Chườm bụng là cách làm giảm cơn đau bụng kinh đang được các chị em phụ nữ áp dụng. Thế nhưng, đau bụng kinh thì nên chườm nóng hay chườm lạnh? Cách chườm bụng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? không phải ai cũng biết. Chính vì thế, ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cặn kẽ cách chườm bụng để giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh nhanh chóng tới chị em phái nữ.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tại sao nữ giới hay bị đau bụng kinh khi tới tháng?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của nữ giới kéo dài từ 28 ngày – 32 ngày, khi chuẩn bị tới ngày “rụng dâu” chị em sẽ cảm thấy khó chịu, căng tức ngực, đau lưng, đau bụng, đầy hơi… Trong đó, đau bụng là biểu hiện phổ và xảy ra ở hầu hết các chị em phụ nữ. 

Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh là do khi tới ngày “đèn đỏ”, cơ thể nữ giới sẽ tự động tiết ra một loại hormone có khả năng cảm nhận các cơn đau và quá trình viêm nhiễm được gọi vào Prostaglandin (PG). Khi cơ tử cung co thắt mạnh để tống máu kinh ra bên ngoài (thông qua âm đạo) các hormone Prostaglandin nhận biết cơn đau bụng và truyền lên não bộ, khiến nữ giới có cảm giác đau ở vùng bụng dưới. 

Ngoài ra, hormone PG và lực co thắt tử cung thì còn có một vài yếu tố khác tác động cũng gây ra cơn đau  bụng kinh như: do dị tật bẩm sinh ở tử cung (tử cung ngả ra trước hoặc phía sau), do tử cung bị hẹp, do mắc bệnh lý phụ khoa, do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh…

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cũng như cơ địa mà mỗi nữ giới sẽ xuất hiện cơn đau bụng kinh âm ỉ, vừa hoặc đau dữ dội, không thể đi lại được. 

Để giảm đau bụng kinh nữ giới nên chườm nóng

Để giảm đau bụng kinh nữ giới nên chườm nóng

[Góc tư vấn] Đau bụng kinh nên chườm nóng hay chườm lạnh?

Chườm bụng là một cách đơn giản và dễ thực hiện nhất để làm dịu cơn đau bụng kinh đang được chị em phái nữ áp dụng cũng như rỉ tai nhau. Mặc dù là biện pháp cải thiện cơn đau bụng kinh phổ biến, không còn xa lạ nhưng đau bụng kinh thì nên chườm nóng hay chườm lạnh không phải nữ giới nào cũng nắm rõ.

Theo Y học cổ truyền, đau bụng kinh xuất hiện khi cơ thể bị mất cân bằng giữa âm dương, âm khí mạnh hơn dương khí ở vùng bụng dưới nên gây ra cảm giác đau âm ỉ kéo dài. Vì vậy, muốn cải thiện cơn đau bụng kinh thì cần bổ sung dương khí, cụ thể là khí nóng vào vùng bụng để ổn định khí huyết trong cơ thể. Từ đó, giúp phái nữ làm dịu bớt cơn đau bụng, nhức mỏi và sự khó chịu khi tới tháng. 

Còn theo Y học hiện đại, việc chườm nóng vùng bụng dưới khi tới ngày hành kinh có tác dụng làm giãn mạch máu, đồng thời tăng tuần hoàn máu cho vùng bụng và giúp quá trình vận chuyển máu diễn ra thuận lợi hơn. 

Bên cạnh đó, chườm nóng cùng giúp làm giãn các cơ và dây chằng (đặc biệt là cơ trơn ở tử cung). Nhờ đó, khiến các cơn giãn nở, co thắt nhẹ nhàng hơn giúp làm giảm sự xuất hiện một cách đột ngột của các cơn đau bụng kinh.

Như vậy, bị đau bụng kinh thì nên chườm nóng hay chườm lạnh? Nữ giới nên chườm nóng bằng cách sử dụng các loại túi chườm, túi sưởi… để xoa dịu cơn đau bụng khi đến ngày “đèn đỏ”, giúp kỳ kinh trở nên dễ chịu hơn. 

Xem thêmĐau bụng kinh buồn đi vệ sinh thì nên làm gì?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hướng dẫn chườm nóng đúng cách để giảm đau bụng kinh hiệu quả

Sau khi đã nắm rõ đau bụng kinh thì nên chườm nóng hay chườm lạnh? Chị em phụ nữ nên tìm hiểu thêm về cách chườm bụng đúng để đảm bảo mang lại hiệu quả như mong muốn. 

Nữ giới có thể chườm nóng tại chỗ hoặc toàn thân để làm dịu cơn đau bụng kinh

Nữ giới có thể chườm nóng tại chỗ hoặc toàn thân để làm dịu cơn đau bụng kinh

Theo chia sẻ từ các bác sĩ phụ khoa giàu kinh nghiệm, chườm nóng đau bụng kinh có thể thực hiện bằng hai phương pháp là chườm tại chỗ hoặc chườm toàn thân. Cụ thể như sau:

Cách chườm nóng tại chỗ

Để đạt hiệu quả chữa đau bụng kinh nhanh chóng, khi chườm cục bộ nên kết hợp dùng thêm rượu gừng hoặc dầu nóng. Và cách thực hiện chườm nóng tại chỗ đúng như sau:

  • Bước 1: Cắm túi chườm hoặc túi sưởi cho nóng lên. Nếu không có hai vật dụng này, nữ giới có thể sử dụng bình thủy tinh đựng nước nóng.

  • Bước 2: Thoa một ít rượu gừng hoặc dầu nóng lên vùng bụng dưới, sau đó massage nhẹ nhàng cho đến khi tinh dầu thẩm thấu hết vào da.

  • Bước 3: Đặt túi chườm, túi sưởi hoặc bình thủy tinh ấm nóng lên vùng bụng dưới. Lưu ý, không nên để túi chườm chạm trực tiếp vào phần da vùng bụng mà nên đặt cách 1 – 2 lớp áo nhằm tránh bị bỏng. 

  • Bước 4: Phủ thêm một chiếc chăn mỏng lên trên túi chườm để giữ nhiệt được lâu hơn và cho hiệu quả cải thiện cơn đau bụng kinh nhanh chóng.

Cách chườm nóng toàn thân

Chườm toàn thân chính là phương pháp nữ giới tắm hoặc ngâm nước nóng khi đến ngày kinh nguyệt. Vào những ngày hành kinh, nữ giới nên hạn chế tắm nước lạnh. Bởi vì, nước lạnh sẽ làm cơ thể bị lạnh đột ngột, từ đó xuất hiện những cơn đau bụng kinh hoăc khiến mức độ đau bụng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Gợi ý một số mẹo chữa đau bụng kinh khác

Ngoài chườm nóng, nữ giới có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để xoa dịu cơn đau bụng trong những ngày kinh nguyệt:

Massage bụng dưới 

Massage vùng bụng dưới là cách trị đau bụng kinh đơn giản, dễ thực hiện và cho hiệu quả tức thì. Chị em nữ giới chỉ cần xoa bụng một cách nhẹ nhàng theo vòng tròn thì cơn đau bụng kinh sẽ giảm rõ rệt. 

Sử dụng ngải cứu

Theo Đông y, ngải cứu là dược liệu chữa bệnh có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, lợi tiểu, nhuận tràng… và trị đau bụng kinh rất tốt. Nữ giới chỉ cần mang một ít ngải cứu đã rửa sạch sẽ đi thái nhỏ, sau đó tráng với trứng gà và ăn trước ngày hành kinh từ 1 – 2 ngày.

Nữ giới có thể cải thiện cơn đau bụng kinh bằng nhiều cách khác ngoài chườm nóng

Nữ giới có thể cải thiện cơn đau bụng kinh bằng nhiều cách khác ngoài chườm nóng

Tập thể dục nhẹ hoặc yoga

Các bài thể dục nhẹ nhàng hay yoga không chỉ giúp phái nữ có sức khỏe dẻo dai, duy trì vóc dáng mà còn giúp kỳ kinh nguyệt trở nên dễ chịu hơn, các cơn đau bụng, đau bụng, sự khó chịu trong người giảm hẳn đi. Theo đó, một vài động tác yoga cho tác dụng tích cực giảm đau bụng kinh đó là tư thế cánh bướm, tư thế bàn thạch, tư thế rắn hổ mang…

Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ

Việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách là cực kỳ cần thiết trong những ngày nguyệt san, không những giúp ngăn chặn sự tấn công của hại khuẩn gây bệnh viêm nhiễm mà còn khiến cho kỳ kinh diễn ra nhẹ nhàng hơn. 

Bên cạnh chú ý vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện, tiểu tiện, nữ giới nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/1 lần. Khi vệ sinh cho “cô bé” nữ giới tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo quá sâu để tránh gây tổn thương cho cơ quan sinh dục.

Tắm rửa bằng muối khoáng

Tắm rửa bằng nước ấm kết hợp với một ít muối khoáng và bicarbonate natri cũng là một cách chữa đau bụng kinh mà chị em có thể thử áp dụng. Lưu ý, thời gian ngâm trong nước ấm khoảng 20 phút là đủ để thư giãn cơ bắp và làm dịu cơn đau bụng kinh, đau lưng. 

Bổ sung vitamin E

Vitamin E mang lại nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe nữ giới, không chỉ làm đẹp da mà còn giúp cải thiện các triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là đau bụng vô cùng hiệu quả. Phái nữ nên uống Vitamin E bắt đầu vào 2 ngày trước khi đến kỳ kinh nguyệt và sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày.

Dùng thuốc tây

Thuốc giảm đau bụng kinh được bán sẵn tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Chỉ cần sau 30 phút uống thuốc thì cơn đau bụng kinh sẽ được cải thiện, thậm chí là hết hẳn. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì thế, nữ giới nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Hi vọng những thông tin chia sẻ ở trên đã giúp nữ giới nắm rõ đau bụng kinh thì nên chườm nóng hay chườm lạnh? Và biết thêm những biện pháp khắc phục cơn đau bụng vào ngày hành kinh hiệu quả khác để không còn lo sợ mỗi khi ngày “rụng dâu” đến.

Nếu còn thắc mắc hay lo lắng nào, nữ giới hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Hữu Nghị qua [sodt] hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ tận tình.