Màng trinh luôn là chủ đề gây tò mò cho cả nam và nữ giới, nhất là nhóm đối tượng vị thành niên. Chính vì vậy mà chúng tôi dành bài viết này để bật mí: Cấu tạo của màng trinh con gái và cách xác định lớp màng trinh còn hay đã mất đơn giản tại nhà, mời bạn đọc theo dõi. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Lớp màng trinh con gái hình thành như thế nào?

Màng trinh có tên gọi tiếng anh Hymen, đây là miếng mỏng mô niêm mạc thuộc cơ quan sinh dục bên ngoài nữ và có cấu tạo tương tự như âm đạo.

Thông thường thì bé gái nào cũng có lớp màng trinh và hình thành ngay khi còn trong bụng mẹ. Các chuyên gia cho biết, thực chất màng trinh chính là tàn dư còn sót lại trong quá trình phát triển của phôi thai. 

Bắt đầu từ tuần thứ 13 cho đến tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ chính là giai đoạn đường sinh dục bé gái hình thành. Lớp màng trinh xuất hiện sau âm đạo và phát triển hoàn chỉnh ở tháng thứ 5 của kỳ thai nghén. 

Tuy nhiên, quá trình hình thành màng trinh không phải là tuyệt đối vì vẫn có trường hợp không có lớp màng trinh bẩm sinh hay hiếm gặp hơn là bị dị dạng dạng sinh dục không có âm đạo. 

Khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ sẽ nhận nội tiết tố từ người mẹ và điều này quyết định tới màu sắc, hình dạng và cấu tạo của màng trinh dày hay mỏng. Cùng với sự phát triển của cơ thể, lỗ màng trinh sẽ mở rộng thêm khoảng 1mm cho mỗi năm tuổi. 

Khi bước vào tuổi dậy thì, hormone estrogen trong cơ thể bé gái sẽ góp phần nuôi dưỡng cho màng trinh trở nên đàn hồi và co giãn tốt hơn.

Màng trinh là lớp màng mỏng nằm gần cửa âm đạo

Màng trinh là lớp màng mỏng nằm gần cửa âm đạo

Vị trí, chức năng và cấu tạo của màng trinh con gái

Màng trinh có cấu tạo mềm mại, nhiều nếp gấp và khả năng co giãn tốt. Khi nhìn vào hình ảnh cấu tạo của màng trinh sẽ thấy chính giữa có một hoặc nhiều lỗ nhỏ. Các lỗ này sẽ giúp máu kinh nguyệt có thể thoát ra ngoài một cách thuận lợi mỗi khi nữ giới đến ngày “rụng dâu”.

Màng trinh con gái nằm ở đâu?

Lớp màng trinh nằm ngay sau môi lớn và môi bé của cơ quan sinh dục nữ bên ngoài. Vị trí chính xác là cách cửa âm đạo khoảng từ 2cm – 4cm và là nơi phân chia giữa âm đạo với âm hộ.

Vai trò của lớp màng trinh

Thực tế, màng trinh con gái không đảm nhiệm chức năng gì đặc biệt nhưng lại là cơ quan không thể thiếu. Bởi vì, màng trinh giúp:

 Ngăn ngừa bụi bẩn: Vì cấu tạo của màng trinh là nằm chắn ngay lối vào âm đạo nên cơ gian này giống như tấm lưới ngăn ngừa bụi bẩn, dị vật từ môi trường bên ngoài và hại khuẩn xâm nhập sâu bên trong gây bệnh.

✔ Điều tiết âm đạo: Lớp màng trinh giúp điều tiết lượng dịch nhầy ở vùng kín nữ giới hài hòa với môi trường âm đạo. 

 Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phụ khoa: Theo số liệu thống kê, phụ nữ còn trinh có tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng vùng kín, phụ khoa thấp hơn so với những người đã mất trinh.

Các hình dạng màng trinh phổ biến

Cấu tạo của màng trinh mỗi nữ giới không giống nhau về hình dạng lẫn độ dày mỏng. Dưới đây là một số dạng màng trinh con gái phổ biến:

Các dạng màng trinh con gái phổ biến

Các dạng màng trinh con gái phổ biến

 Dạng vòng: Có rất nhiều hình dạng khác nhau như hình lưỡi liềm hình tròn… Có trường hợp khá hiếm gặp là màng trinh dạng vòng chỉ là viền hẹp sát với thành âm đạo khiến cho lỗ âm đạo mở rộng ra như đã mất trinh. 

✜ Dạng vách ngăn: Cấu tạo của màng trinh dạng vách ngăn là có 2 lỗ lớn ở giữa và được ngăn cách với nhau bởi một vách ngăn mỏng. 

✜ Dạng hình khuyên: Đây là loại màng trinh phổ biến, thường gặp nhất ở nữ giới, nó có hình tròn và bao lấy cơ quan âm đạo. 

✜ Dạng sàng: Màng trinh dạng sàng có nhiều lỗ nhỏ và kín nên khiến cho việc đưa dương vật vào khó khăn. Thường phải quan hệ tình dục nhiều lần mới hoàn toàn phá vỡ lớp màng trinh dạng sàng. 

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc màng trinh có thể tự lành lại không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân và dấu hiệu thủng màng trinh

Bên cạnh quan hệ tình dục lần đầu thì màng trinh con gái có thể rách do nhiều nguyên nhân. Và nữ giới có thể nhận biết màng trinh của mình bị thủng qua một số biểu hiện đặc trưng.

Màng trinh bị rách là do những nguyên nhân nào?

Đa số mọi người đều cho rằng chỉ khi có quan hệ tình dục thì màng trinh nữ giới mới bị rách. Tuy nhiên, trên thực tế lại không phải như vậy, màng trinh có thể bị rách bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:

➔ Do thủ dâm mạnh bạo, dùng tay đưa sâu vào bên trong âm đạo. 

➔ Do hoạt động, luyện tập các môn thể thao như đạp xe, tập võ…

 Việc sử dụng cốc nguyệt san, tampon… cũng có thể khiến cho lớp màng trinh bị rách. 

Ngoài ra, ở một số trường hợp đặc biệt nữ giới mắc bệnh màng trinh không thủng. Tức là cấu tạo của màng trinh không có lỗ nhỏ ở giữa. Bệnh lý này khiến cho nữ giới cảm thấy đau đớn âm ỉ, kéo dài ở âm đạo. Nguyên nhân là do không màng trinh không có lỗ nên khiến máu kinh ứ đọng, không thoát ra ngoài được. Lúc này, nữ giới cần phải can thiệp ngoại khoa để kinh nguyệt có thể diễn ra bình thường. 

Dấu hiệu nhận biết thủng màng trinh

Mặc dù hình dạng và cấu tạo của màng trinh ở mỗi nữ giới là khác nhau nhưng khi bị rách sẽ có chung các biểu hiện sau:

● Chảy máu âm đạo: Dấu hiệu rách màng trinh này thường dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi bị rách màng trinh, máu chỉ xuất hiện với số lượng ít, vài giọt dính vào quần lót hoặc ga giường. 

 Đau rát âm đạo: Đây được xem là dấu hiệu rách màng trinh mà hầu hết nữ giới đều cảm nhận được. Mỗi nữ giới sẽ cảm nhận được các mức đau khác nhau, người thì đau dữ dội nhưng có chị em lại chỉ thấy hơi đau.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hướng dẫn cách kiểm tra màng trinh mất hay còn tại nhà

Như đã đề cập ở trên, cấu tạo của màng trinh con gái nằm gần âm đạo nên nữ giới có thể dễ dàng nhìn thấy và sờ được. Để kiểm tra lớp màng trinh của mình còn hay đã rách thì chị em hãy thực hiện theo các bước sau:

Khi kiểm tra màng trinh tại nhà nữ giới lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ

Khi kiểm tra màng trinh tại nhà nữ giới lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ

Bước 1: Chọn vị trí quan sát màng trinh tốt nhất

Để có thể quan sát được màng trinh dễ dàng, nữ giới nên chọn vị trí chếch một góc 45 độ so với âm hộ. Đồng thời dùng ngón tay chèn vào một góc thích hợp và tránh gây đau đớn. 

Tiếp theo, chị em hãy dùng một chiếc gương nhỏ để quan sát màng trinh còn hay đã bị thủng. Đặt gương lệch so với vùng kín hoặc điều chỉnh để khi nhìn vào gương có thể quan sát được toàn bộ lỗ âm đạo.

Bước 2: Nhẹ nhàng vạch âm hộ

Sử dụng 2 ngón tay vạch nhẹ nhàng môi âm đạo để cổ tử cung mở rộng, giúp quan sát được màng trinh dễ dàng hơn. Lưu ý, nữ giới cần thực hiện động tác một cách thật nhẹ nhàng, từ từ, không nên đưa ngón tay sâu vào bên trong vì điều này có thể vô tình khiến lớp màng trinh bị rách hoặc gây tổn thương cho vùng kín. 

Bước 3: Quan sát lớp màng trinh

Khi đã điều chỉnh vị trí thích hợp, nữ giới có thể quan sát được cấu tạo của màng trinh qua gương. Nếu nhìn thấy có một lớp màng mỏng màu hồng nhạt chắn ngay cửa âm đạo thì có nghĩa là màng trinh vẫn còn. 

Bước 4: Rửa tay và vệ sinh “cô bé”

Khi đã kiểm tra màng trinh xong, nữ giới hãy rửa tay và vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm xảy ra. 

Trong trường hợp không thể quan sát thấy được màng trinh thì nữ giới không nên cố gắng vạch âm đạo và thực hiện nhiều lần. Vì điều này có thể gây trầy xước, tổn thương và tăng nguy cơ bị viêm nhiễm vùng kín. Thay vào đó hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra lớp màng trinh còn hay mất, có hình dạng như thế nào. 

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết bật mí: Cấu tạo của màng trinh con gái đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về “cái ngàn vàng” của chị em phụ nữ. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến màng trinh con gái, vui lòng liên hệ đến phòng khám Đa khoa Hữu Nghị qua [sodt] hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ tận tình.