Ho ban đêm bao gồm các triệu chứng như ho từ cơn, ho liên tục dai dẳng và gây mệt mỏi, khàn hoặc mất tiếng. Để loại bỏ rắc rối này, bạn cần tìm hiểu ngay các cách giảm ho ban đêm hiệu quả. Thế nên, chúng tôi sẽ dành bài viết sau để giới thiệu đến mọi người các cách giảm ho ban đêm có thể áp dụng ngay tại nhà.
Tìm hiểu về tình trạng ho kéo dài vào ban đêm
Thông thường thì ho là 1 phản xạ bình thường của cơ thể nhưng ho kéo dài, dai dẳng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, gây mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi dễ mất tập trung. Nhiều người cho rằng viêm - nhiễm trùng đường hô hấp là nguyên nhân chính gây ra các cơn ho kể cả ho kéo dài về đêm, nhưng chỉ là bề nổi của vấn đề. Bởi theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, nguyên nhân sâu xa gây ra cơn ho kéo dài về đêm là do sự tái cấu trúc của đường thở.
Khi đường hô hấp bị viêm - nhiễm trùng lâu ngày sẽ khiến cho các tế bào ở niêm mạc phổi, phế quản tăng sinh,..v..v… Hậu quả khiến cho người bệnh hít không đủ Oxy và thở ra không hết CO2, từ đó khí bị đọng lại trong phế nang sẽ kích thích niêm mạc phế quản gây ra các cơn ho kéo dài. Bên cạnh đó, tái cấu trúc còn làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm và làm tăng sự nhạy cảm với tác nhân có hại như nhiệt độ, độ âm, khói bụi,...
Các cách giảm ho ban đêm cho người lớn và trẻ nhỏ hiệu quả
Nếu tình trạng ho về đêm kéo dài thường xuyên với mức độ lẫn tần suất liên tục, thì người bệnh có thể sử dụng một số cách giảm ho ban đêm sẽ giúp giảm ho đến từ tự nhiên. Các cách giảm ho ban đêm này có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ, cụ thể như sau:
Những cách giảm ho ban đêm dành cho người lớn
Khi gặp tình trạng ho ban đêm thì người lớn có thể dùng các cách tự nhiên sau đây để cải thiện, bao gồm:
Trà thảo dược: Loại trà này giúp dịu cổ họng và giảm những triệu chứng gây ho về đêm. Hiện tại, có 2 loại thảo dược được ưu tiên dùng gồm có cây thục quỳ và vỏ cây du trơn, vì chúng sinh ra lượng lớn chất nhầy giúp làm dịu cổ họng và bớt cơn ho. Bên cạnh đó, bạn có thể nhờ vào lượng siro có trong cây bạc hà đắng làm dịu cơn ho khan và ho về đêm.
Tiến hành xong hơn bằng thảo dược: Cách trị ho này giúp người bệnh được thư giãn và giảm viêm nhiễm, cũng như giảm kích thích các ống phế quản gây ho. Bạn hãy dùng 1 cốc chứa thảo dược mộc bạc hà và bạch đàn rồi cho vào trong nồi nước hoặc bát nước lớn chứa nước sôi. Sau đó, bạn ngâm thảo dược khoảng 5 phút rồi lấy khăn trùm kín đầu và hít nhẹ nhàng hơi nước nóng, để đạt hiệu quả cần dùng mỗi ngày 1 lần.
Những cách giảm ho ban đêm dành cho trẻ nhỏ
Bên cạnh những cách trị ho về đêm cho người lớn vừa nêu trên, phụ huynh có thể sử dụng các cách chữa ho an toàn sau để giúp bé chấm dứt các cơn ho ban đêm và giúp giấc ngủ sâu - ngon hơn.
Quả quất (hoặc tắc): Phụ huynh cần chuẩn bị quả quất chín, bổ đôi làm hai rồi tách phần hạt và cho vào bát đường phèn; tiếp đến đem hấp trong nồi cơm (khi cơm đã cạn nước) hoặc đem đi hấp cách thủy. Khi nước đã được hấp chín hãy đem cho bé uống, chỉ cần từ 2 đến 4 quả quất là có thể dùng 3 lần trong ngày. Với cánh này thì người lớn vẫn có thể dùng bằng cách ăn luôn cả quả sau khi đã hấp.
Húng chanh: Cách trị họ này thì cần chuẩn bị vài lá vừa đủ dùng rồi rửa sạch và giã nát, trộn thêm khoảng 10ml nước sôi vào; chờ trong khoảng 10 phút cho nước hòa trộn với lá húng chanh rồi vắt lấy nước uống để mỗi ngày uống 2 lần. Loại lá này có vị đắng nên pha thêm chút muối hoặc chút đường phèn để cho dễ uống hơn. Tình dâu trong lá này có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản. Bài thuốc này có thể được sử dụng trong một thời gian dài không gây biến chứng.
Dùng hoa hồng trắng: Đây là 1 loại hoa chứa nhiều vitamin, đường và tinh dầu giúp cho việc chữa ho nhanh và hiệu quả hơn; dùng 4g cánh hoa hồng trộn cùng đường phèn và cho vào trong bát, hấp trong nồi cơm hoặc chưng cách thủy đến khi cánh hoa hồng ra nước rồi lấy cho trẻ uống. Bên cạnh đó, có thể dùng cánh hoa hồng tươi, 1 quả quất đã chín, 1/2 thìa đường mật ong cho hết vào bát và hấp cách thủy lấy nước để uống, có thể uống 4 lần/ngày.
Hàng loạt cách giảm ho ban đêm khác cần lưu tâm
Ngoài sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, khi bạn đọc bị ho vào ban đêm kéo dài có thể áp dụng các cách giảm ho khác sau đây:
Dùng nước muối để súc miệng trước khi ngủ: Nước muối có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị diệt khuẩn hiệu quả. Việc dùng nước muối thường xuyên sẽ giúp giảm ho và ngứa họng nhanh chóng.
Gối đầu lên cao hơn: Mỗi đêm khi ngủ bạn nên để đầu cao hơn bình thường, điều này giúp cho đường hô hấp mở và thông thoáng hơn, giúp ngăn ngừa các chất nhầy làm kích ứng cổ họng. Nhờ vào cách điều trị ho vào ban đêm đơn giản này mà các biểu hiện của ho cũng giảm bớt nhiều và cơ thể thoải mái hơn khi vào giấc ngủ.
Giữ độ ẩm ở đường thở: Khi nhiệt độ bỗng chốc thay đổi như quá lạnh hay quá nóng cũng gây bất lợi cho đường thở. Nhiệt độ lạnh hay nóng từ điều hòa, từ quạt điện, máy sưởi, v..v.. cũng khiến cho cơn ho trở nên trầm trọng hơn dễ làm cho đường thở bị khô. Lúc này, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm không khí hoặc đặt một chậu nước nhỏ trong phòng giúp cho không khí không bị khô và ẩm hơn.
Thoa dầu nóng vào huyệt dũng truyền: Đây cũng là 1 cách trị ho về đêm theo y học cổ truyền thường được áp dụng khá phổ biến, với huyệt dũng tuyền nằm ở vị trí lõm của hai lòng bàn chân. Khi bạn thoa dầu nóng lên vùng huyệt này sẽ giúp lưu thông khí huyết và làm cách này nhiều lần sẽ giảm ho rõ rệt.
Chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị vừa giới thiệu đến một số cách trị ho vào ban đêm tại nhà hiệu quả. Nếu tình trạng ho không thuyên giảm mà vẫn cứ tiếp tục thì khả năng cao bệnh ho đã chuyển biến sang mãn tính, nên nhanh chóng đến trung tâm y tế để khám và điều trị hợp lý.