Nội dung
Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội có khả năng lây lan rất nhanh và khó kiểm soát. Vậy, dấu hiệu bệnh giang mai ở vùng kín như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh giang mai vùng kín qua bài viết sau đây.
Giang mai là bệnh gì?
Giang mai là một loại bệnh do xoắn khuẩn có tên khoa học Treponema Pallidum xâm nhập vào cơ thể gây ra. Loại vi khuẩn này có hình dạng như lò xo và bao gồm nhiều vòng xoắn. Bệnh giang mai lây truyền qua các con đường chính như: quan hệ tình dục, đường máu, từ mẹ sang con, tiếp xúc với dịch tiết ra từ cơ thể người bệnh.
Bệnh được các nhà khoa học xác định là một bệnh xã hội đáng sợ với tốc độ lây nhiễm nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ở nước ta, tỷ lệ người mắc bệnh giang mai được ghi nhận có hơn 11.000 ca (theo thống kê của bệnh viện Da Liễu – Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 – 2016) và có xu hướng ngày một tăng cao.
Về đối tượng mắc bệnh, so với nam giới do bộ phận sinh dục của phụ nữ có kết cấu là dạng mở nên dễ dàng lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai hơn. Cụ thể, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh giang mai cao gấp 3 lần so với nam giới.

Giang mai ở vùng kín là bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra
Giang mai có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh khi mới khởi phát nhưng nếu tiếp tục tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn Treponema Pallidum thì bệnh hoàn toàn có thể tái đi tái đi nhiều lần.
Triệu chứng bệnh giang mai ở vùng kín
Theo các chuyên gia, các dấu hiệu bệnh giang mai ở vùng kín sẽ dần xuất hiện sau 3 -90 ngày kể từ khi xoắn khuẩn Treponema Pallidum xâm nhập vào cơ thể:
- Đối với nam giới: Bệnh giang mai ở vùng kín nam giới thường gây ra cảm giác tiểu rắt, đi tiểu ra mủ. Quan sát thấy dương vật sưng to, nổi hạch ở vùng bẹn, theo thời gian các hạch sẽ trở nên sần đỏ, có hình tròn và màu hồng.
- Đối với nữ giới: Âm hộ thường đau, tấy đỏ, đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhiều lúc còn thấy máu lẫn kèm mủ trong nước tiểu. Bên cạnh đó, nữ giới còn thấy khí hư chuyển sang màu vàng, có mùi hôi đi kèm với cảm giác đau bụng dưới âm ỉ cả ngày hoặc khi quan hệ tình dục.
Bệnh giang mai ở vùng kín nguy hiểm như thế nào?
Xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây bệnh giang mai ở vùng kín có khả năng phát triển và tấn công cơ thể rất mạnh mẽ. Vì thế, việc chủ quan và lơ là điều trị bệnh giang mai sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, người bệnh phải đối mặt với nhiều tai biến nghiêm trọng.

Xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập và phá hủy nhiều cơ quan nội tạng
Về lâu về dài, các cơ quan trong cơ thể điều bị tổn thương do sự tàn phá của xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Chức năng của các cơ quan bắt đầu có dấu hiệu suy giảm và ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiều bệnh nhân giang mai do không được điều trị đúng cách đã phải chịu nhiều tác động xấu tới da, niêm mạc và mắt. Nghiêm trọng hơn nữa, nhiều cơ quan nội tạng cũng bị đe dọa bởi xoắn khuẩn gây bệnh giang mai, đặc biệt là hệ thần kinh và tim mạch.
Hơn nữa, chúng ta không thể không nhắc đến một số biến chứng nguy hiểm, đó là tình trạng phình động mạch chủ hoặc bại liệt toàn thân. Chứng kiến người bệnh bị hành hạ bởi biến chứng nghiêm trọng do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra, chúng ta đã phần nào ý thức hơn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.
Xem thêm: Xét nghiệm giang mai bao nhiêu tiền tại Đà Nẵng?
Chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai vùng kín
Các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội cho biết, với những bệnh nhân phát hiện bệnh giang mai ở vùng kín từ sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng và có nhiều khả năng chữa dứt điểm. Bởi lúc này xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây bệnh mới tấn công vào cơ thể và chúng chưa xâm nhập vào máu của người mắc bệnh. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện thăm khám, chẩn đoán bệnh sớm, ngay khi xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ bị giang mai ở vùng kín.
Phương pháp chẩn đoán bệnh giang mai
Đầu tiên, người bệnh sẽ được bác sĩ trực tiếp thăm khám, hỏi thăm tiền sử bệnh lý, đời sống tình dục để xác định bệnh, nguyên nhân gây giang mai cũng như các bệnh lý liên quan khác. Để đưa ra kết luận chính xác có phải bị nhiễm giang mai không, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:
✜ Soi kính hiển vi: Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch ở các vết loét xuất hiện trên da, niêm mạc và cơ quan sinh dục, sau đó soi dưới kính hiển vi để tìm ra xoắn khuẩn giang mai. Tuy nhiên, bệnh giang mai ở vùng kín giai đoạn đầu rất khó chẩn đoán bởi bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng.
✜ Xét nghiệm máu: Khi kết thúc giai đoạn 1, bệnh giang mai sẽ nhanh chóng chuyển sang thời kỳ 2. Lúc này, các triệu chứng lâm sàng của bệnh sẽ biến mất nhưng thực hiện xoắn khuẩn giang mai đang âm thầm tấn công vào máu. Vì thế, phương pháp xét nghiệm tốt nhất đó là xét nghiệm máu để kiểm tra RPR và VDRL. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính tức là xoắn khuẩn Treponema Pallidum đã tồn tại trong máu người bệnh.
✜ Xét nghiệm dịch não tủy: Phương pháp xét nghiệm này thường sử dụng để tìm ra bệnh ở giai đoạn cuối bởi khi đó xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương và gây ra hàng loạt biến chứng được nêu trên.
✜ Xét nghiệm nước ối: Thường áp dụng cho phụ nữ mang thai để phát hiện mẹ có lây bệnh giang mai sang cho con hay chưa. Sau khi lấy mẫu nước ối sẽ tiến hành kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây bệnh giang mai.
Biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh giang mai
Nếu được điều trị ngay từ giai đoạn đầu thì bệnh giang mai ở vùng kín có thể được chữa khỏi bằng thuốc, vì thế đây là lựa chọn được bác sĩ ưu tiên. Người bệnh thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh Penicillin để tiêu diệt xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với thuốc sẽ được chuyển sang loại kháng sinh khác hoặc có biện pháp giải mẫn cảm với Penicillin.

Bệnh giang mai ở vùng kín được điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh Penicillin
Trường hợp mắc bệnh giang mai ở vùng kín thứ cấp, tiềm ẩn sơ cấp hay chỉ mới ở giai đoạn đầu thì biện pháp điều trị được khuyến nghị là tiêm Penicillin một liều duy nhất. Người bị bệnh giang mai trên một năm có thể sẽ được bác sĩ tiêm thêm liều bổ sung. Penicillin cũng loại thuốc điều trị duy nhất được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai.
Trong ngày đầu tiên điều trị bệnh giang mai, người bệnh có thể sẽ trải qua phản ứng Jarisch – Herxheimer nên bị sốt, ớn lạnh, đau nhức, đau đầu, buồn nôn. Đây là phản ứng bình thường và sẽ không diễn ra quá một ngày.
Sau khi người bệnh đã điều trị giang mai ở vùng kín bằng thuốc, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu:
- Tiến hành xét nghiệm máu kinh kỳ nhằm đảm bảo về khả năng đáp ứng với thuốc Penicillin liều lượng thông thường.
- Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi điều trị bệnh giang mai ở vùng kín xong và khả năng đáp ứng với Penicillin liều lượng thông thường.
- Thông báo để bạn tình biết về tình trạng bệnh lý và kết quả điều trị để nếu thấy cần thiết họ sẽ chủ động đi khám và điều trị.
- Thực hiện xét nghiệm tìm kiếm sự có mặt của virus HIV trong cơ thể.
Bản thân bệnh giang mai cực kỳ nguy hiểm nên việc chủ động phòng ngừa bằng lối sống khoa học và quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy là rất cần thiết. Đặc biệt, bệnh giang mai bẩm sinh cũng cần được phòng ngừa bằng cách phát hiện sớm để sản phụ được chữa trị hiệu quả.
Mong rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ về giang mai vùng kín là bệnh gì? Và dấu hiệu bệnh giang mai ở vùng kín như thế nào? Chủ động bảo vệ bản thân và cộng đồng trước sự lây lan của bệnh giang mai là việc nên làm bởi đây là căn bệnh nguy hiểm không kém HIV/AIDS. Do đó, nếu phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh, tốt nhất nên đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và chữa trị càng sớm càng tốt.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh giang mai, phương pháp điều trị bệnh, bạn có thể gọi tới Hotline: 039.957.5631 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< của phòng khám Đa khoa Hữu Nghị để được các chuyên gia y tế giải đáp chi tiết và hỗ trợ tận tình.