Nhiễm năm trong thời gian khai sản phát sinh nhiều vấn đề bao gồm bà bầu bị nấm có nguy hiểm không? liệu bị nấm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi? hoặc bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu và bị nấm khi mang thai 3 tháng cuối có sao không? Nếu chị em đang gặp các trường hợp trên đừng bỏ qua bài viết sau để giải đáp bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Điểm qua các thông tin về tình trạng nấm âm đạo

Trước khi tìm hiểu nghi vấn “bị nấm khi mang thai 3 tháng cuối và 3 tháng đầu có nguy hiểm không?” hãy cùng chung tôi tìm hiểu về căn bệnh này.

Nấm âm đạo chỉ tình trạng phát triển quá mức của nấm Candida Albicans.

Đây là bệnh phụ khoa phổ biến trong độ tuổi sinh sản, ngoài việc ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục còn tác động tiêu cực đến đời sống và tâm lý. 

Thậm chí, tình trạng nặng có thể gây nên các bệnh lý nguy hiểm như suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn huyết, đe dọa sức khỏe sinh sản và sức khỏe thai nhi (khi đang mang thai).

Chính vì vậy, việc khám chữa kịp thời và đúng cách là rất cần thiết nên trước tiên chị em cần lưu ý các dấu hiệu bất thường ban đầu tại vùng kín của bản thân.

Những biểu hiện thường thấy khi bị nấm âm đạo 

Thông thường nấm Candida sẽ xuất hiện ở âm đạo nhưng trong một số trường hợp còn được tìm thấy ở bộ phận khác trên cơ thể, điển hình như họng, miệng, móng tay,v…v.

Những biểu hiện thường thấy khi bị nấm âm đạo

Ngoài ra, tùy theo mức độ nặng hoặc nhẹ mà nấm âm đạo sẽ gây ra các triệu chứng tương ứng, dưới đây là 1 số biểu hiện điển hình như: 

✧ Khí hư bất thường: Khí hư hoặc huyết trắng ra nhiều kèm mùi hôi khó chịu, có dịch tiết màu trắng bị vón cục,…

✧ Ấm đạo xuất hiện triệu chứng bất thường: Cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nhiều người còn bị bỏng rát, đau khi quan hệ và đi tiểu tiện.

Đặc biệt, trường hợp bị nấm ở mức độ nặng thì âm đạo sẽ bị sưng tấy gây ảnh hưởng đến cả phần môi âm đạo, lây lan sang bẹn lẫn đùi.

✧ Mắc phải nấm âm đạo khi mang thai: Trong suốt thai kỳ, thai phụ sẽ nhận thấy dịch tiết âm đạo tăng lên,  khí hư ra nhiều có màu trắng đục kèm mùi hôi khó chịu.

Hơn nữa, chị em còn thấy các vết sần – đỏ và sưng tấy ở âm đạo, thường có cảm giác đau như kim châm và nóng rát xung quanh vùng âm đạo.

Lý do khiến chị em bị nhiễm nấm âm đạo

Theo bác sĩ chuyên khoa có nhiều yếu tố dẫn đến bệnh nấm âm đạo nhưng phổ biến vẫn là các yếu tố sau:

➤ Bị thay đổi hormone nội tiết: Những thay đổi này thường xảy ra ở phụ nữ mang thai và đang cho con bú, phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh, hoặc sử dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc. Những điều đó có thể là nguyên nhân dẫn đến việc mất cân bằng trong âm đạo tạo môi trường thuận lợi cho nấm sinh sôi và gây bệnh.

➤ Mắc phải bệnh lý: Chị em phụ nữ bị bệnh tiểu đường mà không có biện pháp kiểm soát tốt sẽ tăng lượng đường trong màng nhầy (lớp lót ẩm) của âm đạo, từ đó tạo ra môi trường lý tưởng cho nấm lên men phát triển và gây bệnh nấm âm đạo.

➤ Dùng thuốc điều trị: Chị em dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc đặt âm đạo vô tình tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi trong âm đạo, dẫn đến mất cân bằng môi trường bên trong âm đạo.

➤ Do vệ sinh không đúng cách: Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc sai cách, thụt rửa sâu vào âm đạo hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh cũng nằm trong hàng loạt nguyên nhân gây ra nấm âm đạo.

➤ Tình trạng sức khỏe: Cơ thể luôn mệt mỏi – căng thẳng, hệ miễn dịch suy giảm khiến chị em dễ mắc bệnh trong đó có cả nấm âm đạo.

➤ Đời sống tình dục: Do thói quen quan hệ tình dục không an toàn dễ lây nhiễm nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh xã hội, bệnh tình dục,v..v điều này dễ dẫn đến bệnh nấm âm đạo.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

[GIẢI ĐÁP] Bà bầu bị nấm có nguy hiểm không?

Chị em phụ nữ bị nấm âm đạo khi mang thai sẽ gặp nhiều bất tiện, khó chịu và căng thẳng, đặc biệt là các trường hợp sau:

 ✽ Khi bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu: Ba tháng đầu tiên là thời điểm khả nhạy cảm vì thai nhi vừa mới hình thành chưa bám chắc vào tử cung. Nếu chị em bị nấm âm đạo không hỗ trợ điều trị sẽ gây viêm phụ khoa dẫn đến nhiễm trùng màng ối khiến thai phụ đứng trước nguy cơ bị sảy thai.

Bên cạnh đó, các triệu chứng bệnh khiến cho thai phụ luôn khó chịu, lo lắng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Kéo theo đó, tâm lý không thoải mái, buồn và chán ăn sẽ dễ khiến thai nhi chậm phát triển dẫn đến suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ. Thậm chí, nấm gây viêm nhiễm khi mang thai không được kiểm soát để kéo dài có thể gây vỡ ối non, sinh non hay nhiễm nấm sang thai nhi.

 ✽ Khi bị nấm khi mang thai 3 tháng cuối: Ba tháng cuối thuộc thời điểm quan trọng và hết sức nguy hiểm nếu mẹ bầu nhiễm nấm âm đạo mà không xử lý kịp thời. Lúc này, chị em sẽ có nguy cơ cao bị sinh non hoặc thai nhi sinh ra nhẹ cân cao hơn so với người khác.

Hơn thế, vi khuẩn từ âm đạo có thể lây sang vùng tiết niệu hoặc tử cung, cổ tử cung khiến chị em dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Song song đó, trường hợp sinh thường thì nấm và vi khuẩn từ âm đạo có thể dính vào người thai nhi gây ra các bệnh như viêm niêm mạc miệng, viêm da, viêm hô hấp, viêm mắt,v..v; nguy hiểm hơn cả bé gái dễ mắc nấm âm đạo bẩm sinh. Nếu chị em mang thai lại bị nhiễm nấm trong 3 tháng cuối cũng rất khó dùng thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt đến bé.

 ✽ Khi bị nấm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi: Như đã đề cập ở trên chị em cũng thấy nhiễm nấm âm đạo trong thời gian mang thai ảnh hưởng rất lớn đến bé, cụ thể: Mẹ không đủ sức khỏe và dinh dưỡng nuôi bé hoặc sử dụng thuốc chữa bệnh ảnh hưởng xấu đến thai nhi; Bệnh gây hại trực tiếp cho thai nhi bằng cách tạo ra những thay đổi dẫn đến bất thường khi sinh; nấm âm đạo còn kích thích chuyển dạ sớm hoặc sẩy thai; Nếu không chữa trị khi bé sinh thường có thể gây nhiễm nấm gồm bệnh nấm da, nấm miệng, thậm chí viêm màng não đe dọa trực tiếp tính mạng của bé.

Khi bị nấm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi

 ✽ Cách phòng ngừa bị nấm khi mang thai: Nếu chị em muốn phòng tránh nhiễm nấm cần lưu ý những điều sau

  ➧ Khi quan hệ tình dục: Khi quan hệ tình dục trong lúc mang thai nên dùng bao cao su và hạn chế quan hệ bằng miệng. 

  ➧ Chú ý vệ sinh: Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ và đúng cách, không dùng chung đồ lót với người khác và quần lót luôn rộng thông thoáng, tắm ngay sau khi bơi, tránh để đồ lót và quần áo ẩm,v..v. Đặc biệt, không thụt rửa âm đạo, tránh dùng dung dịch vệ sinh có mùi thơm và chất tẩy rửa mạnh, không xịt nước hoa vào vùng kín.

  ➧ Chế độ ăn dinh dưỡng: Mẹ bầu cần cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất thiết yếu, hạn chế lượng đường trong cơ thể.

  ➧ Tập luyện sức khỏe: Nên thực hiện các bài tập nhẹ hoặc yoga để tăng sức đề kháng; cần nghỉ ngơi nhiều để tăng hệ miễn dịch. Chị em thai phụ cũng cần lưu ý uống ít nhất 2 lít  nước lọc giúp điện giải cho cơ thể.

clickHy vọng những thông tin mà bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị cung cấp đã giúp chị em giải đáp tốt nghi vấn bà bầu bị nấm có nguy hiểm không?