Trong thời gian mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề khó chịu cho mẹ bầu, một trong số đó là bệnh trĩ ngoại. Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng bệnh trĩ ngoại khi mang thai. Nếu không khắc phục kịp thời, bệnh trĩ ngoại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai phụ. Vậy bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Vì sao bà bầu dễ bị trĩ ngoại?

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng thường gặp ở chị em mang thai, nhưng không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân do đâu. Vì vậy, trước khi giải đáp thắc mắc bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao thì hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân bị trĩ ngoại ở bà bầu nhé.

Bệnh trĩ chính là tình trạng tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn bị căng dãn và bị sa xuống, gây ra triệu chứng viêm và sưng tấy. Bệnh trĩ được chia làm 2 loại chính là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Trong đó, trĩ ngoại được hình thành khi các khoang tĩnh mạch trĩ ngoài rìa hậu môn phồng to, búi trĩ nằm bên ngoài bao xung quanh hậu môn, phía dưới đường lược.

Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh trĩ ngoại

Phụ nữ mang thai thường bị bệnh trĩ ngoại trong suốt thời gian mang thai và sau khi mang thai, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ và tháng đầu tiên sau khi đã sinh con. Nguyên nhân bị trĩ ngoại ở bà bầu thường là do:

– Thai phụ bị mắc chứng táo bón khi mang thai.

– Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường ít vận động gây nên tình trạng kém lưu thông khí huyết, từ đó gia tăng nguy cơ sa giãn búi mạch trĩ.

– Trọng lượng từ thai nhi ngày càng lớn gây áp lực lên các tĩnh mạch trĩ.

– Quá trình rặn đẻ khi sinh thường làm cho các tĩnh mạch, mao mạch bị tác động một lực mạnh, khiến cho bệnh trĩ ngoại phát triển nặng hơn.

– Lượng máu lưu thông trong cơ thể thai phụ tăng do giãn nở tĩnh mạch khi mang thai cũng kéo theo tình trạng giãn nở tĩnh mạch ở hậu môn.

Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị trĩ ngoại là gì?

Khi bà bầu bị trĩ ngoại thường sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình sau đây:

icon tick Đi đại tiện thấy ra máu. Máu chỉ dính một vệt nhỏ vào giấy vệ sinh hoặc có thể nhỏ thành giọt.

icon tick Búi trĩ ngoại sưng to sẽ gây ra cảm giác nặng và căng tức ở vùng hậu môn.

icon tick Đau và nóng rát vùng hậu môn mỗi khi mẹ bầu đi ngoài.

icon tick Xuất hiện búi trĩ ngoại có hình dáng giống như cục thịt thừa ở ngay các nếp gấp ở cửa hậu môn. Búi trĩ có thể tự thụt lên sau khi bà bầu đi đại tiện hoặc phải dùng tay đẩy lên.

icon tick​​​​​​​ Khu vực hậu môn của bà bầu bị ngứa ngáy và ẩm ướt do chất dịch tiết ra nhiều từ búi trĩ.

icon tick​​​​​​​ Trường hợp nặng, búi trĩ sa xuống và nằm thường trực bên ngoài ống hậu môn, gây cho thai phụ cảm giác khó chịu, đau đớn và bất tiện cho sinh hoạt.

Bị trĩ ngoại ở bà bầu có nguy hiểm không?

Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu bên cạnh vấn đề bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao.

Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm, bà bầu bị trĩ ngoại nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe như:

Bệnh trĩ ngoại khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu​​​​​​​

Đi đại tiện khó khăn, đau rát hậu môn, chảy máu hậu môn. Việc chảy máu hậu môn kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu. Trong trường hợp thiếu máu nặng có thể dẫn đến tình trạng da xanh xao hoặc vàng, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, mệt mỏi khi ngồi xuống đứng lên.

Bà bầu bị trĩ ngoại để lâu mà không chữa trị có thể gây tắc mạch do có cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch, làm nghẹt các cơ vòng của hậu môn, máu không thể bơm và lưu thông được, từ đó gây đau rát cho bà bầu.

Búi trĩ sa ra ngoài thường trực có thể gây nghẹt một phần hay toàn bộ hậu môn. Tình trạng sa nghẹt gây đau đớn cho bà bầu và nếu không có cách làm co búi trĩ cho bà bầu kịp thời sẽ gây lở loét, viêm nhiễm, thậm chí là hoại tử.

Tổn thương do bệnh trĩ ngoại còn dễ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm ống hậu môn khiến bà bầu cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát.

Gây ra tình trạng nứt rách hậu môn khiến các bà bầu vô cùng đau đớn khi đi tiểu, đại tiện.

​​​​​​​Bệnh trĩ ngoại sẽ khiến cho thai phụ gặp nhiều đau đớn và khó khăn trong việc sinh con và sau khi sinh.

Vì những ảnh hưởng cho nói trên, các chuyên gia khuyên các mẹ bầu không được quá chủ quan với bệnh trĩ ngoại. Khi có dấu hiệu của bệnh thì hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách khắc phục hiệu quả cũng như chỉ định thuốc trị trĩ cho bà bầu phù hợp.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giải đáp: Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao?

Về thắc mắc bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao hay bà bầu bị sa búi trĩ phải làm sao thì các chuyên gia cho biết: Thời kỳ mang thai là giai đoạn hết sức nhạy cảm vì có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Do đó mà có rất nhiều chị em lo lắng không biết bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao để loại bỏ căn bệnh này một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn cho con của mình.

Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao?

Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng bị trĩ ngoại ở bà bầu hiệu quả, an toàn mà các chị em nên tham khảo:

Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm

Nước ấm có tác dụng giúp làm giảm cảm giác đau rát và xoa dịu tâm lý căng thẳng. Các mẹ bầu có thể ngâm mình trong bồn nước ấm khoảng 15 – 20 phút hoặc tắm dưới vòi hoa sen nước ấm 2 lần/ ngày.

Cách này sẽ giúp khu vực hậu môn được sạch sẽ và giảm bớt cảm giác khó chịu. Sau khi tắm xong, hãy lau khô người bằng khăn mềm. Không nên mặc đồ khi hậu môn vẫn còn ẩm ướt vì đây là điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển gây ra tình trạng ngứa ngáy.

Chườm đá lạnh

Các mẹ bầu bị bệnh trĩ ngoại cũng có thể sử dụng túi nước đá để chườm vào vùng bị trĩ hai đến ba lần một ngày. Cách làm này có thể giúp bà bầu giảm triệu chứng ngứa, đau, khó chịu và viêm.

Vận động, tập thể dục thường xuyên

Bà bầu bị trĩ ngoại nên tập một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội để giúp cải thiện lưu thông máu ở khu vực hậu môn trực tràng, đồng thời kích thích nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón. Qua đó, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại.

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Đây là cách làm co búi trĩ cho bà bầu tự nhiên bằng các loại thảo dược có sẵn trong thiên nhiên như rau diếp cá, lá bỏng, lá thiên lý, lá ngải cứu… Các mẹ bầu có thể giã nát chúng đắp vào vùng hậu môn nơi bị trĩ, nấu nước xông hậu môn hoặc dùng nước ép của một số loại lá kể trên để uống.

Nếu đã áp dụng những cách trên mà các tình trạng bệnh trĩ ngoại không thuyên giảm hoặc bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe thì chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có cách điều trị hiệu quả hơn, tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh con sau này.

Phòng khám đa khoa Hữu Nghị hiện đang là địa chỉ uy tín trong lĩnh vực khám chữa các bệnh hậu môn trực tràng, trong đó có bệnh trĩ. Không chỉ quy tụ nhiều bác sĩ giỏi cùng hệ thống máy móc hiện đại, phương pháp tiên tiến mà phòng khám Hữu Nghị còn có dịch vụ y tế tốt, chi phí công khai hợp lý, đảm bảo mang đến sự hài lòng cho người bệnh cả về hiệu quả điều trị bệnh lẫn chất lượng dịch vụ.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao, hi vọng sẽ hữu ích đối với chị em. Nếu còn điều gì thắc mắc, xin hãy gọi đến [sodt] hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn miễn phí.