Nội dung
Nếu gặp tình trạng vùng bụng dưới bên trái gần háng bị đau thì rất có thể bạn đang đối mặt với một căn bệnh thầm lặng nào đó. Những cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc theo từng cơn, khiến bạn gặp nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy, đau bụng dưới bên trái gần xương chậu là biểu hiện của bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái gần háng và biết thêm một số cách khắc phục tình trạng này tại nhà hiệu quả.
Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái gần xương chậu
Bụng là vị trí rất quan trọng trong cơ thể con người vì nơi đây chứa nhiều cơ quan chịu trách nhiệm lớn tới hoạt động sống như: ruột non, đại tràng, trực tràng, thận, niệu quản trái, bàng quang, buồng trứng trái và ống dẫn trứng trái.
Chính vì vậy, nếu bị đau bụng dưới bên trái gần xương chậu thì rất có thể những cơ quan này đang chịu tổn thương thầm lặng nào đó mà người bệnh chưa kịp phát hiện ra. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, theo từng đợt hoặc đau âm ỉ kéo dài suốt vài giờ hoặc lâu hơn.
Những cơn đau bụng dưới bên trái gần háng khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Vậy, đau bụng dưới bên trái gần vùng xương mu là bị bệnh gì?
Bệnh tiêu hóa
-
Viêm túi thừa
Túi thừa (hay còn gọi túi thừa đại tràng) là những cấu trúc có hình dạng túi phát triển trong thành của đại tràng, thường gặp nhất ở phần dưới ruột già. Ở túi thừa thường chứa phân bị kẹt nên nếu để lâu ngày sẽ làm phân dính chặt lại và gây tắc nghẹt lòng túi thừa. Lúc này, vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh trong búi thừa và gây nên tình trạng viêm nhiễm túi thừa.
Người bị viêm túi thừa thường gặp các triệu chứng như: đau bụng, đặc biệt là ở vùng bụng dưới bên trái, có thể kèm theo tình trạng tiêu chảy hoặc không. Ngoài ra, một số trường hợp bị viêm túi thừa còn có biểu hiện sốt nhẹ.
Nếu viêm túi thừa không được khám và chữa trị kịp thời có thể khiến thành ruột bị viêm, rách, rò rỉ ổ nhiễm khuẩn ra các vị trí khác trong ổ bụng và gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như: tắc ruột, ổ áp xe ở bụng, viêm phúc mạc… hoặc một số bệnh lý ở cơ quan sinh dục, đường tiết niệu.
-
Viêm loét đại tràng
Dấu hiệu điển hình của bệnh viêm loét đại tràng là gây đau bụng dưới âm ỉ kéo dài hoặc dữ dội theo từng cơn, có thể kèm theo cảm giác buồn tiểu liên tục, phân lỏng và có lẫn máu. Nếu để bệnh kéo dài, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng chán ăn, thiếu máu, cảm giác mệt mỏi và tụt huyết áp.
Đau bụng dưới bên trái gần háng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
-
Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là hiện tượng một cơ quan nội tạng trong cơ thể rời khỏi vị trí ban đầu của mình thông qua ống bẹn để xuống bìu. Tình trạng này bắt buộc phải đặt khối thoát vị về đúng vị trí, nếu không sẽ dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm như: người bệnh bị thoát vị, ruột sà xuống và bị chèn ép, nguy cơ gây tắc nghẽn, thiếu máu cục bộ hoặc hoại tử.
-
Táo bón nặng
Tình trạng táo bón nặng cũng có thể gây ra triệu chứng đau bụng dưới bên trái gần xương chậu. Nguyên nhân gây táo bón thường là do người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài hoặc do chế độ ăn uống thiếu chất xơ nghiêm trọng.
Bệnh hệ bài tiết
-
Nhiễm trùng hệ bài tiết
Bệnh do vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm, nhiễm trùng. Bệnh nhiễm trùng hệ tiết niệu nếu được điều trị sớm, đúng phương pháp sẽ không gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Ngược lại, nếu để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường như: suy thận, nhiễm khuẩn huyết, viêm thận bể thận….
Do đó, khi có dấu hiệu đau bụng dưới bên trái gần háng, tiểu đau, tiểu buốt, mót tiểu… thì người bệnh không nên xem nhẹ, hãy thực hiện thăm khám sớm nhất có thể.
-
Sỏi thận
Đau bụng dưới bên trái gần vùng xương mu có thể là cảnh báo của bệnh sỏi thận. Khi các viên sỏi di chuyển từ thận đến bàng quang sẽ gây ra những cơn đau quặn ở vùng bụng dưới, thậm chí lan đến bẹn và lưng kèm triệu chứng buồn nôn, đi tiểu buốt, tiểu ra máu.
Bệnh phụ khoa
Ở nữ giới, khi bị đau bụng dưới chị em thường nghĩ ngay đến chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng dưới bên trái gần xương chậu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa sau:
-
Lạc nội mạc tử cung
Đây là căn bệnh khi nội mạc tử cung xuất hiện ở ngoài cơ quan tử cung của nữ giới. Lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến tình trạng vô sinh do rối loạn sự phóng noãn, kinh nguyệt thất thường, tổn thương vòi trứng gây nên.
-
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng cũng là nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái gần mu nữ giới cần chú ý. Sự phát triển bất thường của các tế bào trong buồng trứng hoặc hormone nữ chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh u nang buồng trứng. Tuy vô hại nhưng nếu để khối u nang phát triển ngày càng to, nó sẽ khiến người bệnh tăng cân đột ngột, khó di chuyển…
-
Chửa ngoài dạ con
Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng phôi thai bám và phát triển ở các cơ quan ngoài tử cung. Để nhận biết dấu hiệu chửa ngoài dạ con, nữ giới có thể dựa vào một số biểu hiện đặc trưng của bệnh như: chảy máu âm đạo, chậm kinh nguyệt, đau bụng dưới bên trái từ âm ỉ đến quằn quại.
Sản phụ bị đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung
Bệnh nam khoa
Còn đối với bệnh nhân nam, đau bụng dưới bên trái gần xương chậu là dấu hiệu điển hình của những bệnh lý sau:
-
Viêm tuyến tiền liệt
Người bị viêm tuyến tiền liệt có thể xuất hiện một số triệu chứng đặc trưng của bệnh như: đau nhói bụng dưới bên trái, thắt lưng, bẹn, đau khoảng giữa bìu và xương mu, mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt…
-
Viêm túi tinh
Viêm túi tinh là bệnh lý phổ biến ở nam giới với biểu hiện đặc trưng là xuất tinh ra mủ hoặc máu. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm túi tinh lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý của người bệnh.
-
Xoắn tinh hoàn
Bệnh thường có các dấu hiệu như: đau và sưng ở bìu, tinh hoàn bị xoắn có thể cao hơn vị trí bình thường, xuất hiện cơn đau đột ngột một bên. Một số trường hợp tinh hoàn tự tháo xoắn, người bệnh đột ngột hết đau mà không cần can thiệp y khoa.
Xem thêm: Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới là dấu hiệu của bệnh gì?
Chia sẻ biện pháp chữa đau bụng dưới bên trái tại nhà hiệu quả
Để giảm cơn đau bụng dưới bên trái gần xương chậu, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dân gian tại nhà như:
Sử dụng gừng tươi
Gừng là nguyên liệu có tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng và giảm cơn đau bụng khá tốt. Khi xuất hiện cơn đau bụng dưới bên trái do rối loạn hệ tiêu hóa, người bệnh có thể uống một cốc trà gừng ấm để cải thiện tình trạng.
Uống nước mật ong nóng
Mật ong được xem là chất kháng sinh tự nhiên giúp giảm nhanh cơn đau bụng và ổn định hệ tiêu hóa. Người bệnh hãy pha 1 – 2 thìa mật ong cùng nước ấm rồi uống trực tiếp mỗi ngày đến khi cơn đau bụng được cải thiện.
Mẹo giảm đau bụng dưới bên trái hiệu quả
Dùng lá ổi
Một trong những dược tự nhiên có thể kiểm soát cơn đau bụng dưới rất tốt đó là lá ổi. Lấy một ít lá ổi non sao nóng với muối và đun sắc cùng củ gừng đã nướng trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày pha nước lá ổi uống 2 lần, người bệnh sẽ thấy cơn đau bụng dưới thuyên giảm nhanh chóng.
Kết hợp giữa gừng, bạc hà và tỏi
Cả 3 dược liệu này đều có tính ấm, giúp cải thiện triệu chứng đau bụng rất hiệu quả. Cách thực hiện khá đơn giản, người bệnh chỉ cần xay nhuyễn hỗn hợp gồm gừng, tỏi và bạc hà rồi uống mỗi ngày 2 lần.
Đau bụng dưới bên trái gần xương chậu khi nào cần gặp bác sĩ?
Sau khi áp dụng các biện pháp chữa đau bụng dưới bên trái gần xương chậu dân gian mà không thấy thuyên giảm hoặc tình trạng kèm theo nhiều triệu chứng sau thì người bệnh nên đi thăm khám ngay lập tức:
-
Đau bụng kèm sốt cao kéo dài.
-
Cơn đau bụng dưới xuất hiện đột ngột, dữ dội.
-
Đi đại tiện ra phân lẫn máu.
-
Đau bụng kèm buồn nôn, ói mửa nhiều lần.
-
Sụt cân bất thường, nhanh chóng, không rõ nguyên nhân.
-
Đau bụng dữ dội khi dùng tay chạm vào vùng bụng.
Như vậy, đau bụng dưới bên trái gần xương chậu là biểu hiện của bệnh gì? Đây là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý ở hệ tiết niệu, tiêu hóa, cơ quan sinh dục nam và nữ giới. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan với tình trạng bị đau bụng dưới bên trái, hãy đến gặp bác sĩ sớm để có hướng trị liệu kịp thời.
Nếu còn lo lắng, thắc mắc gì về tình trạng đau bụng dưới bên trái gần háng, vui lòng gọi vào [sodt] hoặc để lại lời nhắn ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, các chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Hữu Nghị hỗ trợ tận tình và sớm nhất.