Nhiều người lo lắng khi xem qua kết quả xét nghiệm số lượng bạch cầu tăng khá cao. Tình trạng này xảy ra giống như một lời cảnh báo sức khỏe đang gặp nguy hiểm. Đâu là cách điều trị bệnh bạch cầu tăng cao? Để tránh đi tối đa các biến chứng nguy hiểm về sau.
Tìm hiểu về tình trạng bạch cầu tăng cao
Trước khi tìm cho mình một cách điều trị bệnh bạch cầu tăng cao hiệu quả thì bệnh nhân cần nắm rõ về tình trạng bạch cầu tăng và nguyên nhân. Để từ đó, bạn có thể xác định cách điều trị bệnh bạch cầu tăng cao.
Hiện tượng bạch cầu tăng cao là bệnh gì?
Hiện tượng này là số lượng tế bào bạch cầu trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường (dao động trong khoảng 4.000/ml – 8.000/ml, nếu trên 8.000/ml là bạch cầu cao). Bạch cầu tăng cao rất phổ biến thường xuất hiện khi bị nhiễm trùng và đến lúc hết viêm nhiễm thì số lượng bạch cầu sẽ quay lại mức bình thường.
Các trường hợp bị nhiễm trùng cơ quan trong cơ thể như bị viêm phổi, viêm ruột thừa, áp-xe gan… dẫn đến số lượng bạch cầu tăng khá cao thậm chí trên 20.000/ml. Thế nhưng, bạch cầu tăng cao quá 100.000/ml thì rất có thể do bệnh ung thư của hệ tạo máu còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.
Trường hợp nguy hiểm là sự gia tăng bạch cầu quá mức cần thiết và kéo dài. Tuy rằng, bạch cầu tăng lên nhiều nhưng các tế bào bạch cầu này lại không có cơ thể chống tác nhân gây bệnh, kể cả những viêm nhiễm bình thường. Hơn nữa, chúng tích tụ gây cản trở quá trình lưu thông máu và can thiệp vào một số chức năng quan trọng của cơ thể gồm việc sản xuất ra tế bào máu khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây ra tình trạng bạch cầu tăng
Theo một số kết quả nghiên cứu thì khi bạch cầu tăng có thể là do một số nguyên nhân sau đây gây ra:
Bị nhiễm trùng cơ thể: Tình trạng này là một trong nhiều nguyên nhân chính gây ra tình trạng bạch cầu tăng cao. Vì khi cơ thể bị nhiễm trùng sẽ tự động gia tăng số lượng bạch cầu nhằm giúp bảo vệ khỏi các tác nhân gây viêm nhiễm.
Do yếu tố di truyền trong gia đình: Trong một gia đình nếu có thành viên mắc bệnh bạch cầu tăng cao thì khả năng bạn mắc bệnh là không thể tránh khỏi.
Bị tình trạng rối loạn di truyền: gồm các hội chứng Bloom, Wiskott Aldrich, hội chứng đao,…
Lối sống kém khoa học: Người thường hay hút thuốc, làm việc trong môi trường bức xạ, tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại,… sẽ có nguy cơ bị tình trạng bạch cầu tăng cao hơn so với người thường.
Điều trị ung thư: Những người bệnh ung thư đang được chữa trị thường xuyên sẽ bị hiện tượng bạch cầu tăng cao bất thường trong cơ thể. Vì khi điều trị cơ thể phải chịu một lượng lớn hóa trị và xạ trị khiến bạch cầu tăng lên cao.
Mắc bệnh lý khác: trong một số trường hợp mắc bệnh về tủy xương và bệnh tự nhiễm cũng gây ra tình trạng bạch cầu tăng cao.
Nếu bạn để số lượng bạch cầu tăng cao trong cơ thể quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là đe dọa tính mạng. Chính vì vậy, việc tìm kiếm cách điều trị bệnh bạch cầu tăng cao là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý một số biện pháp giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe an toàn.
Những cách điều trị bệnh bạch cầu tăng cao
Bạn cần theo dõi cơ thể mình mỗi ngày để sớm nhận thấy sự bất thường khi bạch cầu tăng cao, từ đó kịp thời thăm khám và tiến hành xét nghiệm máu để nắm được kết quả chuẩn xác liệu có phải chính mình đang bị bạch cầu tăng cao hay không. Ngoài ra, bác sĩ cần phải xem xét số lượng bạch cầu, mức độ trong từng giai đoạn của bệnh và cả tình trạng sức khỏe của bạn mà sẽ triển khai phác đồ chăm sóc sức khỏe và cách điều trị bệnh bạch cầu tăng cao phù hợp, cụ thể như sau:
Việc chăm sóc cơ thể khi mắc bệnh
Đầu tiên, người bệnh sẽ được cẩn thận xét nghiệm máu và xác định nguyên nhân gây nên tình trạng bạch cầu trong máu tăng cao. Người bệnh cần đến trung tâm chuyên khoa để được bác sĩ trực tiếp thực hiện.
Với trường hợp viêm nhiễm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng để tập trung chữa trị cho bộ phận bị nhiễm trùng. Mục đích của việc này là kiểm soát viêm nhiễm dần dần để chúng biến mất thì số lượng bạch cầu sẽ tự động hạ xuống mức bình thường.
Chú ý quá trình nạp thực phẩm
Đối với căn bệnh bạch cầu tăng cao thì thực phẩm cũng có ảnh hưởng khá lớn. Do đó, người bệnh cần chú ý việc nên ăn hoặc kiêng một số thực phẩm sau:
Thực phẩm bạn nên bổ sung
►Dùng củ dền: Loại củ này giúp cải thiện và tăng nhanh lượng hồng cầu trong máu. Bạn có thể dùng củ dền để uống, nấu cháo, làm súp,… và có thể chế biến loại củ này thành các món ăn đa dạng khác nhau.
►Thêm hải sản vào thực đơn: Đây là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cải thiện quá trình sản xuất hồng cầu. Khi người bệnh bổ sung hải sản vào bữa ăn như cá, tôm, cua, hàu,… sẽ giúp hồng cầu trong máu tăng đáng kể.
►Bổ sung các loại thịt đỏ: Đó là các loại thịt như bò, dê,… chúng chứa lượng chất sắt khá lớn. Chất sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo hồng cầu bị tổn thương và hỗ trợ sản sinh thêm nhiều hồng cầu mới.
►Dùng bí ngô: Trong bí ngô chứa khá nhiều Vitamin A giúp cơ thể tái tạo được protein và tiểu cầu cần thiết. Từ đó, hồng cầu sẽ được sản sinh nhiều hơn. Bạn có thể nấu bí ngô đa dạng món để ăn hằng ngày.
Ngoài ra, người bị bạch cầu tăng cao nên ăn thêm rau má và củ cải.
Bạch cầu tăng cao nên kiêng ăn
Với người bị bạch cầu tăng cao trong máu ngoài những thực phẩm nên ăn kể trên thì phải kiêng một số loại thực phẩm có thể gia tăng nhiều bạch cầu khiến cho tình trạng của bạn ngày một trầm trọng hơn, gồm có:
►Không dùng trà xanh: Vì trong trà xanh chứa rất nhiều chất chống oxy hóa sẽ kích thích sản sinh ra nhiều bạch cầu trong máu nên càng làm tình trạng bệnh của bạn nặng hơn.
►Không ăn tỏi: Dù tỏi thường nằm trên kệ bếp của bạn nhưng chúng không hề hợp với người đang bị bạch cầu tăng cao trong máu. Vì tỏi làm tăng cường hệ miễn dịch tức là tăng bạch cầu, bạn chỉ nên dùng chúng khi bạch cầu đã ổn định.
►Không dùng Vitamin C: Đã bị bạch cầu cao thì cần tránh dùng nhiều vitamin C. Do chất này sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều bạch cầu trong máu lấn áp cả lượng hồng cầu.
►Không dùng sữa chua: Dù sữa chua được khuyến cáo là có rất nhiều lợi ích đặc biệt là về hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong sữa có chứa probiotic sẽ làm tăng số lượng bạch cầu trong máu. Do đó, người bị bạch cầu cao nên hạn chế sử dụng sữa chua.
Các cách chữa trị bệnh bạch cầu tăng cao hiệu quả
Khi phát hiện bệnh thì việc đến trung tâm y khoa thăm khám và chữa trị là điều không tránh được. Vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bạch cầu tăng nhưng trong số đó không thể chỉ điều trị tại nhà mà phải có sự can thiệp của bác sĩ. Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh lý và sức khỏe của bệnh nhân mà sắp xếp biện pháp phù hợp, gồm có:
+Thực hiện truyền máu
+Thực hiện các phương pháp điều trị ung thư
+Thực hiện ngay phẫu thuật cấy ghép tủy sống
Chúng tôi hy vọng những thông tin cung cấp về cách điều trị bệnh bạch cầu tăng cao sẽ giúp người bệnh có định hướng chính xác và mau chóng hồi phục sức khỏe.