Nội dung
Chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và bước vào thời kỳ mãn kinh có khả năng cao bị sa thành âm đạo, sa sinh dục, sa tử cung. Bệnh có biểu hiện gây ra tình trạng rối loạn tiểu tiện, táo bón, đau khi quan hệ tình dục và nhiều vấn đề khác, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của chị em. Vậy nữ giới bị bệnh sa thành âm đạo có chữa được không?
Sa thành âm đạo là gì?
Trước khi tìm hiểu vấn đề bệnh sa thành âm đạo có chữa được không, hãy cùng chúng tôi tham khảo một số thông tin về sa thành âm đạo để hiểu hơn về căn bệnh này.
Sa thành âm đạo hay còn gọi là sa sinh dục, sa tử cung là hiện tượng xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng căng ra quá mức và suy yếu, hỗ trợ không đầy đủ cho tử cung. Tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo, kéo theo thành âm đạo sa xuống. Hẹp khung xương chậu ở chị em nữ giới là một trong những khiếm khuyết về khung xương dẫn đến hiện tượng sa nội tạng và sa thành âm đạo.
Sa thành âm đạo thường gặp ở những chị em nữ giới lứa tuổi 40-50 tuổi trở lên, khá phổ biến ở chị em phụ nữ Việt Nam do thường xuyên làm việc nặng, sinh đẻ nhiều, sinh đẻ không an toàn. Sa thành âm đạo tuy là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt, lao động của chị em phụ nữ, đặc biệt là gây cản trở trong quan hệ chăn gối vợ chồng và các rối loạn tiểu tiện như tiểu không hết nước tiểu hoặc khó tiểu, khiến chị em gặp nhiều phiền toái.
Các cấp độ của sa thành âm đạo
Sa thành âm đạo, sa tử cung có ba mức độ khác nhau, nếu ở mức độ nhẹ nhất thì chỉ có một số ít triệu chứng lâm sàng. Ở mức độ thứ 2 hay còn gọi là mức độ trung bình thì lúc này tử cung, thành âm đạo đã sa xuống sâu hơn, thậm chí là thân tử cung nằm trong âm đạo và có trường hợp lộ ra ngoài âm đạo. Còn trường hợp nặng nhất thì toàn bộ tử cung, thành âm đạo sa hẳn ra ngoài âm đạo.
Sa độ 1
– Sa thành trước của âm đạo (kết hợp sa bàng quang)
– Sa thành sau của âm đạo (kết hợp sa trực tràng)
– Cổ tử cung của người bệnh hạ xuống thấp những vẫn còn ở trong âm đạo.
Sa độ 2
– Sa thành trước của âm đạo (kết hợp sa bàng quang)
– Sa thành sau của âm đạo (kết hợp sa trực tràng)
– Cổ tử cung của người bệnh bắt đầu lộ ra ở âm đạo.
Sa độ 3
– Sa thành trước của âm đạo (kết hợp sa bàng quang)
– Sa thành sau của âm đạo (kết hợp sa trực tràng)
– Tử cung của người bệnh sà ra bên ngoài âm đạo.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng sa thành âm đạo
Nhận biết tình trạng sa thành âm đạo như thế nào cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm bên cạnh thắc mắc bệnh sa thành âm đạo có chữa được không.
Tùy theo từng người, tùy vào mức độ sa thành âm đạo nhiều hay sa ít, mới sa hay đã sa từ lâu, sa thành âm đạo đơn thuần hay còn có thương tổn phối hợp mà các chị em sẽ xuất hiện những biểu hiện như: Khó chịu, bị lồi cục thịt ở cửa mình, cảm giác tức nặng vùng cửa mình, ở bụng dưới, đặc biệt là khi đứng, nhưng khi nằm thì không còn cảm giác trên.
Đôi khi chị em có cảm giác muốn rặn đẻ vì các tĩnh mạch ở vùng đáy chậu bị sa sung huyết, cùng với đó là áp lực trong thành bụng dồn xuống vùng đáy chậu đã bị suy yếu, bị đau vùng sau thắt lưng.
Nếu sa thành âm đạo kèm theo sa bàng quang thì chị em sẽ có dấu hiệu: Đi tiểu khó, tiểu rắt, tiểu són khi cười to, khi ho mạnh hay khi bị rùng mình, thường tiểu không hết nước tiểu nên bàng quang dễ bị viêm nhiễm gây ra tình trạng tiểu buốt. Trường hợp sa bàng quang nhiều thì đi tiểu rất khó khăn, chị em phải dùng ngón tay đẩy bàng quang lên trên và vào trong mới có thể đi tiểu được. Trường hợp nặng có thể nhập viện vì bí tiểu cấp.
Nếu sa thành âm đạo kèm theo sa trực tràng thì có thể bị táo bón, đại tiểu có cảm giác chưa hết phân. Nhiều chị em bị sa thành âm đạo nhưng kinh nguyệt vẫn bình thường, vẫn có khả năng có thai, tuy nhiên dễ bị sảy thai và đẻ non. Chảy máu, khí hư ra nhiều do tình trạng cổ tử cung viêm nhiễm, cọ xát làm chị em đi lại khó khăn.
Bệnh sa thành âm đạo có chữa được không?
Về thắc mắc bệnh sa thành âm đạo có chữa được không, các chuyên gia sản phụ khoa cho biết: Sa thành âm đạo hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện sớm và khám chữa kịp thời, đúng cách tại những cơ sở y tế uy tín.
Do đó, khi có những dấu hiệu sa thành âm đạo kể trên, chị em nên chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Sau khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, mức độ bệnh, độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị sa thành âm đạo phù hợp nhất:
Trường hợp bệnh nhẹ
Đối với những trường hợp sa thành âm đạo mức độ nhẹ, không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt thì điều trị không phẫu thuật là phương án tốt nhất. Đây cũng là một cách chữa sa thành âm đạo thích hợp với những chị em phụ nữ lớn tuổi hoặc sức khỏe kém không thể phẫu thuật.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, chú trọng nghỉ ngơi, không hoạt động quá sức.
Cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường chất xơ nhằm chống nguy cơ táo bón, không ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì.
Thực hiện các bài tập giúp nâng tử cung, điển hình là Kegel giúp tăng độ dẻo dai, khiến cơ quan sinh dục của chị em khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa bệnh rất tốt.
Trường hợp bệnh nặng
Cách chữa bệnh sa tử cung, sa thành âm đạo ở mức độ nặng là áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ nhằm giúp các cơ và dây chằng vùng này khỏe hơn.
Cố định tử cung ở đúng vị trí của nó bằng phương pháp dùng vòng tròn nhỏ hỗ trợ âm đạo.
Nếu xuất hiện tình trạng viêm loét và gây ra các biến chứng nguy hiểm, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung một phần hoặc toàn phần.
Cách phòng tránh sa thành âm đạo mà chị em cần biết
Để phòng tránh nguy cơ sa thành âm đạo, các chị em cần lưu ý những điều sau đây:
– Nên thăm khám tại những cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản uy tín, có bác sĩ giàu kinh nghiệm. Không nên đẻ nhiều, đẻ quá sớm hoặc đẻ quá dày.
– Thực hiện các thủ thuật phải đảm bảo đủ kiều kiện an toàn và đúng kỹ thuật. Không để tình trạng chuyển dạ kéo dài, không nên rặn đẻ quá lâu..
– Các tổn thương đường sinh dục phải được điều trị đúng cách tại địa chỉ uy tín.
– Sau khi đẻ thì các chị em không nên lao động quá sớm và làm việc quá nặng, tránh căng thẳng. Luyện tập các bài tập cơ vùng bụng giúp cho cho vòng eo được săn chắc. Bên cạnh đó vùng cơ đáy chậu, cơ vùng khung chậu cũng được chắc lại, làm tử cung được đẩy cao hơn.
– Ăn uống bổ sung các chất xơ, rau củ quả, tránh tình trạng táo bón vì khi bị táo bón, phải rặn nhiều cũng là nguyên nhân làm cho các cơ yếu, dẫn đến sa thành âm đạo.
– Cần điều trị sớm các bệnh mãn tính gây ra tình trạng tăng áp lực ổ bụng thường xuyên như táo bón, ho kéo dài… là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa thành âm đạo.
Trên đây là những giải đáp về thắc mắc bệnh sa thành âm đạo có chữa được không. Nếu còn điều gì băn khoăn, hãy gọi đến [sodt] hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn miễn phí.