Nội dung
Nấm âm đạo là một loại bệnh không phải hiếm gặp, thậm chí còn rất phổ biến hiện nay. Nấm âm đạo thường xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ với nhiều dấu hiệu nhận biết cụ thể. Do vậy nhiều chị em bận tâm rằng bị nấm âm đạo khi mang thai có sao không? và cách phòng tránh cũng như điều trị chúng như thế nào. Hãy cùng Phòng khám đa khoa Hữu Nghị tìm hiểu rõ hơn về nấm âm đạo khi mang thai được chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Thông tin chung cần biết về nấm âm đạo
Trước khi đi tìm lời giải cho vấn đề “Bị nấm âm đạo khi có thai có sao không?” hãy cùng tìm hiểu một số thông tin chung cần phải biết về loại bệnh này khi mang thai.
Nguyên nhân xuất hiện bệnh nấm âm đạo khi mang thai
Theo thống kê có khoảng 75% phụ nữ sẽ bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất một lần trong đời và đa phần sẽ xuất hiện trong quá trình mang thai. Bệnh nấm âm đạo là tình trạng nấm men phát triển quá mức do môi trường axit trong âm đạo bị mất cân bằng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do sự tăng bất thường nồng độ estrogen trong thời kỳ mang thai, suy giảm hệ thống miễn dịch, sử dụng thuốc tránh thai hay các liệu pháp hóa trị, xạ trị,…
Bên cạnh đó, bị nấm âm đạo khi mang thai có thể là do dịch tiết âm đạo tăng làm vùng kín âm đạo bị ẩm ướt, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men phát sinh. Qua đó gây ra các biểu hiện nấm âm đạo thường gặp như khí hư nhiều, khí hư bã đầu, trắng đục kèm theo triệu chứng đau rát và khó chịu vùng kín.
Nấm âm đạo ở thai phụ do nấm Candida albicans gây ra
Dấu hiệu nhận biết về nhiễm nấm âm đạo khi mang thai
Nhiễm nấm âm đạo thường xuất hiện ở hầu hết mẹ bầu trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ với nhiều dấu hiệu nhận biết rõ ràng, cụ thể:
Mẹ bầu sẽ xuất hiện các cơn nóng rát, ngứa ngáy, sưng đỏ tại vùng kín.
Lượng khí hư tiết ra nhiều, rối loạn khí hư, khí hư có mùi lạ, có màu trắng đục, hoặc nhiều trường hợp sẽ có các màu sắc bất thường khác.
Mẹ bầu có thể bị tiểu buốt, tiểu són, tiểu rắt nếu bị nấm âm đạo khi mang thai
Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, đau nhức lưng, khó tập trung, tính cách thay đổi thất thường,…
Các chị em thường cảm thấy đau rát khi quan hệ tình dục.
Nhiễm nấm âm đạo gây ra một số triệu chứng nhất định ảnh hưởng đến cơ thể mẹ bầu
[Giải đáp] Bị nấm âm đạo khi mang thai có sao không?
Nấm âm đạo gây khó chịu và bất tiện cho mẹ bầu trong suốt thời gian phát bệnh. Tuy được đánh giá là một trong những bệnh lý không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng cũng sẽ để lại một số biến chứng, nhiều căn bệnh gây rắc rối cho cả mẹ và bé.
Một số biến chứng có thể gặp nếu bị nấm âm đạo khi mang thai
Ảnh hưởng đến thai phụ: Bị nhiễm nấm âm đạo không chỉ mang đến những khó chịu về mặt tinh thần như đau rát, ngứa ngáy, khó chịu mà còn là tác nhân trực tiếp gây ra một số bệnh nghiêm trọng khác như viêm vùng chậu, viêm tử cung, viêm nhiễm vùng âm đạo,…
Ảnh hưởng đến thai nhi: Trong thời kỳ sổ thai, bị nấm âm đạo sẽ khiến các bé dễ mắc các bệnh da liễu, hô hấp, tiêu hóa do sự tiếp xúc của nấm dính vào niêm mạc. Ngoài ra trong thời gian sắp sinh bé dễ bị tưa miệng và có thể lây nhiễm cho ti bú của người mẹ. Trong nhiều trường hợp do nấm âm đạo phát triển quá nhanh dẫn đến viêm màng ối, vỡ màng ối là nguyên nhân chính dẫn đến sinh non, sảy thai.
>>> Xem thêm: NHẬN BIẾT MỘT SỐ DẤU HIỆU THAI PHÁT TRIỂN TỐT
Cách điều trị bệnh nấm âm đạo hiệu quả
Bệnh nấm âm đạo khi mang thai sẽ được kiểm soát hoàn toàn nếu phát hiện sớm và có lộ trình đầy đủ thích hợp. Trường hợp phát hiện sớm trong khoảng từ 1 – 2 tuần đầu thì nên đi thăm khám ngay vid tỉ lệ chữa khỏi bệnh thành công sẽ rất cao, đồng thời cũng không để lại nhiều di chứng cho cả mẹ và bé.
Biện pháp chữa bệnh viêm nấm âm đạo hiệu quả nhất đó chính là đặt thuốc tại vị trí xuất hiện nấm. Được biết với kem kháng nấm và thuốc đặt âm đạo là hai phương pháp điều trị an toàn cho thai phụ ở tam cá nguyệt thứ 3. Một số các viên đặt âm đạo và kem bôi trị nấm âm đạo khi mang thai điển hình như Miconazol và Clotrimazole.
Các loại thuốc kháng nấm như fluconazole cũng thường xuyên được sử dụng, bởi vì một số chất trong thuốc có hại cho tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Bên cạnh đó có thể sử dụng loại thuốc này trong tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba hoặc sau trong thời gian cho con bú.
Lưu ý mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc chữa trị nếu không nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ các bác sĩ sản khoa. Trong nhiều trường hợp nếu sử dụng thuốc không đúng cách hoặc không bắt trúng bệnh sẽ ghế gây nhờn thuốc hoặc làm cho tình trạng bệnh tiến triển ngày một nặng hơn.
Nên thăm khám sức khỏe đinh kỳ để phòng và chữa trị nấm âm đạo khi mang thai
Cách phòng tránh nấm âm đạo khi mang thai các mẹ bầu nên chú ý
Có rất nhiều cách phòng tránh nấm âm đạo phát sinh trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Tìm hiểu về cách phòng tránh nấm âm đạo sẽ giúp các chị em chủ động bảo vệ sức khỏe để có thể bình an đón con yêu khỏe mạnh chào đời.
Dưới đây là một số cách phòng tránh nấm âm đạo khi mang thai hiệu quả nhất:
Chọn quần lót có chất liệu thấm hút mồ hôi, thoáng mát, giặt giũ sạch sẽ, sấy hoặc phơi khô cẩn thận.
Vệ sinh thân thể mỗi ngày và vệ sinh vùng kín đúng cách để ngăn ngừa nấm âm đạo phát sinh. Sau khi tắm xong nên lau khô cơ thể, đặc biệt là vùng kín trước khi mặc quần áo.
Không thụt rửa âm đạo, không dùng thuốc xịt và chất khử mùi âm đạo nếu bị nấm âm đạo.
Các mẹ bầu có thể sử dụng các loại dung dịch làm sạch vùng kín dịu nhẹ, không mùi. Đồng thời cân bằng kịp thời độ pH khi phát hiện dịch tiết âm đạo ra quá nhiều và ra mùi khó chịu cho cơ thể.
Mẹ bầu nên ăn sữa chua mỗi ngày, tránh ăn nhiều bánh mì hoặc các thực phẩm chứa nhiều tinh bột khác. Bên cạnh đó nên hạn chế dùng thực phẩm nhiều đường, các loại thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn.
Thăm khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.
Nếu bạn đang tìm một cơ sở thăm khám thai sản thì Phòng khám đa khoa Hữu Nghị là một lựa chọn hoàn hảo không nên bỏ qua. Đến với Phòng khám, các thai phụ có thể hoàn toàn an tâm với:
Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao: Phòng khám chúng tôi quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi đã qua tuyển chọn với tuổi nghề và trình độ chuyên môn cao. Các bác sĩ luôn phục vụ, hỗ trợ điều trị bệnh nhân bằng tất cả kinh nghiệm và cái tâm trong nghề. Họ sẵn sàng chia sẻ, thăm khám và đồng hành cùng thai phụ trong suốt thời kỳ mang thai cho đến khi thai nhi chào đời.
Cơ sở vật chất, máy móc điều trị hiện đại và được đầu tư: Phòng khám luôn chú trọng đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị và máy móc phục vụ cho quá trình thăm khám và chữa trị. Các thiết bị y tế được kiểm nghiệm nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn tuyệt đối trước khi đưa vào sử dụng. Môi trường thăm khám sạch sẽ được khử trùng thường xuyên tạo không gian thoải mái nhất cho quý khách hàng đến thăm khám và điều trị.
Chi phí khám chữa bệnh minh bạch và hợp lý: Tất cả các khoản chi phí khám và điều trị bệnh đều được niêm yết rõ ràng, cam kết dựa trên các khoản phí của Bộ Y tế. Mức viện phí trung bình phù hợp với thu nhập chung của mọi người. Chính vì vậy quý khách hàng ai ai cũng có thể đến thăm khám tại Phòng khám đa khoa Hữu Nghị và hoàn toàn yên tâm về sự minh bạch, rõ ràng của các khoản phí khám, trị bệnh tại đây.
Tóm lại, bị nấm âm đạo khi mang thai tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do vậy cần phải đặc biệt lưu ý cách phòng tránh cũng như phát hiện và điều trị kịp thời ngay từ khi bệnh phát sinh để hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu và thai nhi.
Nếu bạn đọc có bất cứ thông tin thắc mắc về vấn đề sức khỏe nói chung và sức khỏe thai kỳ nói riêng hãy nhanh tay nhấc máy và liên hệ ngay với chúng tôi qua [sodt] hoặc chat trực tuyến tại >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ giải đáp hoàn toàn miễn phí.