Thai nhi phát triển khỏe mạnh và chào đời bình an là mong muốn chung của các ông bố bà mẹ. Tuy nhiên có một số trường hợp không mong muốn xảy ra làm thai nhi ngừng phát triển giữa chừng, biến chứng thai kỳ này gọi là thai lưu. Dấu hiệu thai lưu không ra máu chính là điều khó nhận biết nhất và là mối bận tâm của các mẹ bầu hiện nay. Phòng khám đa khoa Hữu Nghị chia sẻ rõ hơn về dấu hiệu thai lưu không ra máu mẹ bầu cần lưu ý qua bài viết dưới đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu khái niệm thai lưu là gì?

Trước khi đi tìm hiểu dấu hiệu thai lưu không ra máu cần nắm rõ được thai lưu là gì. Thai lưu hay còn được gọi với tên khác là thai chết lưu, dùng để chỉ tình trạng thai nhi đột ngột ngừng phát triển. Các chuyên gia nhận định tất cả các trường hợp thai nhi chết nhưng còn lưu lại trong tử cung trên 48 tiếng được gọi là thai lưu. Thai chết lưu thường xảy ra từ tuần 20 của thai kỳ và trước khi chuyển dạ sinh con.

Thai lưu là trạng thái thai nhi đã ngừng hoạt động

Thai lưu là trạng thái thai nhi đã ngừng hoạt động

Thai chết lưu được chia thành 3 loại dựa trên thời điểm xảy ra:

Thai lưu sớm xảy ra ở tuần 20 – 27 của thai kỳ

Thai lưu muộn xảy ra ở tuần 28 – 36 của thai kỳ

Thai lưu đủ tháng xảy ra từ tuần 37 của thai kỳ trở đi.

Trong nhiều trường hợp, thai chết lưu không tìm được rõ nguyên nhân gây ra và khó phát hiện như dấu hiệu thai lưu không ra máu. Khi thai chết lưu sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu như rối loạn đông máu, nhiễm trùng nhẹ, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe sinh sản của thai phụ về sau.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

>>> Xem thêm: PHÁT HIỆN SỚM DẤU HIỆU THAI LƯU 5 TUẦN

Những thai phụ nào có nguy cơ cao bị thai lưu?

Thai lưu là biến chứng thai kỳ nguy hiểm mà không ai mong muốn gặp phải nhưng lại có thể xảy ra với mọi thai phụ. Thai phụ mắc phải một số trường hợp sau đây sẽ làm tăng nguy cơ thai lưu đáng báo động:

Thai phụ đã có tiền sử thai lưu, sinh non hoặc mắc phải các hội chứng chậm phát triển ở thai kỳ trước đó. Ngoài ra mắc các bệnh cao huyết áp khi mang thai, tiền giật thai sản cũng làm tăng nguy cơ bị thai chết lưu.

Thai phụ mang song thai hoặc tam thai có khả năng thai chết lưu cao.

Mẹ bầu mắc các bệnh như phát ban lupus, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tuyến giáp sẽ có ảnh hưởng đến thai nhi.

Thai phụ bị béo phì, sử dụng rượu, bia, các chất kích thích và hút thuốc lá khi mang thai.

Phụ nữ lần đầu mang thai có nguy cơ cao bị thai lưu.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

[Giải đáp] Dấu hiệu thai lưu không ra máu mẹ bầu cần phải lưu ý

Việc bất ngờ ra máu khi mang thai được xem là dấu hiệu nghiêm trọng đáng quan ngại có thể thai phụ đã bị thai lưu. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết thai lưu có thể ra máu hoặc không ra máu tùy vào từng trường hợp. Thai lưu không ra máu sẽ có một số dấu hiệu nhận biết điển hình như sau:

Các triệu chứng mang thai đột nhiên biến mất

Đây là dấu hiệu thai lưu không ra máu mà các chị em dễ biết nhất. Hầu hết khi thai chết lưu, người mẹ sẽ mất đi cảm giác thai nghén, bụng đầy, ngực mềm ra. Do vậy các mẹ cần chú ý đến những thay đổi của bản thân khi mang thai để có biện pháp hỗ trợ và can thiệp kịp thời nhất.

Tử cung ngừng phát triển

Khi thai nhi phát triển và ngày một lớn lên, kích thước của tử cung cũng sẽ tăng lên. Vì vậy khi thai chết lưu, tử cung của người mẹ cũng sẽ ngừng phát triển. Đây là một trong những dấu hiệu thai lưu không ra máu mà mẹ bầu cần chú ý.

Mẹ bầu cần phải biết các dấu hiệu thai lưu không ra máu để bảo vệ sức khỏe

Mẹ bầu cần phải biết các dấu hiệu thai lưu không ra máu để bảo vệ sức khỏe

Mất đi tín hiệu thai máy, thai nhi ngừng chuyển động

Thai máy chính là những cử động của thai nhi, thường cảm nhận rõ nhất từ tuần 20 của thai kỳ. Việc đếm số lần thai máy là điều mẹ bầu nên làm hàng ngày. Mẹ bầu nên nằm nghiêng về một bên, đếm bất cứ chuyển động nào của bé trong 1 khoảng thời gian nhất định. Khi thai máy có dấu hiệu giảm dần thì nên đi thăm khám ngay để được hỗ trợ kịp thời. Nếu không thấy thai máy, thai nhi ngừng chuyển động thì đây có thể là dấu hiệu thai chết lưu không ra máu.

Đau bụng dữ dội 

Xuất hiện các cơn đau dữ dội cũng là một trong số các dấu hiệu thai lưu không ra máu đáng báo động. Chính vì vậy khi thấy bụng đau dữ dội, không kiểm soát được nên đi thăm khám ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Vỡ nước ối

Thai chết lưu có thể gây vỡ nước ối, lúc này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào buồng ối và tử cung qua đường âm đạo gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng, đồng thời có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai phụ.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cần phải làm gì khi mẹ bầu bị thai lưu 

Khi bị thai lưu đa phần mẹ bầu sẽ bị suy sụp về tinh thần, bất ổn về mặt tâm lý. Tuy nhiên cần phải giữ bình tĩnh để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Khi bị thai chết lưu mẹ bầu nên làm những điều sau đây:

Xác định rõ nguyên nhân gây ra thai lưu

Việc xác định rõ nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu thai lưu không ra máu là điều đầu tiên quan trọng nhất cần làm. Điều này giúp mẹ biết được những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo của mình để biết cách khắc phục kịp thời.

Trong trường hợp này, để xác định rõ nguyên nhân các bác sĩ có thể cho mẹ bầu làm kiểm tra về các yếu tố truyền hoặc truyền nhiễm nếu phát sinh nghi ngờ. Việc kiểm tra các bất thường ở thai nhi sẽ giúp xác định rõ nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu.

Chú ý nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng

Sau khi bị thai lưu, cơ thể thai phụ thường sẽ bị mất sức, do đó cần được nghỉ ngơi hợp lý để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Sản phụ được khuyến cáo nên nghỉ ngơi từ 6 – 8 tuần sau sinh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất để sớm hồi phục thể trạng và tinh thần tốt nhất.

Ổn định lại tinh thần

Để giúp mẹ bầu cân bằng lại tinh thần, gia đình và người thân nên ở bên trò chuyện, tâm sự nhiều hơn. Mẹ bầu cũng nên chủ động thực hiện một số việc nhỏ để thư giãn đầu óc như đi mua sắm, xem phim, tán gẫu với bạn bè,…

Cần phải bình tĩnh và có cách xử lý hiệu quả khi bị thai lưu

Cần phải bình tĩnh và có cách xử lý hiệu quả khi bị thai lưu

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách phòng ngừa thai lưu hiệu quả

Ngoài tìm hiểu dấu hiệu thai lưu không ra máu, mẹ bầu cần biết cách chủ động phòng ngừa để hạn chế tối đa thai lưu khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và thai nhi, cụ thể:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp hiệu quả giữa nghỉ ngơi và vận động nhẹ.

Duy trì trọng lượng của cơ thể, không nên để cơ thể quá ốm hoặc quá gầy.

Tránh xa các loại thức uống nhiều cồn như rượu, bia, thuốc lá, cafein. Không nên sử dụng quá nhiều thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đóng hộp.

Thăm khám thai kỳ định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thực hiện siêu âm để biết được sự phát triển của thai nhi. Đồng thời có thể làm các bài kiểm tra để sàng lọc nguy cơ mang thai và phát hiện những dấu hiệu bất thường để có phương pháp hỗ trợ can thiệp kịp thời.

Cần tiêm phòng nếu tiền sử gia đình có người thân bị bệnh truyền nhiễm.

Cẩn thận khi đi đứng để tránh té ngã, chấn thương vùng bụng, gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Phòng khám đa khoa Hữu Nghị là cơ sở y tế thăm khám thai hiệu quả và chất lượng điều nhiều thai phụ tin tưởng và đánh giá cao. Đến với Phòng khám bạn sẽ được hỗ trợ thăm khám, tư vấn và điều trị với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong nghề, thậm chí còn được đi tu nghiệp ở nước ngoài. Thiết bị máy móc, dụng cụ y tế được nhập khẩu từ nước ngoài, đã qua kiểm định về độ an toàn và chất lượng mới được đưa vào hoạt động. Chi phí thăm khám và điều trị được niêm yết rõ ràng, minh bạch và dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Y tế ban hành.

Tìm hiểu dấu hiệu thai lưu không ra máu ở mẹ bầu được chia sẻ trên đây chắc chắn sẽ giúp cho mẹ bầu có thêm kiến thức để có thể chủ động nhận biết kịp thời cũng như biết cách xử lý nếu bản thân không may gặp phải vấn đề thai lưu. Nếu có bất cứ thắc mắc về vấn đề này, vui lòng nhấc máy và gọi ngay đến cho chúng tôi qua [sodt] hoặc chat trực tuyến tại >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia giải đáp kịp thời và hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí.