Thực tế, có không ít nữ giới quá trình mang thai là cả một chặng đường dài với muôn vàn khó khăn. Một trong những khó khăn đó là thai phát triển bên ngoài tử cung. Vậy, thai ngoài tử cung là như thế nào? Có sao không? Bài viết dưới đây sẽ thông tin rõ ràng về biến chứng sản khoa này và giải đáp: chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không một cách chi tiết nhất đến chị em nữ giới. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân dẫn tới thai ngoài tử cung là gì?

Tử cung là nơi chứa phôi thai và nuôi dưỡng để trở thành một thai nhi phát triển toàn diện. Thông thường, tinh trùng người cha sẽ kết hợp với trứng của người mẹ để tạo thành phôi thai (quá trình thụ tinh) và phôi thai được đặt trong tử cung nữ giới để luôn được giữ an toàn. Trong nhiều trường hợp, quá trình thụ tinh có thể diễn ra ở bên ngoài dạ con, phần lớn xuất hiện tại ống dẫn trứng gây ra tình trạng thai ngoài tử cung. 

Giải đáp: Chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Phụ nữ từng mang thai ngoài dạ con có nguy cơ tái phát bệnh khá cao

Hầu hết những trường hợp mang thai ngoài tử cung là do các biến dạng ở vòi trứng, cụ thể:

  • Viêm vòi trứng: Có thể do bị viêm nhiễm vùng chậu hoặc thực hiện nạo phá thai nhiều lần. 
  • Hẹp lòng vòi trứng do khối u ở trong lòng vòi trứng hoặc bên ngoài ống dẫn trứng gây chèn ép. 
  • Do thắt chặt hoặc những nhu động bất thường ở ống dẫn trứng.

Ngoài ra, thai phát triển ngoài tử cung còn do một số yếu tố sau: 

  • Phụ nữ đã từng mang thai ngoài dạ con sẽ có nguy cơ tái phát bệnh cao. 
  • Người mẹ thường xuyên sử dụng các chất kích thích.
  • Phụ nữ đã từng có kết quả báo vô sinh.
  • Phụ nữ mang thai ở độ tuổi quá cao. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

[Bác sĩ tư vấn] Chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Về vấn đề chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không, các chuyên gia cho biết đây là tình trạng sản khoa vô cùng nghiêm trọng bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau và còn đe dọa đến tính mạng của nữ giới. Cụ thể hơn:

Gây xuất huyết ồ ạt

Khi túi thai nằm ngoài tử cung vỡ, sản phụ sẽ có cảm giác đau bụng dữ dội và liên tục kèm theo đó là hiện tượng khó thở, chóng mặt, khó đo huyết áp, mạch đập nhanh, da xanh tái do máu chảy ồ ạt trong ổ bụng. Tình trạng này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 

Nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát cao

Theo thống kê, phụ nữ từng chửa ngoài tử cung sẽ có nguy cơ gặp phải tình này cao gấp 13 lần trong những lần mang thai sau so với người chưa bao giờ mắc phải. Nguyên nhân là do những vấn đề liên quan đến vòi trứng như hẹp, tắc nghẽn, dị tật ống dẫn trứng,… rất khó giải quyết triệt để.

Dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ở nữ

Chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không là có thể dẫn đến tình trạng hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới. Khi phát hiện muộn, túi thai nằm ngoài dạ con vỡ thì toàn bộ tổ chức mà thai bám vào sẽ bị phá hủy. 

Giải đáp: Chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không là có thể đe dọa đến tính mạng sản phụ

Nếu túi thai nằm trong ống dẫn trứng thì bác sĩ chuyên khoa sẽ cắt bỏ ống dẫn trứng để cầm máu. Thậm chí ngay cả phát hiện thai nằm ở vòi trứng từ sớm, lúc túi thai chưa vỡ thì việc phẫu thuật lấy túi thai cũng có thể để lại sẹo tại đây. 

Hậu quả là trứng khó gặp được tinh trùng để diễn ra sự thụ thai hoặc khi đã được thụ tinh rồi thì cũng không thể di chuyển thuận lợi về buồng tử cung làm tổ. Từ đó dẫn đến nguy cơ hiếm muộn, vô sinh và tái phát tình trạng chửa ngoài dạ con nhiều lần. Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị vô sinh hiếm muộn sau khi mang thai ngoài tử cung tương đối cao, có thể lên đến 90%. 

Thai chết lưu gây nhiễm trùng nặng

Túi thai nằm ngoài tử cung chết lưu sẽ phân hủy ngay bên trong cơ thể sản phụ, từ đó gây ra tình trạng nhiễm trùng ổ bụng. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng nhiễm trùng sẽ xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết, rối loạn đông máu, đe dọa trực tiếp tới tính mạng sản phụ. Vì vậy, chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không là vô cùng nguy hiểm nếu không được xử lý sớm. 

Xem thêm: Thắc mắc: Thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách xử lý tình trạng thai phát triển bên ngoài dạ con

Ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, nữ giới nên nhanh chóng đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín thăm khám, kiểm tra và có phương pháp can thiệp kịp thời, tránh biến chứng xấu có thể xảy ra. 

Tùy vào vị trí, kích thước của thai nhi và tình trạng sức khỏe sản phụ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp: 

Sử dụng thuốc

Sử dụng trong trường hợp túi thai nằm ngoài tử cung chưa vỡ, kích thước thai nhỏ hơn 3cm, tim thai không hoạt động, không chảy máu trong ổ bụng, tình trạng máu lưu thông ổn định và nồng độ βhCG nhỏ hơn hoặc bằng 5000 mUI/ml.

Bác sĩ sản khoa sẽ chỉ định thai phụ tiêm thuốc vào cơ thể hoặc tiêm trực tiếp vào túi thai. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phân chia và phát triển của phôi thai sau 4 – 6 tuần dùng thuốc. Loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị thai ngoài tử cung là Methotrexate.

Khi điều trị tình trạng thai ngoài tử cung bằng thuốc, sản phụ có thể gặp một số tác dụng phụ như: rụng tóc, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn, tăng men gan, loét miệng,… 

Giải đáp: Chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Tùy vào kích thước, tình trạng khối thai mà bác sĩ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp

Can thiệp ngoại khoa

Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không có tiến triển hay khối thai có kích thước quá lớn nhưng chưa vỡ thì bác sĩ sản khoa sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa. Phương pháp được áp dụng phổ biến là mổ hở hoặc mổ nội soi:

Phẫu thuật mổ hở: Nếu túi thai phát triển lớn và vỡ gây xuất huyết ồ ạt trong ổ bụng thì cần tiến hành mổ mở ngay lập tức. Trường hợp túi thai vỡ, ống dẫn trứng gần như bị hư tổn hoàn toàn thì bác sĩ sẽ cắt bỏ bộ phận này để đảm bảo an toàn cho sản phụ.  

Phẫu thuật nội soi: Áp dụng cho đối tượng mang thai ngoài tử cung nhưng túi thai chưa vỡ, xuất hiện rò rỉ máu nhẹ. Phương pháp có tính chất an toàn hơn so với mổ hở do ít gây mất máu, để lại sẹo hoặc các di chứng nguy hiểm sau phẫu thuật. Tuy nhiên, để thực hiện được kỹ thuật y khoa này đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững vàng và trang thiết bị y tế hiện đại. 

Sau khi bị thai ngoài tử cung thì bao lâu nên mang thai lại?

Sau khi đã nắm rõ chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không thì chị em nữ giới cũng nên tìm hiểu về thời gian mang thai trở lại sau điều trị thai ngoài dạ con. Theo chia sẻ từ bác sĩ sản khoa, thời gian có thai lại cần căn cứ trên phương pháp điều trị tình trạng thai ngoài tử cung. Với những trường hợp can thiệp ngoại khoa thì nên đợi ít nhất là 6 tháng đến 1 năm sau phẫu thuật để vết mổ và chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục hồi phục hoàn toàn.

Còn đối với những trường hợp điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc thì hãy đợi khoảng 3 – 4 tháng mới nên có thai trở lại và nên thực hiện kiểm tra ống dẫn trứng, tử cung trước khi mang thai. 

Qua những thông tin giải đáp: chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không, hy vọng đã giúp các chị em nữ giới hiểu rõ về mức độ nghiêm trọng của biến chứng sản khoản này. Cũng như thời gian tốt nhất để có thai lại sau điều trị tình trạng mang thai ngoài dạ con để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Nếu còn thắc mắc gì về tình trạng mang thai ngoài tử cung, nữ giới có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Hữu Nghị thông qua số Hotline: 039.957.5631 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế giải đáp cặn kẽ và hỗ trợ tận tình.