Nội dung
Tình trạng nổi mụn cứng ở vùng lông mu khá phổ biến nhưng tiềm ẩn sau đó là nhiều nguy hiểm khó lường. Tuy nhiên, ít người bệnh quan tâm bị nổi mụn cứng ở vùng lông mu là bị gì? nên rất dễ gây ra các biến chứng tai hại về sau này.

Bị nổi mụn cứng ở vùng lông mu là bị gì?
Lông mu có ý chỉ phần lông mọc ở vùng kín của cả nam và nữ khi đến tuổi trưởng thành. Phần lông này giúp giữ ấm và cân bằng nhiệt độ tại khu vực nhạy cảm. Ngoài ra, lông mu còn giúp ngăn mùi hôi và bụi bẩn bên ngoài ảnh hưởng đến vùng kín.
Tình trạng nổi mụn cứng ở vùng lông mu là lúc xuất hiện những nốt mụn cứng, mụn thịt gây ngứa ngáy khó chịu. Nếu không chữa trị trong thời gian dài các nốt mụn sẽ lây lan sang các vùng xung và mọc thành từng đám. Tuy nhiên, khi bạn thấy nổi mụn cứng ở vùng lông mu thì không nên chủ quan bỏ qua những triệu chứng bất thường. Vì tình trạng đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý như:
Căn bệnh sùi mào gà nguy hiểm
Căn bệnh này còn được biết đến với các tên khác là mụn cóc sinh dục nằm trong Top đầu các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cực kỳ nguy hiểm. Vì tốc độ lây nhiễm khá nhanh chỉ đứng sau HIV/AIDS.
Bệnh mụn cóc sinh dục do virus HPV (Human Papilloma Virus) tấn công vào cơ thể. Căn bệnh này có nhiều tuýp với mức ảnh hưởng lên cơ thể khác nhau. Đặc biệt, tuýp HPV 16, HPV 18 tăng nguy cơ mắc căn bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,… sẽ đe dọa mạng sống của người bệnh.
Căn bệnh sùi mào gà có thể phát hiện trong thời kỳ ủ bệnh bằng cách phết dịch cổ tử cung và âm đạo (ở nữ giới). Nam giới xét nghiệm khi dương vật đã xuất hiện các nốt sùi. Chính vì vậy, tỷ lệ nam giới lây nhiễm cho bạn tình ở mức khá cao.
Khi virus HPV tấn công vào cơ thể, người bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh thường là từ 3 tuần – 8 tháng, trung bình khoảng 3 tháng sẽ thấy các dấu hiệu bệnh như:
Ban đầu là nốt đỏ, sau đó chúng tập trung thành các nốt sùi với nhiều hình dạng khác nhau như nhú gai, mồng gà, súp lơ, nốt mụn cứng,… thường mọc ở vùng kín, tầng sinh môn, vùng hậu môn, vùng bìu, niệu đạo, bên trong cả âm đạo, cổ tử cung, ở miệng, lưỡi, nướu, họng,… Ở nữ giới còn kèm theo khí hư ra nhiều, màu trắng đục, hôi và rất rát,….
Căn bệnh mụn rộp sinh dục
Bệnh này nguy hiểm không kém sùi mào gà và tốc độ lây nhiễm cũng rất nhanh. Mụn rộp sinh dục do do virus HSV (Herpes Simplex Virus) tuýp 2 tấn công và gây bệnh. Khác với sùi mào gà có thể kéo dài tận vài tháng thì bệnh mụn rộp sinh dục lại ủ bệnh nhanh chỉ vỏn vẹn 3 đến 14 ngày sau khi virus HSV vào cơ thể. Người bệnh thường thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau:
Ở vị trí như âm đạo, quy đầu, bao quy đầu, hậu môn, họng,… xuất hiện chấm ban màu đỏ hoặc hồng gây ngứa rát. Sau đó, nổi mụn nước li ti tụ thành thành từng đám và khi mụn nước vỡ sẽ gây đau rát khó chịu cực kỳ, nữ giới dễ bị tình trạng huyết trắng tanh hôi khó chịu. Ngoài ra, bệnh còn có cả các triệu chứng toàn thân như nổi ban, bị nóng sốt, bị đau cơ, bị đau khớp, bị sưng hạch bạch huyết và lượng bạch cầu trong máu tăng cao.
Bệnh mụn rộp sinh dục đe dọa trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em vì dễ gây tình trạng sẩy thai, sinh non, thậm chí thai chết lưu, lây nhiễm bệnh cho thai nhi. Ngoài ra, bệnh xuất hiện lần đầu không có sẹo nhưng lần sau trở lại sẽ xuất hiện nhiều sẹo mất thẩm mỹ.
U nang bã nhờn
Khi bạn thấy tình trạng nổi mụn cứng ở vùng lông mu thì không nên bỏ qua trường hợp này. Tuy nhiên, đa phần u nang bã nhờn thường lành tính và bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào tại vùng kín. Dấu hiệu nhận biết các u nang bã nhờn thường có màu trắng, mọc đơn lẻ và có thể tự biến mất.
Bị bệnh viêm lỗ chân lông hoặc lông vùng kín mọc ngược
Nguyên nhân chủ yếu cho tình trạng này rất có thể là do mặc đồ lót chật, không giặt sạch để khô ráo,… Ngoài ra, còn do bạn vệ sinh vùng kín không sạch sẽ và sai cách.
Do sinh lý cơ thể
Do quan hệ tình dục không an toàn: Khi giao hợp không đụng đến các biện pháp bảo vệ an toàn như không sử du bao cao su sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nổi mụn cứng tại vùng lông mu do bệnh sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, mụn cóc sinh dục… gây ra.
Vệ sinh vùng kín quá qua loa: Việc vệ sinh vùng kín đúng cách và thường xuyên sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích. Tuy nhiên, bạn vệ sinh vùng kín sai cách hoặc làm quá sạch cũng sẽ tạo cơ hội cho các nốt mụn cứng xuất hiện, đặc biệt là khi mắc bệnh nam khoa và phụ khoa.
Nội tiết tố bên trong cơ thể bị thay đổi: Lượng Androgen bị tăng sinh quá mức khiến nội tiết bị thay đổi, dẫn đến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến cho nang lông tiết ra nhiều bã nhờn dẫn đến nổi mụn cứng tại vùng lông mu.
Ngoài ra, nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mụn cứng tại vùng kín có thể do dị ứng hóa chất, băng vệ sinh, dị ứng thuốc, dị ứng bao cao su,…
Bên trên là những gợi ý của chúng tôi về tình trạng nổi mụn cứng tại vùng kín. Nếu bạn không muốn nhầm lẫn tình trạng nổi mụn cứng với bệnh lý khác thì nên tiến hành thăm khám, chứ đừng tự ý chữa tại nhà khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh.

Cách xử trí khi gặp tình trạng nổi mụn cứng ở vùng lông mu
Khi bạn bắt gặp tình trạng nổi mụn cứng tại vùng lông mu thì trước tiên cần thực hiện những điều sau đây.
Tiến hành vệ sinh vùng kín: Bạn cần dùng nước sạch để vệ sinh vùng kín và khăn khô để lau lại. Với chị em vào kỳ kinh nguyệt thì càng phải giữ vệ sinh chặt chẽ hơn, cần thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 đến 6 tiếng. Bạn cần mặc quần thoáng mát nên mặc váy thay cho quần bò và thay quần lót 2 lần một ngày.
Kiêng quan hệ tình dục: Vì trong thời gian vùng kín nổi mụn nếu quan hệ tình dục sẽ gây cọ xát mạnh làm vỡ mụn và lây sang các vùng xung quanh.
Đến gặp bác sĩ: Mỗi biểu hiện của bệnh lý đều sẽ có cách chữa khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần đi thăm khám và xét nghiệm để bác sĩ có cơ sở đưa ra phác đồ chữa trị
Hiện nay, tình trạng nổi mụn cứng tại vùng lông mu được điều trị rất hiệu quả tùy vào nguyên nhân bệnh lý, cụ thể như sau:
Nội Khoa: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc đối với tình trạng bệnh lý nhẹ và tác nhân gây hại chỉ mới tấn công. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chủ yếu là thuốc uống, thuốc bôi, thuốc rửa…
Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua thuốc dùng tại nhà vì dễ khiến tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Ngoại khoa: Bác sĩ sẽ can thiệp ngoại khoa đối với trường hợp bệnh phát triển nặng. Hiện tại, các biện pháp ngoại khoa nổi bật để điều trị bệnh như ALA- PDT trong điều trị mọc mụn cứng tại vùng lông mu do sùi mào gà; dùng liệu pháp miễn dịch gene sinh học INT khi muốn điều trị mụn rộp sinh dục…
Hy vọng rằng thông tin chúng tôi cung cấp đã giải thích được nghi vấn bị nổi mụn cứng ở vùng lông mu là bị gì? Từ đó, bạn sẽ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân.