảm đau và cầm máu; hướng dẫn ngâm nước ấm hoặc ngâm nước bồ kết, v..v Những điều này giúp co búi trĩ và cầm máu để đến sau sinh mới xử lý búi trĩ.
Những lời khuyên dành cho mẹ bầu không may mắc trĩ
Thời kỳ mang thai đúng là giai đoạn hết sức nhạy cảm nên bất kỳ tác động nào nên ngoài câu hỏi “bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?” Chính vì vậy, mọi người cũng cần áp dụng một số mẹo sau đẩy để khắc phục trĩ hiệu quả bao gồm:
✦Chườm đá lạnh để giảm đau: Chị em có thể lấy một miếng sạch có chất liệu mềm mại và đặt vài viên đá vào đó rồi nhẹ nhàng áp lên khu vực bị ảnh hưởng, hành động này giúp giảm ngứa, đau và viêm. Bà bầu bị trĩ có thể áp dụng hai đến ba lần một ngày để nhanh chóng cắt đứt cơn đau khó chịu.
✦Vận động – tập thể dục thường xuyên: Đây là một biện pháp tốt để bảo vệ sức khỏe và giảm tối đa bệnh trĩ cho bà bầu. Vì vậy, chị em có thể áp dụng một số bài tập như đi bộ, tập yoga, bơi lội hay bài tập kegel sẽ giúp cải thiện lưu thông máu ở khu vực hậu môn trực tràng, kích thích nhu động ruột và giảm táo bón. Từ đó, chị em mang thai có thể cải thiện tối triệu chứng của bệnh trĩ. Thế nhưng, phụ nữ khi mang thai chỉ nên vận động nhẹ nhàng và lưu ý không tập quá sức, dễ gây tác dụng phụ thậm chí đe dọa sinh non và sảy thai.
✦Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm: Khi đắm chìm trong làn nước ấm sẽ giúp giảm đau, rát và xoa dịu tâm lý căng thẳng cho chị em thai phụ khi bị trĩ, nên ngâm mình trong bồn chứa nước ấm 10 đến 15 phút hoặc tắm dưới vòi hoa sen hai lần một ngày.
Chị em áp dụng mẹo này hàng ngày giúp khu vực hậu môn được sạch sẽ và giảm bớt cảm giác khó chịu, sau khi tắm xong nhớ lau khô người bằng khăn mềm, không mặc quần khi hậu môn ước tạo kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển gây ngứa ngáy hơn.
✦Chú ý chế độ dinh dưỡng: Chị em nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày duy trì lượng thức ăn ở mỗi bữa và không tăng khối lượng thức ăn đột ngột để tránh tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Bạn cần hạn chế chất béo động vật thay vào đó là các chất béo lành mạnh như dầu đậu nành – bơ – hạnh nhân, dầu ô liu, cá thu,…. Ngoài ra cần cân bằng việc sử dụng nhóm chất đạm với nhóm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ…
Nếu bạn muốn biết thông tin chi tiết có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được tư vấn kỹ càng hơn, từ đó mới tiến hành làm phẫu thuật.
Bên trên là những thông tin giải đáp nghi vấn bà bầu bị trĩ có sinh thường được không? Nếu bạn đọc vẫn còn thắc mắc hãy gọi vào số [sodt] hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp cụ thể hơn.