Nhận diện các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại thường gặp giúp mọi người có thể nhanh chóng tìm ra cách chữa trị bệnh trĩ ngoại hữu hiệu hoặc phòng ngừa bệnh trĩ ngoại tại nhà. Ngoài ra, bài viết dưới đây còn giúp người bệnh phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại để có thể hỗ trợ điều trị tốt.
Nhận diện sớm dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại thường gặp
Theo bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng cho biết thì trĩ ngoại hình thành do tĩnh mạch ở hậu môn căng giãn quá mức, do nhiều nguyên nhân khác nhau như các mô liên kết lẫn tĩnh mạch căng lên, bị tụ máu hoặc do vi khuẩn viêm nhiễm các cơ quan hậu môn tạo thành. Phải nói dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại đặc trưng chính là các búi trĩ phù to, ngoài ra các dấu hiệu còn tùy thuộc và các nguyên nhân gây bệnh, gồm có:
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại do tụ máu
Các búi trĩ sưng to có màu sẫm đôi khi tím hẳn hơi cứng và gây đau, thỉnh thoảng còn có cục máu đông tự biến mất sau 2 đến 3 ngày giảm đau hẳn và có thể tự khỏi. Một số trường hợp búi trĩ sưng to còn bị mưng mủ, lở loét dẫn đến nhiễm trùng tạo thành nứt kẽ hậu môn.
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại do viêm nhiễm hậu môn
Sau khi đi đại tiện hoặc hoạt động mạnh thì hậu môn luôn có cảm giác ẩm ướt, ngứa rát khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể kiểm tra thử sẽ thấy phần da ở nếp gấp viền hậu môn bị sưng to, bị xung huyết và còn đọng lại lượng nhỏ chất bài tiết.
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại do các tĩnh mạch căng lên
Trường hợp mắc trĩ ngoại do các tĩnh mạch căng lên sẽ gây biểu hiện các đám rối tĩnh mạch lồi lên ở phần sau hoặc ở quanh hậu môn, thường thì các đám rối tĩnh mạch lớn này nằm bên dưới lớp da gây cho người bệnh cảm giác cộm vướng và khó chịu.
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại do các mô liên kết
Ban đầu phần viền hậu môn xuất hiện nếp gấp, bị phù to lên và tích tụ lượng nhỏ chất bài tiết, đồng thời lớp da chuyển sang màu đỏ sẫm với bề mặt da trầy xước. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm viêm nhiễm liên tục khiến lớp da ngoài hậu môn bị lồi lên có màu vàng và hơi mềm nằm sau hậu môn hoặc rìa hậu môn, thậm chí là nằm ở cả hai nơi.
Cùng phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại một cách chính xác
Trĩ nói chung đã là một loại bệnh khá phức tạp với đa dạng hình thái gồm trĩ nội - trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Ở đây, chúng tôi sẽ giúp người bệnh phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại để có thể chọn biện pháp chữa trị phù hợp, cụ thể:
Vị trí mà búi trĩ hình thành: Ở trĩ nội thì các búi trĩ nằm phía trên đường lược ở phần hậu môn, lâu ngày sa ra ngoài hậu môn và không thể tự thụt vào trong được. Với trường hợp trĩ ngoại thì các búi trĩ phát triển bên dưới đường lược ngay cạnh rìa hậu môn có thể nhận biết ngay từ khi hình thành.
Biểu hiện: Với trĩ nội thì dấu hiệu sẽ là chảy máu, sa búi trĩ, ngứa ngáy xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại thì xuất hiện búi trĩ có hình dạng ngoằn ngoèo, nhiều nếp gấp bên ngoài hậu môn, gây cộm, vướng víu, chảy máu, ngứa - đau rát hậu môn đặc biệt khi đại tiện.
Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ: Cả 2 loại trĩ này đều có 4 mức độ khác biệt, cụ thể
⇒ Mức độ 1: Trĩ sẽ phát triển nhỏ ở rìa hậu môn gây cảm thấy vướng víu khó chịu và đại tiện ra máu tươi.
⇒ Mức độ 2: Trĩ phát triển lớn hơn với búi trĩ lộ ra bên ngoài rìa hậu môn rõ rệt, lượng máu chảy ra ngoài tăng mạnh, gây ngứa ngáy khó chịu.
⇒ Mức độ 3: Búi trĩ bắt đầu phát triển to hơn và lộ ra rõ rệt, búi trĩ tiết dịch, xây xát, chảy máu nhiều nên dễ gây viêm nhiễm, apxe.
⇒ Mức độ 4: Trĩ sa hẳn ra ngoài khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn khó chịu, đi lại gặp khó khăn, kèm triệu chứng chảy máu, ngứa ngáy sưng đau ngày càng tăng.
Cách chữa trị bệnh trĩ ngoại an toàn và hiệu quả hiện nay
Người bệnh muốn hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại hiệu quả có thể đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được bác sĩ thăm khám tìm ra cách chữa trị bệnh trĩ ngoại phù hợp, bao gồm:
Biện pháp nội khoa: Thuốc sẽ được kê đơn khi hỗ trợ điều trị trĩ ngoại ở giai đoạn đầu với các loại như thuốc uống, thuốc bôi ngoài, thuốc đặt giúp giảm sưng viêm, giảm đau rát, cầm máu… Bởi thuốc sau khi thẩm thấu vào niêm mạc phần hậu môn sẽ mang đến tác động thành tĩnh mạch, giảm co thắt và làm co các búi trĩ ngoại.
Lưu ý: Người bệnh cần dùng thuốc đúng liệu trình mà không được tự ý mua thuốc hoặc ngừng thuốc giữa chừng sẽ dễ khiến bệnh trầm trọng hơn.
Kỹ thuật tiên tiến HCPT: Đây là biện pháp ứng dụng kỹ thuật đốt điện cao tần với nguyên lý hoạt động là dùng sóng điện cao tần có nhiệt độ khoảng 70 - 80 °C làm đông máu, sau đó dùng dao điện để cắt búi trĩ. Biện pháp này tương đối an toàn vì hầu hết không gây bỏng các tổ chức mô lành và hạn chế được tình trạng đau sau khi tiểu phẫu. Hơn thế biện pháp này còn giảm tối đa vấn đề chảy máu hay để lại sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ khá cao, thời gian thực hiện chỉ khoảng 20 đến 30 phút và không cần nằm viện, đặc biệt phục hồi chỉ sau 7 ngày, giúp người bệnh tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh trĩ ngoại tại nhà
Đa phần thói quen sinh hoạt không hợp lý khiến bạn gặp phải bệnh trĩ ngoại. Thế nên, bạn có thể phòng ngừa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng cách lưu ý các điều sau:
Luôn giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Tình trạng viêm nhiễm hậu môn có thể gây bệnh trĩ , nên bạn cần chú ý việc vệ sinh vùng hậu môn đúng cách, sử dụng các loại khăn giấy mềm để lau và tránh cọ xát gây xước hậu môn dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, kỹ hơn bạn có thể dùng nước muối ấm để vệ sinh sau khi đại tiện.
Nên luyện tập thể dục thường xuyên: Những người ích vận động sẽ có tỷ lệ mắc bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng khá cao. Thế nên, sau mỗi buổi ăn nên vận động để cho thức ăn tiêu hóa tránh táo bón. Trung bình mỗi ngày nên đi bộ ít nhất 30 phút hoặc tham gia các hoạt động như đánh cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bơi lội,… Tất cả đều hướng đến mục đích giúp cho dòng máu lưu thông tốt và tránh áp lực dồn nén ở vùng hậu môn.
Ăn uống hợp lý để phòng tránh trĩ: Táo bón là nguyên nhân gây trĩ phổ biến nên chú ý chế độ ăn ngừa táo bón bằng cách bổ sung nhiều chất xơ. Mỗi ngày nên dung nạp từ 25 đến 30 gram chất xơ bao gồm các thực phẩm như đậu đen, bí đỏ, súp lơ, các loại củ cải, rau cải, khoai tây, cà rốt, cam, chuối, dâu tây, bơ, táo,… Bạn cần tránh xa chất kích thích như rượu bia, đồ uống có ga, đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, mỗi ngày nên uống từ 1,5-2 lít nước giúp đẹp da, thải độc và còn hạn chế tình trạng táo bón. Hơn nữa, người bệnh cần bổ sung các loại hoa quả bằng cách ép lấy nước uống hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe và tránh táo bón gây trĩ. Ngoài ra, khi có cảm giác khó chịu ở họng nên nhanh chóng thăm khám ngay.
Hy vọng những thông tin vừa cung cấp sẽ giúp bạn nhận diện các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại thường gặp một cách chính xác. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc chưa hiểu rõ hãy gọi vào số Hotline 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp vào khung chat >> Tư Vấn Trực Tuyến << để được giải đáp cụ thể hơn.