Nội dung
Nếu tình trạng có thai ngoài dạ con không được hỗ trợ điều trị kịp thời dẫn đến hiện tượng vỡ ra gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng thậm chí dẫn tới tử vong. Vậy người gặp phải tình trạng có thai ngoài dạ con phải làm sao? Cách xử lý đảm tính mạng và khả năng sinh sản của chị em sẽ được gợi ý qua bài viết sau.
Tìm hiểu về tình trạng thai ngoài dạ con
Thai ngoài dạ con hay chửa ngoài tử cung đều chỉ trường hợp thai không thể làm tổ trong buồng tử cung. Bởi thai có thể làm tổ ở các vị trí khác như ở vòi tử cung, buồng trứng, tại cổ tử cung, trong ổ bụng, thậm chí ngoài ổ phúc mạc; nhưng hơn 95% trường hợp này xảy ra ở vòi tử cung. Tình trạng có thai ngoài dạ con thường gặp ở những phụ nữ bị dị tật ống dẫn trứng, do hẹp ống dẫn trứng bẩm sinh, hoặc từng phẫu thuật liên quan đến vòi trứng,…
Phát hiện có thai ngoài dạ con như thế nào?
Khi có thai ngoài dạ con, sản phụ có thể xuất hiện các biểu hiện giống như một thai kỳ bình thường bao gồm trễ kinh, ngực căng hoặc đau bụng, kéo theo các dấu hiệu khá như:
❏ Xuất hiện máu âm đạo bất thường: Người có thai ngoài dạ con sẽ bị ra máu trước ngày hành kinh và kéo dài gọi là rong huyết, máu màu đen không đông lại với số lượng ít.
❏ Bị đau bụng: Trên thực tế có thể phân biệt triệu chứng đau bụng của việc mang thai bình thường hoặc chửa ngoài tử cung trong giai đoạn đầu. Khi có thai ngoài dạ con, chị em có biểu hiện đau vùng bụng dưới, đau một bên, đau âm ỉ và thỉnh thoảng đau nhói. Khi khối thai ngoài tử cung phát triển thì các cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn, đặc biệt là lúc khối thai vỡ ra khiến chị em đột ngột đau bụng dữ dội, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Nếu bạn thấy những biểu hiện bất thường như trên cần nhanh chóng đến trung tâm y tế chuyên khoa để kịp thời kiểm tra và xử lý.
Tiến hành xác minh tình trạng thai ngoài tử cung ngay
Đến trung tâm chuyên khoa, bác sĩ sẽ sử dụng một số xét nghiệm sau để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng thai ngoài dạ con, bao gồm:
❖ Tiến hành xét nghiệm máu định lượng nồng độ βhCG: Thực hiện bước này sẽ giúp các chuyên gia xác định chị em có thay hay không nhưng chưa xác định được vị trí thai nằm.
❖ Siêu âm: Đến bước này, hình ảnh trên màn hình máy siêu âm sẽ chỉ ra nơi túi thai đang cư trú, có trường hợp sẽ nhìn thấy khối u ở cạnh tử cung với echo dạng hỗn hợp hoặc đôi khi thấy được hình ảnh túi thai trong vòi trứng (có thể chẩn đoán luôn là thai ngoài tử cung nhưng khó thấy). Chửa ngoài dạ con vỡ sẽ thấy máu ở ổ bụng và vùng cùng đồ khi siêu âm.
❖ Nội soi ổ bụng: Đây là biện pháp giúp chẩn đoán nhanh chóng thai ngoài tử cung với hiệu quả lên đến 99%.
[GIẢI ĐÁP] Có thai ngoài dạ con phải làm sao?
Khi khối thai phát triển ở vị trí bất thường đến một mức độ nào đó sẽ bị vỡ gây nguy hiểm cho sản phụ, nên thai ngoài dạ con không thể sinh ra được cũng không thể đẩy khối thai vào trong tử cung được. Chính vì vậy, chị em phải nhanh chóng loại bỏ thai ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý một số biện pháp đang được áp dụng để chữa thai ngoài tử cung.
Dùng thuốc: Trong trường hợp khối thai ngoài tử cung chưa bị vỡ và có đường kính 3cm, bác sĩ sẽ tiêm loại thuốc vào khối thai nhằm làm cho khối thai không tiếp tục phát triển sai vị trí rồi tự tiêu đi. Khi sử dụng phương pháp này ống dẫn trứng vẫn được bảo tồn, nhưng cần dựa trên kết quả xét nghiệm nồng độ βhCG của bệnh nhân để chọn phác đồ đơn liều hay đa liều.
► Ưu điểm: Phương pháp này mang đến tỷ lệ thành công cao; tránh được việc phẫu thuật cũng như những tai biến của thuốc mê; giúp bảo tồn được vòi trứng và duy trì khả năng sinh sản. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được theo dõi điều trị ngoại trú và không cần phải nằm viện.
► Nhược điểm: Cần thời gian theo dõi kéo dài từ 2 – 6 tuần; một số trường hợp gặp thất bại cần phải dùng thêm thuốc khác và chỉ áp dụng 3 liều. Nên bệnh nhân dễ gặp phải nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, nôn; mệt mỏi, chán ăn; loét miệng; thay đổi thị lực; rụng tóc; tiêu chảy; tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời; tác dụng phụ hiếm gặp: suy tủy, suy gan, suy thận.
Lúc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh phải tránh có thai sau khi điều trị tối thiểu là 3 tháng, đặc biệt cần tái khám và theo dõi cho đến khi nồng độ βhCG âm tính.
Phẫu thuật nội soi hỗ trợ điều trị thai ngoài tử cung: Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng với trường hợp khối thai ngoài tử cung to hơn nhưng chưa bị vỡ.
► Ưu điểm: Biện pháp này không gây đau đớn cho bệnh nhân sau khi mổ; không cần dùng kháng sinh nhiều; giúp phục hồi lại sức khỏe một cách nhanh chóng; người bệnh có thể trở lại với công việc và sinh hoạt hàng ngày sớm hơn; không để lại sẹo xấu mang tính thẩm mỹ cao; nằm viện trong thời gian ngắn và xuất viện chỉ sau 48 tiếng mổ; chi phí phải chăng.
Phẫu thuật mổ mở điều trị thai ngoài tử cung: Biện pháp này dành cho trường hợp thai ngoài tử cung đã bị vỡ, chảy nhiều máu trong ổ bụng thì bắt buộc phải tiến hành mổ mở để điều trị.
► Nhược điểm: Người bệnh có thể thấy đau đớn sau khi mổ; bắt buộc can thiệp nhiều kháng sinh; người bệnh có nguy cơ cao bị dính vùng bụng sau khi mổ; thời gian nằm viện lâu hơn so với phẫu thuật nội soi.
Tuy rằng vẫn có nhược điểm nhưng trường hợp cấp cứu nếu không được tiến hành phẫu thuật kịp thời thì người bệnh có thể bị tử vong do mất nhiều máu. Chính vì vậy, khi được xác định bị chửa ngoài tử cung vỡ cần phải tiến hành mổ cấp cứu ngay lập tức. Thực tế thì thai ngoài tử cung là một tình trạng không hề muốn của tất cả mọi phụ nữ đang mong chờ có con, nhưng với trường hợp chị em chưa muốn có em bé nên dùng biện pháp tránh thai từ đó phòng tránh thai ngoài tử cung. Nếu chị em phát hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ thai ngoài tử cung nên đến trung tâm chuyên kho để được tư vấn cụ thể hơn.
Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị vừa cung cấp đến chị em thông tin về thai ngoài dạ con và biện pháp điều trị đúng. Tuy nhiên, cách tốt nhất để có thai kỳ khỏe mạnh là cần thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ.