Các chỉ số thai nhi chính là bằng chứng chân thực nhất thể hiện được sự phát triển của thai nhi từ lúc mới hình thành cho đến khi ra đời. Bên cạnh đó việc theo dõi chỉ số thai nhi định kỳ còn giúp mẹ bầu biết được sự phát triển của bé ở từng giai đoạn, đồng thời có sự điều chỉnh và can thiệp kịp thời khi cần thiết. Vậy các chỉ số thai nhi theo tiêu chuẩn WHO gồm những gì và có ý nghĩa như thế nào đối với mẹ bầu và thai nhi, hãy cùng Phòng khám đa khoa Hữu Nghị đi tìm lời giải qua bài viết dưới đây.

Tác dụng của việc theo dõi các chỉ số thai nhi

Trước khi biết được cách đọc các chỉ số thai nhi chính xác cần tìm hiểu ý nghĩa và tác dụng của việc theo dõi chỉ số thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Chỉ số thai nhi chính là sự thay đổi của các con số theo thời gian bao gồm đường kính lưỡng đỉnh, đường kính túi thai, chi vi đầu, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi, cân nặng,… của thai nhi. 

Chỉ số thai nhi sẽ được xác định cụ thể thông qua những ký hiệu viết tắt được thể hiện trên kết quả thăm khám, siêu âm thai nhi định kỳ. Việc theo dõi các chỉ số thai nhi sẽ giúp mẹ bầu nắm được sự phát triển, lớn lên của bé con qua từng giai đoạn thai kỳ. Bên cạnh đó còn giúp các bác sĩ theo dõi và đánh giá được thực trạng phát triển của thai nhi, sớm phát hiện dấu hiệu bất thường để đưa ra các cách giải quyết kịp thời và phù hợp.

Các chỉ số thai nhi sẽ giúp theo dõi sự hình thành và phát triển của bào thai

Các chỉ số thai nhi sẽ giúp theo dõi sự hình thành và phát triển của bào thai

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

>>> Xem thêm: NGUYÊN NHÂN THAI KHÔNG PHÁT TRIỂN LÀ GÌ?

Tìm hiểu ý nghĩa và ký hiệu của các chỉ số thai nhi chuẩn WHO

Chỉ số thai nhi có rất nhiều thuật ngữ và các ký hiệu khác nhau. Dưới đây là một số chỉ số thông dụng và phổ biến nhất nên tham khảo:

GA – Gestational age: đây là ký hiệu của tuổi thai nhi. Thông thường, tuổi thai sẽ được bắt đầu tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối về sau.

GSD – Gestational Sac Diameter: đây là đường kính của túi thai, chỉ số này được hình thành từ ngày đầu của thai kỳ, lúc thai nhi chưa bắt đầu hình thành các cơ quan.

BPD – Gestational Diameter: ký hiệu của đường kính lưỡng đỉnh, được đo từ đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu thai nhi.

EFW – Estimated Fetal Weight: là ký hiệu của cân nặng của thai nhi ước tính.

FL – Femur Length: ký hiệu xác định chiều dài xương đùi ước tính của thai nhi.

CRL – Crown rump length: ký hiệu của chiều dài đầu mông. Thông thường trong giai đoạn đầu thai kỳ, các bé thường cuộn tròn người lại nên rất khó đo chiều dài toàn thân. Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, chiều dài đầu – mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.

Một số ký hiệu khác biểu thị chỉ số thai nhi thường gặp:

TTD – Transverse trunk diameter: đường kính ngang bụng của thai nhi

APTD – Anterior Posterior Thigh Diameter: đường kính trước và sau bụng của thai nhi

AC – Abdominal circumference: ký hiệu viết tắt của chu vi vòng bụng thai nhi

HC – Head Circumference: chu vi đầu của thai nhi

AFI – Amniotic fluid index: viết tắt của chỉ số nước ối

EDD – Estimated date of delivery: ngày dự sinh thai nhi được ước đoán.

Các thuật ngữ liên quan phổ biến:

FBP – Fetal Biophysical Profile: có nghĩa là sơ lược tình trạng sinh lý của thai nhi.

FG – Fetal Growth: có nghĩa là sự phát triển của thai nhi

FHR – Fetal Heart Rate: có nghĩa là nhịp tim của thai nhi

FM – Fetal Movement: mang nghĩa sự di chuyển của thai nhi.

PL – Placenta Level: đánh giá mức độ phát triển của nhau thai

FBM – Fetal Breathing Movement: có nghĩa là sự dịch chuyển hô hấp 

Mẹ bầu và bác sĩ sẽ biết được tình hình phát triển của bé thông qua các chỉ số thai nhi

Mẹ bầu và bác sĩ sẽ biết được tình hình phát triển của bé thông qua các chỉ số thai nhi

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các chỉ số thai nhi theo tuần dựa vào tiêu chuẩn WHO

Chỉ số thai nhi được đưa ra dựa trên kết quả siêu âm với hình ảnh rõ nét qua từng giai đoạn thai kỳ, cụ thể:

Giai đoạn từ 0 – 4 tuần tuổi

Vào giai đoạn này, phôi thai mới phát triển nên còn rất nhỏ. Các mẹ sẽ khó nhận biết sự thay đổi của cơ thể, chỉ xuất hiện ốm nghén hoặc trễ kinh thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Ở thời điểm này, với siêu âm mẹ bầu chỉ có thể xác định được bản thân có mang thai hay không. Ngoài ra các chỉ số thai nhi không hiện rõ trong giai đoạn đầu này của thai kỳ.

Giai đoạn từ 4 –  6 tuần tuổi

Bắt đầu từ tuần thai thứ 4 trở đi, chỉ số thai nhi mới được hiển thị rõ ràng. Đường kính thai nhi (GSD)  sẽ thể hiện được sự phát triển của thai nhi. Hết tuần thứ 6 của thai kỳ, thông qua kết quả siêu âm có thể xác định được chiều dài đầu – mông (CRL) của thai nhi.

Thai 4 tuần tuổi: GSD từ 3 – 6 mm

Thai 5 tuần tuổi: GSD từ 6 – 12 mm

Thai 6 tuần tuổi: GSD từ 14 – 25 mm, CRL đạt từ 4 – 7 mm

Giai đoạn từ 7 – 20 tuần tuổi

Đây được xem là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Trong đó tại tuần thai thứ 13, mẹ bầu hầu như có thể biết tất cả các thông số thai nhi thông qua phương pháp siêu âm.

Thai 7 tuần tuổi: CRL đạt 9 – 15 mm, EFW đạt 0.5 – 2 g

Thai 8 tuần tuổi: CRL đạt 16 – 22 mm, EFW đạt 1 – 3 g

Thai 9 tuần tuổi: CRL đạt 23 – 30 mm, EFW đạt 3 – 5 g

Thai 10 tuần tuổi: CRL đạt 31 – 40 mm, EFW đạt 5 – 7 g

Thai 11 tuần tuổi: CRL đạt 41 – 51 mm, EFW đạt 12 – 15 g

Thai 12 tuần tuổi: CRL đạt 53 mm, EFW đạt 18 – 25 g

Thai 13 tuần tuổi: CRL đạt 74 mm, EFW đạt 35 – 50 g, BPD đạt 21 mm

Thai 14 tuần tuổi: CRL đạt 87 mm, EFW đạt 60 – 80g, BPD đạt 25 mm, FL đạt 14 mm

Thai 15 tuần tuổi: CRL đạt 101 mm, EFW đạt 90 – 110g, BPD đạt 29 mm, FL đạt 17 mm

Thai 16 tuần tuổi: CRL đạt 116 mm, EFW đạt 121 – 171 g, BPD đạt 32 mm, FL đạt 20 mm

Thai 17 tuần tuổi: CRL đạt 130 mm, EFW đạt 150 – 212 g, BPD đạt 36 mm, FL đạt 23 mm

Thai 18 tuần tuổi: CRL đạt 142 mm, EFW đạt 185 – 261 g, BPD đạt 39 mm, FL đạt 25 mm

Thai 19 tuần tuổi: CRL đạt 164 mm, EFW đạt 275 – 387 g, BPD đạt 46 mm, FL đạt 31 mm

Giai đoạn từ 21 – 40 tuần tuổi

Thai nhi phát triển trong giai đoạn này vô cùng nhanh chóng và dường như đang dần hoàn thiện tất cả các bộ phận trong cơ thể. Các chỉ số thai nhi trong các lần siêu âm trong giai đoạn này cũng có sự thay đổi rõ rệt.

Thai 21 tuần tuổi: CRL đạt 26.7 mm, EFW đạt 275 – 387 g, BPD đạt 46 mm, FL đạt 31 mm.

Thai 30 tuần tuổi: CRL đạt 39.9 mm, EFW đạt 1559 g, BPD đạt 76 mm, FL đạt 56 mm.

Thai 40 tuần tuổi: CRL đạt 51.2 mm, EFW đạt 3619 g, BPD đạt 94 mm, FL đạt 74 mm.

Khi đi khám thai và siêu âm, các bác sĩ sẽ giải thích các chỉ số thai nhi cơ bản dựa trên các thông số đường kính lưỡng đỉnh, chu vi đầu, chiều dài xương đùi, cân nặng ước tính,… Đồng thời sẽ so sánh kết quả với chỉ số chuẩn theo tuần thai đã được nghiên cứu và xác nhận. Tuy nhiên các chỉ số tuổi thai không mang tính chất hoàn toàn tuyệt đối, đây chỉ là những dự đoán mang tính tham khảo. Do đó các mẹ không nên cố gắng gượng ép sự phát triển của trẻ để gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

Các chỉ số thai nhi thay đổi theo từng tuổi tuần thai kỳ

Các chỉ số thai nhi thay đổi theo từng tuổi tuần thai kỳ

Tóm lại các chỉ số thai nhi giúp mẹ bầu có thể theo dõi sự hình thành và phát triển của thai nhi, xem bé con có đang phát triển ổn định và lớn lên mỗi ngày hay không. Đồng thời việc thăm khám thai nhi định kỳ giúp bác sĩ nhìn rõ các chỉ số thai nhi bất thường để có phương pháp can thiệp và giải quyết kịp thời.

Phòng khám đa khoa Hữu Nghị là một trong các cơ sở thăm khám sức khỏe uy tín và chất lượng hàng đầu tại Đà Nẵng. Tại đây chúng tôi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có nhiều năm trong nghề luôn sẵn sàng thăm khám, tư vấn và điều trị cho quý khách hàng. Với lộ trình điều trị bài bản và được niêm yết giá chi tiết nên quý khách đến thăm khám và điều trị tại phòng khám có thể an tâm về chất lượng và chi phí dịch vụ tại đây. Cơ sở phòng khám khang trang với đầy đủ trang thiết bị thăm khám, chữa bệnh sẽ môi trường thoải mái và chuyên nghiệp nhất phục vụ tất cả khách hàng khi đến phòng khám chúng tôi.

Nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc cần giải đáp, vui lòng nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi qua [sodt] hoặc chat trực tuyến tại >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để các chuyên gia tại Phòng khám có thể giải đáp chi tiết và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.