Nội dung
Bảng cân nặng thai nhi chuẩn WHO mẹ bầu cần tham khảo chính là thước đo để mẹ bầu có thể nắm được tổng quan về sự phát triển của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Từ đó giúp thai phụ có được sự thay đổi, điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng hàng ngày, sinh hoạt, tập luyện sao cho phù hợp, để bé yêu phát triển khỏe mạnh toàn diện hơn.
Bảng cân nặng thai nhi chuẩn WHO mẹ bầu cần tham khảo
Vấn đề cân nặng của thai nhi về cơ bản sẽ được bắt đầu tính từ tuần mang thai thứ 8 cho đến hết tuần mang thai thứ 40. Vì thời kỳ mang thai trước đó em bé trong bụng mẹ còn rất nhỏ. Vậy bắt đầu từ thời điểm tuần thai thứ 8, mẹ có thể tham khảo qua bảng cân nặng thai nhi chuẩn mới nhất của WHO dưới đây. Qua đó, nhằm theo dõi và biết được sự phát triển của con mình.
Bảng cân nặng thai nhi chuẩn WHO mẹ bầu cần tham khảo
Bảng theo dõi cân nặng thai nhi chuẩn WHO nêu trên, mẹ bầu có thể theo dõi được sự thay đổi của thai nhi qua từng tuần. Sau khi thăm khám, siêu âm thai, mẹ có thể so sánh với bảng theo dõi cân nặng thai nhi chuẩn nêu trên. Qua đó, mẹ bầu sẽ nhận biết con có bị lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với tiêu chuẩn cân nặng không hay con có đang phát triển tốt hay không?
Bởi đối với thai nhi, cân nặng là một yếu tố quan trọng, đó góp phần tạo nên sự phát triển tốt nhất, toàn diện nhất về thể chất và trí não. Thế nên, việc mẹ bầu quan tâm theo dõi đến bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi sẽ giúp họ hiểu và nhận biết về sự phát triển của con mình. Từ đó, sẽ kịp thời đưa ra những điều chỉnh hợp lý về chế độ ăn uống dinh dưỡng hàng ngày, sinh hoạt, luyện tập trong thai kỳ phù hợp hơn. Để bé yêu trong bụng mẹ lớn lên một cách tốt nhất. Đồng thời, còn giúp mẹ có sức khỏe tốt, ổn định, tránh những biến chứng không đáng có trong quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh đẻ.
Nói đến những yếu tố gây ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi mẹ cần biết
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong suốt quá trình thai kỳ của mẹ bầu, sẽ có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động gây ảnh hưởng đến bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi nêu trên. Trong đó, có cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan và những yếu tố chính cần kể đến đó là:
Chế độ dinh dưỡng ăn uống của người mẹ
Chế độ dinh dưỡng ăn uống của người mẹ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Tất nhiên, khi thai còn trong bụng mẹ, bé sẽ lớn lên và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng từ người mẹ nạp vào cơ thể. Vì vậy, nếu mẹ bầu có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý, khoa học sẽ giúp trẻ được phát triển khỏe mạnh, toàn diện hơn. Ngược lại, mẹ ăn uống thiếu chất, không lành mạnh, bé sẽ không nhận được nhiều, không nhận đủ dinh dưỡng từ mẹ. Từ đó, bé sẽ bị thiếu chất, phát triển chậm và thậm chí có thể mắc các bệnh khác.
Thời gian sinh hoạt nghỉ ngơi của người mẹ
Bảng cân nặng thai nhi có đạt chuẩn hay không cũng bị phụ thuộc vào yếu tố thời gian sinh hoạt, nghỉ ngơi từ người mẹ. Theo đó, thai phụ nên và cần chú ý hơn đến các ngày đầu mang thai nhất là trong tam cá nguyệt thứ I. Vì đây được đánh giá là thời gian “vàng”, là bước đệm vững chắc để bé có thể phát triển tốt nhất. Do đó, các mẹ bầu cần đảm bảo có chế độ sinh hoạt hợp lý và nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong giai đoạn này.
Tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ bầu
Cân nặng của thai nhi ở những thai phụ có mắc các bệnh lý như: Tiểu đường, béo phì thường có mức cân nặng cao hơn so bảng cân nặng tiêu chuẩn. Mặt khác, trường hợp các mẹ bầu bị nghén nặng, thường xuyên chịu áp lực, huyết áp cao, cơ thể yếu ớt… có thể sẽ khiến bé bị thiếu cân và khi sinh ra đôi khi bé có mắc phải một số bệnh lý khác.
Do yếu tố di truyền
Đây cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng khá nhiều khoảng 23% đến bảng cân nặng thai nhi. Theo đó, nếu cha mẹ có vóc dáng và cân nặng đầy đủ thường bé cũng sẽ có chiều cao và cân nặng đạt chuẩn. Ngược lại, cha mẹ thấp và nhẹ cân, bé ra đời cũng bị nhẹ cân, thấp bé. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ mang tính chất tương đối.
Thời điểm sinh và giới tính thai nhi
Trường hợp trẻ sinh đủ ngày đủ tháng tất nhiên sẽ khỏe mạnh có cân nặng đạt chuẩn hơn so với trường hợp bé sinh non. Bên cạnh đó, cân nặng của bé trai và bé gái cũng có sự chênh lệch đáng kể. Thông thường, bé trai nặng cân hơn so với bé gái.
Ngoài những yếu tố chính nêu trên, cũng còn một số yếu tố phụ khác gây ảnh hưởng đến bảng cân nặng thai nhi như: Thứ tự sinh bé, số lượng thai nhi, mức tăng cân của người mẹ… Qua đó, để thai nhi trong bụng mẹ phát triển toàn diện về cân nặng lẫn chiều dài. Tốt nhất, các mẹ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh kết hợp thêm với sự chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
** Xem thêm: Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần lưu ý
Những điều các mẹ cần làm khi thai bị thừa hoặc thiếu cân
Sau khi thăm khám, siêu âm và thấy cân nặng của thai nhi có sự sai khác lớn so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn WHO mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Bởi đây có thể trở thành dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về bất thường sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Lúc này các mẹ cần thực hiện một số điều như sau:
Khi thai bị thừa hoặc thiếu cân, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp
Trường hợp thai bị thừa cân
Thai thừa cân khiến quá trình sinh nở của mẹ trở nên khó khăn hơn. Thậm chí gây nhiều tổn thương đến các cơ quan sinh sản của mẹ và nhiều vấn để bất ổn khác cho bé sau sinh. Do đó, sau thăm khám nhận biết bé bị thừa cân, các mẹ cần thực hiện một số điều như sau:
☑ Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo nạp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Theo đó, các mẹ nên tăng cường ăn các loại thực phẩm như: Táo, dâu tây, bông cải xanh, cải bó xôi…
☑ Hạn chế bớt việc dung nạp thực phẩm nhiều tinh bột và đường. Điều giúp thai nhi có được mức cân nặng hợp lý so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn WHO.
☑ Nên chia các bữa ăn thành bữa nhỏ, để việc hấp thu dưỡng chất tốt và không bị thừa chất.
☑ Cần thường xuyên tập thể dục với những bài tập nhẹ để quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh, lượng mỡ và calo được chuyển hóa thành năng lượng.
☑ Kiểm soát cân nặng bản thân tốt, tránh để bản thân tăng cân mất kiểm soát.
Trường hợp thai bị nhẹ cân
Khi trẻ bị nhẹ cân nhiều hơn so với bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn. Lúc này trẻ sẽ có nguy cơ thiếu oxy,ngạt thở, thậm chí có thể chết lưu. Khi sinh ra các bé nhẹ cân còn có khả năng chậm phát triển, suy dinh dưỡng, chỉ số IQ kém… Vì lẽ đó các mẹ cần chú ý và có những điều chỉnh phù hợp như sau:
☑ Mẹ bầu cần chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng, cần ăn đủ chất, đa dạng các thực phẩm để cung cấp dưỡng chất đầy đủ và cần thiết cho thai nhi.
☑ Trong khẩu phần ăn, mẹ bầu cần bổ sung thêm thực phẩm giàu protein. Nhằm đảm bảo thai nhi tăng cân đều đặn, khỏe mạnh, cứng cáp.
☑ Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều, để có tâm trạng tốt, thoải mái, không nên làm việc nặng nhọc, không lo lắng, căng thẳng.
☑ Có chế độ sinh hoạt điều độ không nên thức quá khuya, cần ngủ đủ giấc, tốt nhất mẹ bầu nên ngủ lúc 10 đêm.
☑ Bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết cho thai nhi như: axit folic, sắt, canxi, DHA…
Tóm lại, cân nặng ảnh hưởng rất nhiều đến quá phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần biết về bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn WHO là rất cần thiết. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần chú ý khám thai định kỳ, tiêm chủng vacxin, có chế độ nghỉ ngơi ăn uống hợp lý, khoa học để thai nhi được phát triển một cách tốt nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy gọi ngay đến [sodt] hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên viên giàu kinh nghiệm tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị tư vấn, giải đáp tường tận và hoàn toàn miễn phí.