Nội dung
Vacxin HPV được khuyến cáo cho hiệu quả cao khi nữ giới thực hiện sớm và chưa có quan hệ tình dục. Vì thế mà những chị em đã từng phát sinh chuyện ấy thắc mắc rằng đã quan hệ có thể tiêm ngừa HPV được không? Vấn đề này đã được chúng tôi tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa và giải đáp: quan hệ rồi có tiêm HPV được không chi tiết trong bài viết sau đây.
Vì sao nữ giới nên thực hiện tiêm vacxin HPV?
Trước khi đi vào vấn đề chính là người đã có quan hệ rồi có tiêm HPV được không thì hãy cùng tìm hiểu sơ lược về lợi ích của việc chích ngừa mang lại và các loại vacxin phổ biến hiện nay.
HPV là tên viết tắt của một loại virus có tên quốc tế Human Papilloma gây u nhú ở người. Theo nghiên cứu, virus HPV có hơn 100 chủng loại, tuy nhiên chỉ một số loại gây ra các bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể, 90% trường hợp mắc bệnh sùi mào gà là do hai chủng virus HPV tuýp 6 và HPV tuýp 11 gây ra. Và đa số các trường hợp bệnh nhân ung thư cổ tử cung do virus HPV tuýp 16 và HPV tuýp 18.
Vacxin HPV được chế tạo với tác dụng là ngăn ngừa sự lây nhiễm của một số chủng virus HPV, đặc biệt là chủng gây nên bệnh sùi mào gà và ung thư cổ tử cung ở nữ. Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, chị em nữ giới lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục thiếu an toàn. Trong khi đó, ung thư cổ tử cung lại là căn bệnh ung thư gây tử vong thứ 2 phỏ phụ nữ, chỉ sau bệnh ung thư vú.
Vì thế, việc tiêm vacxin HPV là rất cần thiết, giúp nữ giới phòng ngừa mắc hai bệnh lý này và một số căn bệnh ung thư khác như: ung thư âm hộ, ung thư cổ tử cung…
Các loại vacxin ngừa HPV phổ biến hiện nay
Hiện nay, vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung được sử dụng chủ yếu tại Việt Nam đó là: vacxin Cervarix của Bỉ và vacxin Gardasil của Mỹ. Hai loại vacxin ngừa HPV này có nhiều điểm khác nhau về số lượng chủng virus phòng ngừa, đối tượng tiêm, lịch tiêm… Cụ thể như sau:
Hai loại vacxin HPV được sử dụng phổ biến hiện nay
Vacxin Cervarix
-
Số chủng phòng ngừa: Phòng ngừa hai chủng virus HPV tuýp 16 và 18.
-
Đối tượng phù hợp: Nữ giới trong độ tuổi từ 10 đến 25 tuổi.
-
Phác đồ tiêm chủng: Tiêm 3 mũi với thời gian cụ thể, mũi 2 cách ngày tiêm mũi vacxin HPV đầu tiên 1 tháng và mũi 3 cách ngày tiêm mũi 1 là 6 tháng.
Vacxin Gardasil
-
Số chủng phòng ngừa: Phòng ngừa các loại virus HPV tuýp 6, 11, 16 và 18.
-
Đối tượng phù hợp: Nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi.
-
Phác đồ tiêm chủng: Tiêm 3 mũi với thời gian cụ thể, mũi 2 cách ngày tiêm mũi đầu tiên 2 tháng và mũi 3 cách mũi đầu tiên 6 tháng.
Bên cạnh phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, vacxin Gardasil còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư âm đạo, âm hộ, hậu môn và cả mụn cóc sinh dục.
Xem thêm: Tiêm hiểu tiêm ngừa ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu?
Người đã quan hệ rồi có tiêm HPV được không?
Như đã đề cập ở trên, các loại vacxin được khuyến cáo thực hiện tiêm chủng trong độ tuổi nhất định. Đồng thời, để đạt hiệu quả ngừa bệnh tối đa thì nữ giới cần đi chích vacxin HPV khi chưa có quan hệ tình dục. Do đó mà nhiều người đặt ra nghi vấn đã quan hệ rồi có tiêm HPV được không?
Đối với vấn đề này, các chuyên gia y tế trả lời là hoàn toàn có thể tiêm vacxin phòng ngừa HPV khi đã quan hệ, tuy nhiên hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao. Một lưu ý là trước khi tiêm phòng nữ giới cần làm xét nghiệm HPV để biết có bị phơi nhiễm virus hay không (đặc biệt là các tuýp có trong vacxin phòng ngừa).
Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cần kiểm tra chắc chắn là bản thân không mang thai. Khi cơ thể có dấu hiệu mang thai thì nữ giới nên dùng que thử thai kiểm tra hoặc đi thăm khám, xét nghiệm để chắc chắn vì nếu đã có bầu thì không thể thực hiện tiêm phòng HPV.
Nữ giới đã từng quan hệ vẫn có thể tiêm phòng HPV
Cũng tương tự như các loại vacxin khác, việc tiêm HPV mặc dù là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh nhưng điều này không có nghĩa sẽ loại bỏ được 100% khả năng phơi nhiễm virus. Vì vậy, để phát huy tối đa hiệu quả ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh lý khác thì nên thực hiện tiêm phòng càng sớm càng tốt.
Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp sau khi đã quan hệ có phơi nhiễm với một hoặc vài chủng virus HPV. Việc tiêm ngừa sau khi đã từng quan hệ sẽ giúp nữ giới ngăn ngừa khả năng mắc các tuýp gây bệnh khác. Đồng thời, thực hiện chích ngừa HPV sau khi đã bị nhiễm virus còn có tác dụng khắc phục tình trạng tái nhiễm HPV bởi vì hệ miễn dịch không thể làm được điều này như vacxin.
Tóm lại, những người đã quan hệ rồi có tiêm HPV được không, vẫn có thể thực hiện chích ngừa nhưng cần lưu ý một số vấn đề. Thứ nhất, chưa có thai và làm xét nghiệm để biết chính xác có từng bị phơi nhiễm virus HPV không.
Ngoài ra, chị em phụ nữ cần chú ý, thời gian hoàn thành 3 mũi tiêm HPV là 6 tháng với chi phí không hề nhỏ. Do đó, nếu có dự định mang thai sau khi tiêm thì cần cân đối thời gian hợp lý để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêm chủng. Việc mang thai chỉ nên thực hiện sau khi đã tiêm xong mũi vacxin HPV cuối cùng ít nhất là 1 tháng.
Sau tiêm phòng HPV bao lâu thì có thể quan hệ trở lại?
Bên cạnh quan hệ rồi có tiêm HPV được không thì sau chích ngừa bao lâu thì có thể quan hệ trở lại được? cũng là vấn đề được các chị em nữ giới quan tâm. Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu hay khuyến cáo này được đưa ra về thời gian kiêng quan hệ tình dục sau khi tiêm vacxin HPV.
Tuy nhiên, bất cứ loại vacxin nào cũng cần có một khoảng thời gian sau khi đã tiêm đủ số mũi theo lộ trình mới có thể tạo ra kháng thể chống lại chủng virus HPV. Vì thế, nếu như không thể hạn chế việc quan hệ tình dục thì các cặp đôi nên sử dụng bao cao su hoặc biện pháp bảo vệ để ngăn ngừa nguy cơ bị lây nhiễm HPV trong quá trình ân ái.
Nữ giới có thể quan hệ sau tiêm vacxin HPV nhưng nên dùng bao cao su
Vacxin HPV dù có hiệu quả tốt nhưng đối với nữ giới đã từng quan hệ tình dục hoặc một số chủng khác không có trong tác dụng phòng ngừa của vacxin thì vẫn có khả năng khiến chị em bị lây nhiễm và gây bệnh. Do đó, điều quan trọng nhất vẫn là áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh như:
✛ Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ – 1 chồng, luôn sử dụng các biện pháp bảo vệ mỗi lần làm chuyện ấy.
✛ Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần áo lót…
✛ Dù đã tiêm phòng HPV nhưng với chị em đã quan hệ tình dục thì hàng năm nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử PAP – SMear để phát hiện sớm bệnh do tác nhân khác gây ra.
✛ Khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng một lần, điều này không chỉ giúp phát hiện sớm bệnh ung thư mà còn các bệnh lý phụ khoa khác, từ đó điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe và chức năng sinh sản.
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp: quan hệ rồi có tiêm HPV được không, hy vọng đã giúp chị em phụ nữ nắm rõ để có thể thực hiện việc chích ngừa ung thư cổ tử cung an toàn và hiệu quả nhất.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tiêm phòng HPV, nữ giới hãy gọi vào [sodt] hoặc để lại lời nhắn ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm của phòng khám Đa khoa Thái Dương hỗ trợ tận tình và nhanh chóng.