Viêm tuyến sữa gây cảm giác đau đớn do mô vú bị viêm. Thông thường biểu hiện viêm tuyến sữa sẽ xảy ra ở phụ nữ đang cho con bú, đặc biệt là vào ba tháng đầu sau sinh. Tình trạng này khiến việc sinh hoạt hằng ngày trở nên rối loạn, thậm chí dẫn đến kiệt sức. Nếu chị em muốn biết chi tiết hãy tham khảo bài viết biểu hiện của viêm tắc tuyến sữa sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm về tình trạng viêm tắc tuyến sữa ở phụ nữ sau sinh

Viêm tắc tuyến sữa (hay còn có hàng loạt tên khác như viêm tuyến sữa, viêm vú hoặc viêm tuyến vú) chỉ tình trạng nhiễm trùng chảy ra ở các mô vú dẫn đến cơn đau ngực, phần vú còn bị nóng – sưng đỏ. Như đã đề cập, bệnh viêm nhiễm này xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến vẫn là chị em đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Thông thường viêm tắc tuyến sữa xảy ra trong khoảng từ 1 đến 3 tháng sau khi sinh, nhưng với trường hợp chưa có con và phụ nữ sau sinh cũng không được loại trừ.  Thế nên, chúng tôi khuyên chị em nên đi tầm soát vùng ngực nếu thấy có các dấu hiệu lạ.

Nhận biết các biểu hiện viêm tuyến sữa phổ biến

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho hay thì biểu hiện viêm tuyến sữa thường xuất hiện một cách đột ngột có thể kể đến là:

tendo Chị em bị đau phần vú và chạm vào cảm thấy ấm ấm, luôn bị đau nhức và mệt mỏi. 

tendo Phần vú bị sưng lên kéo theo đó là dòng sữa ra không đều cũng là biểu hiện viêm tuyến sữa.

tendo Viêm tắc tuyến sữa không nên loại trừ màu sắc sa quanh vùng ngực trở nên đỏ nhẹ. Khi sờ vào vùng ngực thấy cảm giác như có hạch hoặc khối u cứng vùng ngực có thể chính là biểu hiện viêm tuyến sữa mà mẹ bỉm đừng bỏ qua.

Nhận biết các biểu hiện viêm tuyến sữa phổ biến

tendo Ngoài ra, cơ thể của chị em có biểu hiện phát sốt, bị ớn lạnh, tức ngực, đau đầu, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi ngả vàng. 

tendo Nếu tình trạng viêm tuyến sữa chuyển sang giai đoạn làm mủ thì bầu vú sẽ bắt đầu sưng to lên, làn da trở nên đỏ nóng từng đám hoặc toàn bộ vú, cơn đau nhức tăng dần, cơ thể sốt cao không giảm và mưng mủ cục bộ. Lúc này, cơ thể chị em sẽ vô cùng khó chịu, chất lưỡi đỏ có rêu lưỡi vàng và luôn khát nước.

tendo Mặc dù viêm tuyến sữa thường xảy trong vài tuần đầu tiên khi chị em cho con bú nhưng vẫn có thể xảy ở bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian cho con bé bú. Đa phần tình trạng viêm tuyến sữa chỉ ảnh hưởng đến một bên vú chứ không phải cả hai bên.

tendo Lưu ý rằng: Nếu bệnh viêm tuyến sữa không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra biến chứng áp xe tại ổ viêm, viêm xơ tuyến vú mãn tính, nhiễm khuẩn nặng, thậm chí dẫn đến hoại tử vú. Chính vì vậy, chị em muốn tránh tai biến nguy hiểm thì ngay khi phát hiện biểu hiện viêm tuyến sữa nên đến trung tâm chuyên khoa để xử lý kịp thời. 

Lý do nào khiến chị em bị viêm tắc tuyến sữa? 

Tình trạng viêm tắc tuyến sữa xảy ra với đa dạng nguyên nhân nhưng phổ biến vẫn là những điều sau: 

tenhong Do ống dẫn sữa bị tắc: nếu vú không hoàn toàn trống rỗng sau khi cho bé bú thì ống dẫn sữa rất dễ bị tắc. Với sự tắc nghẽn này sẽ sinh ra hiện tượng sữa chảy ngược vào trong dẫn đến nhiễm trùng vú. 

tenhong Do bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào vú: Vi khuẩn xuất phát từ bề mặt da hoặc trong miệng của bé có thể dễ dàng xâm nhập vào ống dẫn sữa thông qua những vết nứt trên núm vú hoặc qua lỗ mở của ống dẫn sữa. Hơn thế nữa, môi trường sữa ứ đọng trong tuyến vú tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và tấn công gây bệnh.

Lý do nào khiến chị em bị viêm tắc tuyến sữa? 

tenhong Trường hợp viêm tuyến sữa ở chị em không cho con bú: Theo nhiều nghiên cứu cho hay phụ nữ khỏe mạnh thường rất hiếm bị viêm tuyến sữa. Thế nhưng vẫn có vài trường hợp ngoại lệ như mắc bệnh tiểu đường, bệnh “thế kỷ” AIDS hoặc do hệ thống miễn dịch yếu,…

tenhong​​​​​​​ Phụ nữ mãn kinh: Viêm tuyến sữa có thể xuất phát từ vấn đề viêm các ống dẫn dưới núm vú mãn tính. Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể dễ gây tắc nghẽn các ống dẫn sữa do các tế bào da phát triển nhiều, nếu tắc ống dẫn sữa sẽ khiến vú bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số trường hợp vẫn tái phát nhiễm trùng sau khi ngừng điều trị bằng kháng sinh.

tenhong​​​​​​​ Ngoài ra, viêm tắc tuyến sữa còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như dãn cách quá dài giữa những lần cho bé bú, mặc áo lót quá chật, chỉ cho bé bú 1 bên vú, mẹ bỉm có  tiền sử bệnh viêm tắc tuyến sữa, thực hiện nặn sữa không đúng cách khiến núm vú bị tổn thương, vệ sinh vú sai cách để sữa bị ứ đọng và không thông,…

Chị em muốn biết chắc tình trạng viêm tuyến sữa của bản thân bắt nguồn từ nguyên nhân nào thì hãy đến trung tâm chuyên khoa để có kết quả chính xác. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Biện pháp giải quyết nào cho tình trạng viêm tắc tuyến sữa?

Như đã đề cập, khi mẹ bỉm thấy các biểu hiện viêm tuyến sữa nên nhanh chóng đến các trung tâm chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám cụ thể. Đa phần chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện viêm tuyến sữa rồi thăm khám lâm sàng, kèm theo đó sẽ thực hiện xét nghiệm máu, kiểm tra tuyến sữa hoặc lấy mẫu mô ở miệng trẻ để củng cố chẩn đoán, từ đó mới xác định biện pháp điều trị viêm tuyến sữa phù hợp. Hiện nay, với viêm tuyến sữa thì có các biện pháp tương ứng như: 

ghihongDùng thuốc kháng sinh: Vào những ngày đầu, mẹ bỉm sẽ phải dùng đến thuốc kháng sinh toàn thân bằng cách tiêm tĩnh mạch, sau đó mới chuyển sang thuốc uống. Bên cạnh đó, trong vài trường hợp thì bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc giảm đau thích hợp. Chị em không được tự ý dùng thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa nhận được chỉ định từ phía bác sĩ phụ trách.

ghihongTiến hành trích dẫn lưu ổ viêm: Với trường hợp viêm nhiễm biến chuyển nặng thành áp xe thì bác sĩ buộc phải  tiến hành trích dẫn lưu ổ viêm. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tư vấn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ hợp lý để mẹ bỉm mau hồi phục và chống lại sự nhiễm trùng.

Biện pháp giải quyết nào cho tình trạng viêm tắc tuyến sữa?

Chị em ngoài việc nắm được biện pháp chữa trị thì cũng nên bỏ túi cách phòng ngừa viêm tuyến sữa để không phải lăng tăng lo lắng biến chứng của bệnh. Song hành với điều trị thì chị em cần thay đổi những thói quen sinh hoạt để cải thiện nhanh chóng các biểu hiện viêm tuyến sữa giúp đẩy lùi khả năng bị viêm tuyến sữa thông qua các biện pháp sau: 

tickxanh Chị em cần lưu tâm vấn đề vệ sinh phần vú, đặc biệt là trong thời gian đầu cho con bú, bằng cách luôn rửa tay sạch và giữ vệ sinh phần núm vú. Điều này sẽ hạn chế các tác nhân gây nứt và khô da, ngoài ra cần uống nhiều nước để tránh thiếu nước.

tickxanh​​​​​​​ Mẹ nên thường xuyên thay đổi tư thế và vị trí bú cho trẻ.

tickxanh​​​​​​​ Hạn chế tối đa việc mặc áo ngực bó sát (ít nhất cho đến khi các biểu hiện được cải thiện).

tickxanh​​​​​​​ Chị em có thể dùng khăn ấm hoặc vòi hoa sen có nước ấm để tiếp xúc với bề mặt vú giúp giảm bớt cơn đau hoặc làm trống ống dẫn sữa sau khi con bú. 

saoxanhNếu bạn đang gặp rắc rối về tình trạng tuyến vú có thể liên hệ Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để nhận trợ giúp. Hy vọng qua những thông tin vừa đề cập bạn đã phần nào biết được biểu hiện viêm tuyến sữa. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc chưa hiểu rõ hãy gọi vào số [sodt] hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp cụ thể hơn.