Các triệu chứng đau tinh hoàn và bụng dưới luôn khiến nam giới bị nhiều bất tiện. Nếu bạn không tiến hành chữa trị liệu hiện tượng đau tinh hoàn và bụng dưới có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải cho câu hỏi này qua bài viết sau.
Lý do nào khiến nam giới bị đau tinh hoàn và bụng dưới?
Thực tế, những cơn đau tinh hoàn và vùng bụng dưới do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đáng chú ý là xuất phát từ bệnh lý, cụ thể như:
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Bệnh xuất hiện là do dòng máu chảy ngược vào trong các tĩnh mạch gây ứ đọng mạch máu phía trên tinh hoàn. Nếu tĩnh mạch tinh hoàn chỉ giãn nhẹ sẽ không gây đau đớn khó chịu. Tuy nhiên, nam giới rơi vào trường hợp giãn tĩnh mạch nặng sẽ gây đau đớn hoặc có cảm giác tức ở vùng bìu.
Bị xoắn tinh hoàn: Tình trạng này khiến ống dẫn tinh bị tắc nghẽn làm giảm hoặc chặn hoàn toàn lượng máu lưu thông đến tinh hoàn, dẫn đến các cơn đau đớn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất tinh trùng. Bệnh này thường gặp chủ yếu ở nam giới vào tuổi dậy thì. Nếu xoắn tinh hoàn không được hỗ trợ chữa trị tháo xoắn kịp thời sẽ khiến lượng máu đến tinh hoàn ít đi, để lâu ngày có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn tăng nguy cơ cắt bỏ tinh hoàn. Do đó, nam giới cảm thấy đau tinh hoàn và bụng dưới nên đến gặp bác sĩ tiến hành xác định có phải xoắn tinh hoàn hay không để kịp thời cấp cứu.
Bị ung thư tinh hoàn: Khối u phát triển thành cục cứng trong tinh hoàn, sờ thấy cứng kèm theo cảm giác đau hoặc nhói đau, đôi khi có cảm giác tức ở bìu và gây sốt.
Viêm mào tinh hoàn: Viêm mào tinh hoàn bên trong bìu có các khối u gây đỏ và cảm giác nóng, sờ vào cảm thấy sưng, kèm theo hàng loạt triệu chứng như tiểu nhiều gấp 2 lần bình thường hoặc dương vật bị chảy mủ. Bệnh tuy có cấp độ nhẹ hơn xoắn tinh hoàn nhưng việc điều trị càng sớm càng tốt sẽ giúp nam giới duy trì được thiên chức làm cha và tránh hàng loạt biến chứng nguy hiểm.
Do bị thoát vị bẹn: Bệnh lý này thường xảy ra ở nơi tinh hoàn được nối với cơ thể. Tình trạng này diễn ra sẽ cảm thấy tức nặng ở vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên bị dồn xuống, đau tinh hoàn và bụng dưới. Hơn nữa, bìu sẽ ngày càng to thêm khi nam giới di chuyển liên tục, làm việc nặng, nhưng nằm nghỉ thì khối phồng nhỏ lại hoặc mất đi.
Do mắc bệnh sỏi thận: Bệnh nhân bị sỏi thận không hỗ trợ chữa trị đúng cách thì sỏi sẽ bị đẩy xuống, ảnh hưởng vùng tinh hoàn nên không tránh được cơn đau tinh hoàn dữ dội.
Do bệnh viêm tinh hoàn và ống dẫn tinh: Nếu cơn đau tinh hoàn kèm tinh dịch có màu hồng hoặc đỏ thì đó có thể do bị chấn thương ở bộ phận sinh dục hoặc viêm nhiễm tinh hoàn với các bệnh như bị viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, viêm ống dẫn tinh,... hoặc bị khối u ở tuyến tiền liệt.
Do bị vỡ tinh hoàn: Khi tinh hoàn bị tác động quá lớn từ bên ngoài như chấn thương do hoạt động thể thao, vận động mạnh hoặc tai nạn giao thông, có thể khiến túi bìu bị vỡ và dẫn đến chảy máu hoặc xuất huyết ở tinh hoàn khiến tinh hoàn sưng và đau rát. Với trường hợp này nam giới cần tiến hành kiểm tra và chữa trị ngay để tránh tai biến nguy hiểm.
Bị nang mào tinh: Nhiều nam giới bị đau tinh hoàn là do mắc bệnh nang mào tinh. Bệnh được hiểu là một khối u nang phát triển trong ống dẫn tinh trùng. Phần lớn các nang mào tinh thường lành tính và phát triển do sự tích lũy của tình trùng. Thế nhưng, nang mào tinh phát triển quá lớn có thể dẫn đến căng tức và gây đau đớn ở tinh hoàn.
Tình trạng đau tinh hoàn và bụng dưới gây ra tác hại gì?
Như đã nêu bên trên, những cơn đau tinh hoàn và bụng dưới có thể bắt nguồn từ bệnh lý nguy hiểm, nên nam giới khó tránh tác hại nghiêm trọng nếu không hỗ trợ chữa trị kịp thời, cụ thể như:
Suy giảm phong độ khi “yêu”: Do các cơn đau đớn ám ảnh khiến nam giới mất dần sự tự tin và phong độ khi "yêu". Nếu cơn đau kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng lãnh cảm tình dục dần đánh mất hạnh phúc lứa đôi.
Chất lượng và số lượng tinh trùng bị ảnh hưởng xấu: Tinh hoàn của nam giới mỗi ngày sản xuất ra được từ 120 - 150 triệu tinh trùng, nếu bộ phận này bị đau hoặc viêm thì việc sản xuất tinh trùng sẽ bị ảnh hưởng xấu. Kèm theo đó số lượng và cả chất lượng của “tinh binh” cũng bị suy giảm trầm trọng. Từ đó, tinh trùng sẽ không còn đủ khả năng di chuyển vào gặp trứng để hoàn thành quá trình thụ tinh.
Bị teo tinh hoàn: Nam giới bị đau tinh hoàn trong một thời gian dài sẽ khiến bộ phận này luôn cứng đau và teo dần ở 1 bên hoặc cả 2 bên tinh hoàn.
Không tránh được bị vô sinh - hiếm muộn: Tinh hoàn là bộ phận quan trọng trong hệ thống sinh sản ở nam giới với chức năng lưu trữ và sản xuất tinh trùng kèm việc điều tiết các hormone. Nếu tinh hoàn bị đau thì nam giới có thể bị bị suy giảm nội tiết tố, kéo theo số lượng cũng như chất lượng của tinh trùng bị sụt giảm nghiêm trọng. Chính vì lẽ đó, nam giới khó cùng “đối tác” hoàn thành quá trình thụ, tăng nguy cơ bị vô sinh - hiếm muộn về sau.
Gặp phải tình trạng apxe bìu: Nếu tình trạng đau tinh hoàn và vùng bụng dưới không chữa trị đúng cách sẽ lây lan tạo ra vùng sưng có mủ và tấy đỏ ở bìu. Sau một thời gian, các khối mưng mủ sẽ vỡ ra khiến nam giới ngứa rát khó chịu, bẩn thỉu và hôi thối.
Hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ: Chất lượng tình dục suy giảm khiến “ngọn lửa” mặn nồng của vợ chồng dần lụi tàn. Chưa kể chất lượng và số lượng tinh trùng không đảm bảo làm tăng nguy cơ vô sinh - hiếm muộn khiến hôn nhân còn dễ rạn nứt hơn.
Cách nào thoát khỏi cơn đau tinh hoàn và vùng bụng dưới hiệu quả hiện nay?
Hiện tại, Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị đang áp dụng các biện pháp chữa bệnh tiên tiến cho các trường hợp bị đau tinh hoàn và vùng bụng dưới như:
Áp dụng biện pháp nội khoa - dùng thuốc theo đơn bác sĩ
Biện pháp này thường áp dụng cho các trường hợp phát hiện bệnh sớm và chưa xuất hiện các biện chứng. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh đặc trị giúp giảm các triệu chứng đau tinh hoàn, nhức nhối tinh hoàn, làm giảm sưng, giảm viêm, tiêu khuẩn và ký sinh trùng,...
Lưu ý: Nam giới cần tuân thủ đúng theo đơn thuốc của bác sĩ và tránh việc tự mua thuốc uống mà không được hướng dẫn của chuyên gia. Bởi vì, hành động này dễ gây ra kháng thuốc dẫn khó khăn khi tiến hành chữa trị bài bản.
Áp dụng ngoại khoa (can thiệp dụng cụ y tế)
Khi tình trạng đau tinh hoàn - bụng dưới, nhức hoặc buốt tinh hoàn do các bệnh lý gây ra thì bác sĩ sẽ áp dụng các thủ thuật ngoại khoa bao gồm: Tháo xoắn tinh hoàn, cắt bỏ tinh hoàn hoại tử, đóng thoát vị bẹn, loại bỏ tĩnh mạch bị giãn, và nhiều biện pháp tùy vào bệnh lý nhằm mang lại hiệu quả chữa trị cao. Đặc biệt, Hữu Nghị đang áp dụng công nghệ CRS tạo ra nhiệt lượng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, tăng cường tính thẩm thấu của thuốc.
Bên trên là các thông tin giải đáp nghi vấn hiện tượng đau tinh hoàn và bụng dưới có nguy hiểm không? Nếu bạn còn điều gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến Hotline 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp vào khung >> Tư Vấn Trực Tuyến << để được tư vấn miễn phí.