Bác sĩ giải đáp: Uống thuốc gì để kinh nguyệt đều đặn?

Xếp hạng: 0 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

Kinh nguyệt không đều là một hiện tượng khá phổ biến ở phái nữ nên nhận được rất nhiều quan tâm về việc điều trị, trong đó phải kể đến vấn đề uống thuốc gì để kinh nguyệt đều đặn? Để hỗ trợ chị em tối ưu, chúng tôi sẽ dành ra bài viết dưới để bác sĩ giải đáp: Uống thuốc gì để kinh nguyệt đều đặn?

Tư vấn trực tuyến

Thế nào là tình trạng kinh nguyệt không đều ở phái giới?

Tuy kinh nguyệt không đều khá phổ biến nhưng thực tế lại ít chị em hiểu rõ hoàn toàn, nên trước khi đến với phần giải đáp uống thuốc gì để kinh nguyệt đều đặn? Chị em hãy cùng chúng tôi điểm qua một số thông tin cần biết về hiện tượng kinh nguyệt bất thường này.

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài khoảng 28 đến 32 ngày với số ngày hành kinh từ 3 - 7 ngày và lượng máu mất đi chỉ từ 40 - 80ml. Nếu chu kỳ kinh không theo thời điểm cố định vừa nêu trên - đó chính là tình trạng kinh nguyệt không đều. 

Điểm qua các dạng kinh nguyệt không đều thường gặp

Tình trạng kinh nguyệt không đều rất đa dạng trong đó phải kể đến các hình thức phổ biến sau đây:

+Kinh nguyệt ra sớm: Máu kinh ra sớm hơn chu kỳ bình thường từ 7 ngày trở lên hoặc có kinh 2 lần trong 1 tháng.

Điểm qua các dạng kinh nguyệt không đều thường gặp

+Lượng máu kinh ra ít: Lượng máu kinh mất đi trong mỗi chu kỳ kinh ít hơn 40ml.

+Lượng máu kinh ra nhiều: Lượng máu kinh mất đi trong mỗi chu kỳ kinh vượt quá 80ml.

+Chậm kinh: Kinh nguyệt đến chậm hơn so với bình thường, có thể chậm hơn 7 ngày so với với các kỳ trước hoặc trễ đến cả 1 - 2 tháng mới có kinh.

+Rong kinh: Thời gian hành kinh trên 7 ngày thậm chí kéo dài đến 10 ngày hoặc 2 tuần với lượng máu kinh mất đi vượt quá 80ml. 

+Vô kinh: Bạn gái đã đến tuổi dậy thì nhưng vẫn chưa có kinh hoặc bị mất kinh trong nhiều tháng liên tiếp.

+Thống kinh: Chị em đến ngày hành kinh bị đau bụng dưới dữ dội gây mệt mỏi và khó chịu.

Tư vấn trực tuyến

Tổng hợp nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều ở phái nữ

Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều điển hình là các yếu tố sau:

Mất cân bằng nội tiết tố nữ: Chu kỳ kinh nguyệt được điều chỉnh bởi nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone. Do đó, khi nội tiết mất cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới sẽ bị rối loạn ngay.

Do mang thai: Khi mang thai thì lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh vào làm tổ, từ đó khiến chị em gặp tình trạng mất kinh trong suốt quá trình mang thai.

Bước vào tuổi dậy thì: Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt rất hay gặp ở tuổi dậy thì, do 2 đến 3 năm đầu khi mới có kinh, các hoạt động nội tiết của vùng dưới đồi và tuyến yên lẫn buồng trứng chưa trưởng thành nên dễ gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Phụ nữ đang cho con bú: Hormone prolactin (chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ) sẽ ngăn trở sự rụng trứng, nên đa phần người đang cho con bú dễ bị chậm kinh trong 6 tháng sau sinh thậm chí lâu hơn. Một số trường hợp chỉ thấy kinh nguyệt trở lại khi ngừng cho con bú. 

Bước vào tuổi tiền mãn kinh: Vào giai đoạn tiền mãn kinh, chức năng buồng trứng bắt đầu suy giảm khiến 2 hormone estrogen và progesterone sản xuất ít đi gây ra rối loạn kinh nguyệt, cuối cùng là không còn hành kinh nữa.

Tổng hợp nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều ở phái nữ

Thừa cân hoặc sút cân bất thường: Chị em phụ nữ bị thay đổi cân nặng bất thường sẽ ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

Do tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc bao gồm thuốc tránh thai, thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc động kinh, thuốc aspirin và ibuprofen, liệu pháp thay thế hormon,v..v.

Chúng đều làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt - nguyên nhân gây hàng loạt hiện tượng bất thường như chậm kinh, đau bụng kinh dữ dội, rối loạn kinh nguyệt,v…v.

Do mắc bệnh lý: Nghiêm trọng hơn cả, kinh nguyệt không đều còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, bệnh tuyến giáp, v…v.

Ngoài ra, nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều còn xuất phát từ các yếu tố như chế độ dinh dưỡng kém khoa học; sử dụng các kích chất kích thích như bia rượu, thuốc lá; tập luyện thể dụng thể thao quá mức; tâm lý căng thẳng kéo dài, v…v.

Dù kinh nguyệt không đều do bất kỳ nguyên nhân nào cũng ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hằng ngày, tâm lý và sức khỏe sinh sản của phái nữ.

Để tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng, chị em khi thấy kinh nguyệt bất thường nên đến ngay địa chỉ khám phụ khoa uy tín để tiến hành thăm khám và tìm ra biện pháp điều trị phù hợp.

Tư vấn trực tuyến

[Bác sĩ giải đáp] Vậy uống thuốc gì để kinh nguyệt đều đặn?

Hiện nay, biện pháp điều trị kinh nguyệt không đều khá đa dạng nhưng được quan tâm nhiều nhất vẫn là thuốc, nhờ tính đơn giản và tiết kiệm nhiều chi phí. Do đó, không ít bệnh nhân thắc mắc uống thuốc gì để kinh nguyệt đều đặn? Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị kinh nguyệt không đều được rao bán tràn lan, nhưng không phải thuốc nào cũng mang đến hiệu quả tối đa. Dưới đây, bác sĩ chuyên khoa Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị sẽ chia sẻ một số loại thuốc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt có thể tham khảo như: 

Thuốc nội tiết tố: Loại thuốc này được áp dụng phổ biến với các trường hợp bị kinh nguyệt không đều do nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố. Thuốc này chứa estrogen, progestatif hoặc kết hợp cả estrogen và progestatif, mang đến tác dụng điều chỉnh hormone nội tiết tố trong cơ thể nữ giới, từ đó giúp chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa ổn định trở lại.

Thuốc sắt: Trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, khiến máu kinh chảy ra nhiều và kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Do đó, chị em phụ nữ cần bổ sung thuốc sắt để tái tạo máu, cũng như giúp chu kỳ kinh nguyệt dần trở lại bình thường và đều đặn hơn.

Thuốc uống chống viêm không steroid: Thuốc này có tác dụng làm hạ nồng độ prostaglandin ở trong cơ thể chị em xuống mức thấp, giúp cải thiện các cơn đau bụng kinh và hiện tượng rong kinh hiệu quả. Chị em muốn dùng thuốc an toàn cần theo chỉ định của bác sĩ để giảm 20 đến 50% lượng máu chảy ra trong thời gian hành kinh.

[Bác sĩ giải đáp] Vậy uống thuốc gì để kinh nguyệt đều đặn?

Dược liệu hoặc các thực phẩm chức năng: Chúng sẽ giúp cân bằng nội tiết tố nữ và giảm đau bụng kinh hiệu quả. Thế nhưng, trước khi sử dụng các sản phẩm này cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Đông y: Nhóm thuốc này có nhiều công dụng hữu hiệu giúp lưu thông khí huyết, cân bằng nội tiết tố, điều hòa chức năng trong cơ thể, điều hòa kinh nguyệt, v…v. Nguyên liệu của thuốc Đông Y đều đến từ thiên nhiên nên khá an toàn, nhưng muốn đạt hiệu quả tối ưu cần đến những đơn vị bán thuốc uy tín để lang y khám và kê toa thuốc đúng bệnh.

 **Lưu ý: Tuy những loại thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt trên mang đến tác dụng tốt, nhưng cần sử dụng đúng cách mới mang đến hiệu quả tối ưu. Đặc biệt, chị em cần áp dụng đúng hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì chỉ khiến bệnh trầm trọng hơn và gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

 ➪Hy vọng bài viết trên đã giúp chị em giải đáp tốt nghi vấn uống thuốc gì để kinh nguyệt đều đặn? Mọi thắc mắc khác về tình trạng kinh nguyệt không đều hãy gọi vào Hotline 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp >> Tư Vấn Trực Tuyến << để nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên viên tại Đa Khoa Hữu Nghị.

Từ khóa:

uống thuốc gì để kinh nguyệt đều đặn, bác sĩ giải đáp uống thuốc gì để kinh nguyệt đều đặn, thuốc điều hòa kinh nguyệt, điều trị kinh nguyệt không đều, địa chỉ điều trị kinh nguyệt không đều,

Bài viết liên quan
Rong kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

26-03-2022
Rong kinh không phải là tình trạng hiếm gặp ở phái đẹp nhưng lại ít được quan tâm...

Bị bế kinh nên ăn gì và không nên ăn gì?

10-09-2020
Kinh nguyệt là vòng lặp sinh lý trong cơ thể nữ giới dưới sự điều khiển của nội...

Kinh nguyệt không đều có mang thai được không?

13-04-2022
Kinh nguyệt liên quan trực tiếp đến chức năng sinh sản của chị em phụ nữ. Cho nên,...

Bị trễ kinh 1 tháng là nguyên nhân do đâu?

25-04-2022
Thông thường, khi bị trễ kinh các chị em phụ nữ đều cho rằng là do mang thai. Tuy...