Nội dung
Chữa rong kinh bằng thuốc Tây là một biện pháp giúp kiểm soát và điều trị tình trạng này ở phụ nữ hiệu quả, nhanh chóng. Vậy, khi bị rong kinh uống thuốc gì vừa an toàn vừa sớm khỏi bệnh? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp: bị rong kinh nên uống thuốc gì một cách chi tiết nhất đến các chị em nữ giới.
Chị em đã biết gì về chứng rong kinh?
Ở nữ giới, mỗi tháng đều có kinh nguyệt đều đặn 28 – 32 ngày với số ngày “rụng dâu” là 3 – 5 ngày. Nếu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày và ra nhiều máu kinh (vượt quá 80ml/chu kỳ) tức là nữ giới đã bị rong kinh.
Rong kinh là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, nó cũng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý phụ khoa. Dựa vào yếu tố tác động, người ta chia rong kinh thành hai loại là:

Rong kinh là tình trạng thường gặp ở bạn gái trong tuổi dậy thì và phụ nữ tiền mãn kinh
Rong kinh cơ năng
Tình trạng rong kinh xảy ra là do sự rối loạn nội tiết tố, thường hay gặp ở người mới bắt đầu dậy thì, phụ nữ sau sinh và tiền mãn kinh. Trong những giai đoạn này, nội tiết tố nữ không ổn định khiến buồng trứng gặp vấn đề nên gây ra hiện tượng rong kinh kéo dài. Ngoài ra, nguyên nhân gây rong kinh có thể là do chế độ sinh hoạt hoặc ăn uống thay đổi đột ngột.
Rong kinh thực thể
Tác động từ bên ngoài gây ra sự thay đổi của quá trình sinh lý khiến cơ thể bị rong kinh. Hay gặp ở giai đoạn sau khi dậy thì như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung,… Nếu thường xuyên và liên tục bị rong kinh trong nhiều tháng thì nữ giới nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ khám, tư vấn rong kinh nên uống thuốc gì, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
[Chuyên gia tư vấn]: Rong kinh nên uống thuốc gì nhanh khỏi?
Thực tế, có không ít nữ giới khi gặp tình trạng rong kinh đã tự ý mua thuốc về sử dụng mà không qua thăm khám và kiểm tra của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc không những không mang lại hiệu quả mà có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi sử dụng không đúng liều lượng và loại thuốc.
Dưới đây là một số loại thuốc nằm trong danh mục bác sĩ kê đơn rong kinh nên uống thuốc gì chị em có thể tham khảo:
Thuốc cầm máu Tranexamic Acid
Loại thuốc này có tác dụng làm ức chế tình trạng đông máu và phân hủy plasminogen, nhờ đó có khả năng giảm chảy máu tối đa 60%. Vì thế, bị rong kinh nên uống thuốc gì, nữ giới có thể sử dụng thuốc Tranexamic Acid để giúp giảm lượng máu kinh chảy ra.
Khi sử dụng thuốc Tranexamic Acid, chị em nữ giới có thể gặp phải tình trạng đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, cơ thể suy nhược, sổ mũi, đau xương khớp,… Bên cạnh đó, những người có tiền sử mắc bệnh rối loạn đông máu, lạc nội mạc tử cung, tắc mạch phổi, huyết khối não, đông máu nội mạc, bệnh về thận,… tuyệt đối không nên sử dụng thuốc cầm máu Tranexamic Acid.
Thuốc kháng viêm Mefenamic Acid
Thuốc Mefenamic Acid có công dụng ức chế và làm suy giảm prostaglandin, đây là loại chất gây co thắt và xuất huyết ở âm đạo. Tuy không hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chảy máu như Tranexamic Acid nhưng thuốc mang đến ít tác dụng phụ hơn cho người sử dụng.
Nữ giới có thể sử dụng thuốc kháng viêm không chứa Steroid Mefenamic Acid từ khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt cho đến lúc máu ra hết. Lưu ý những người bị rối loạn đông máu, dị ứng với thành phần của thuốc, mắc bệnh đường tiêu hóa, suy thận, huyết áp, tim mạch,… cần thận trọng khi sử dụng Mefenamic Acid.
Thuốc trị rong kinh Danazol
Thuốc Danazol được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, bệnh lý về tuyến vú (lành tính), phù mạch do di truyền, mỏng nội mạc tử cung trước khi can thiệp ngoại khoa và điều hòa nội tiết tố. Bên cạnh đó, thuốc Danazol còn thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị rong kinh nên uống thuốc gì.

Nữ giới nên đi khám để được bác sĩ tư vấn bị rong kinh nên uống thuốc gì nhanh khỏi?
Đối với điều trị rong kinh ở phụ nữ, thuốc Danazol giúp ức chế hoạt động của hormone estrogen và progesterone, chống tăng sinh nội mạc. Từ đó làm giảm thời gian hình thành gonadotropin ở tuyến yên (tác nhân gây ra hiện tượng rụng trứng). Ngoài ra, thuốc còn có khả năng giảm lượng máu kinh trong chu kỳ kinh nguyệt lên đến 50%.
Khi chữa rong kinh bằng thuốc Danazol, nữ giới có thể gặp hiện tượng phù nề tay chân, tăng huyết áp, nổi mụn trứng cá, vú không phát triển, rối loạn kinh nguyệt, tóc rụng nhiều,… Một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng u gan, đau vùng chậu, phì đại âm vật,… khi dùng thuốc Danazol.
Thuốc tránh thai kết hợp Marvelon
Đây là một dạng thuốc tránh thai hàng ngày gồm 21 viên. Thuốc Marvelon có tác dụng chính là giúp phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn và điều tiết hormone nội tiết tố nữ trong cơ thể. Ngoài ra, thuốc Marvelon còn có khả năng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp làm ngắn kỳ kinh và giảm lượng máu ra khi đến tháng. Vì vậy, khi bị rong kinh nên uống thuốc gì, nữ giới có thể uống thuốc tránh thai để cải thiện tình trạng này nhanh chóng.
Cách chữa rong kinh bằng thuốc tránh thai tuy khá hiệu quả, có tác dụng nhanh nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Chẳng hạn như buồn nôn, đau căng tức ngực, tăng cân, giảm ham muốn tình dục, thay đổi tích cách, trầm cảm,…
Viên uống bổ sung sắt Ferrovit
Bên cạnh việc chữa rong kinh bằng các loại thuốc Tây nhằm mục đích kiểm soát lượng máu chảy ra, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và nồng độ hormone thì nữ giới cần quan tâm đến vấn đề bổ sung chất sắt cho cơ thể do mất nhiều máu.
Viên uống bổ sung chất sắt Ferrovit đến từ Australia, có tác dụng bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là hàm lượng sắt vừa đủ cho cơ thể bệnh nhân bị rong kinh. Nhà sản xuất khuyến cáo nên uống mỗi ngày 2 viên bổ sung sắt Ferrovit, chia thành 2 lần uống để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong quá trình sử dụng thuốc Ferrovit, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, đau thượng vị, tiêu chảy, đau dạ dày, táo bón, nổi mề đay, mẩn ngứa,…
Những điều nữ giới nên và không nên làm khi bị rong kinh
Ngoài việc thực hiện thăm khám sớm để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn rong kinh nên uống thuốc gì thì khi có biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt này và đang trong quá trình sử dụng thuốc Tây điều trị, chị em nữ giới cần chú ý những vấn đề sau để tránh khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn:
✜ Nếu thấy máu kinh ra quá nhiều và chảy ồ ạt nhưng không đau bụng thì nữ giới nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hay làm việc quá sức.
✜ Khi rong kinh kèm theo triệu chứng đau bụng thì nữ giới có thể thực hiện một số phương pháp giảm đau tại nhà như uống trà gừng ấm, chườm nóng, massage vùng bụng dưới,… Chị em tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc giảm đau trong trường hợp này.

Khi bị rong kinh nữ giới nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt
✜ Chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nên tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin, sắt, magie và kẽm. Đây là những thực phẩm tốt cho cơ thể, giúp tăng cường khả năng đề kháng và bổ sung lượng máu thiếu đi khi bị rong kinh.
✜ Không nên sử dụng chất kích thích, uống cà phê, bia rượu, hút thuốc lá,… bởi chúng có khả năng gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời làm giảm khả năng lưu thông máu, dễ gây ra tình trạng tắc mạch máu.
✜ Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị rong kinh, nữ giới cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng dùng và ngưng sử dụng thuốc khi cảm thấy bệnh đã cải thiện.
Bài viết trên đây là giải đáp: bị rong kinh nên uống thuốc gì? Việc sử dụng thuốc như thế nào để điều trị rong kinh một cách hiệu quả, an toàn thì chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cải thiện nhanh chóng bệnh tình và phòng ngừa tình trạng rong kinh sau điều trị khỏi bệnh.
Nếu còn thắc mắc gì về tình trạng rong kinh, thuốc điều trị bệnh thì nữ giới có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Hữu Nghị thông qua Hotline: 039.957.5631 hoặc để lại lời nhắn tại khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Các chuyên gia y tế nhiều năm kinh nghiệm của phòng khám sẽ nhanh chóng giải đáp chi tiết và hỗ trợ tận tình đến chị em.