Tim thai được hình thành và phát triển bình thường chính là dấu hiệu quan trọng nhất chứng tỏ bé đang phát triển khỏe mạnh. Việc nghe những nhịp tim đầu tiên của con là điều mà các ông bố bà mẹ mong chờ nhất. Do vậy nhiều mẹ bầu vẫn hãy thắc mắc thai mấy tuần thì có tim thai, tim thai như thế nào là bình thường. Tất cả những thông tin này sẽ được Phòng khám đa khoa Hữu Nghị chia sẻ qua bài viết Giải đáp: Thai mấy tuần thì có tim thai?

Xem thêm: MÁU BÁO THAI LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT MÁU BÁO THAI

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bao nhiêu tuần thì thai nhi có tim thai?

Câu hỏi thai mấy tuần thì có tim thai được rất nhiều chị em thai phụ quan tâm và tìm hiểu rất nhiều. Trong quá trình mang thai, tim thai nhi sẽ xuất hiện từ rất sớm và có chức năng tương tự như người trưởng thành. Thông thường tim thai sẽ được xuất hiện từ tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển của phôi thai mà tim thai có thể xuất hiện ở tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ.

Vào tuần thứ 11 thai nhi sẽ có những nhịp đập nhẹ. Bước sang tuần 12 – 14, tim thai bắt đầu đập rõ và ổn định hơn. Đến tuần thứ 16, tim thai đã có thể bơm máu khoảng 24 lít/ngày để đi nuôi cơ thể và có thể tăng thêm khi thai nhi lớn hơn.Bước vào tuần 20, nhịp tim của thai nhi sẽ mạnh hơn, lúc này mẹ bầu có thể nghe được nhịp tim của con bằng tai nghe bình thường.

Nhịp tim ổn định, to và rõ là dấu hiệu nhận biết bé đang phát triển khỏe mạnh, bố và mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Ngược lại nếu sau 12 tuần vẫn không thấy tim thai, hãy đến thăm khám và chẩn đoán kịp thời tại các cơ sở Y tế để xác định nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu không may bị thai lưu hoặc sảy thai,…

Thai mấy tuần thì có tim thai là vấn đề được nhiều ông bố bà mẹ quan tâm

Thai mấy tuần thì có tim thai là vấn đề được nhiều ông bố bà mẹ quan tâm

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu sự hình thành của tim thai nhi

Thai mấy tuần thì có tim thai – Sau khi thụ tinh được ⅓ đầu của vòi trứng, hợp tử sẽ di chuyển đến tử cung và phân chia theo cấp số nhân 2 bắt đầu từ giờ thứ 30 trở đi. Lúc này hợp tử sẽ phân chia thành 2 tế bào dính với nhau và lần lượt phân thành 4, 8,16,… Khoảng 5 ngày sau khi phát triển được gọi là phôi bào, qua 2 ngày phôi đến tử cung và tạo thành một lớp niêm mạc để làm tổ. Đồng thời trong thời gian này phôi sẽ tiết ra HCG trong nước tiểu và khi thử bằng que thử thai có thể nhận biết đang mang thai.

Ở giai đoạn phôi thai, trái tim sẽ được phát triển từ tấm tim bắt nguồn từ trung mô mạc. Qua 3 tuần thụ thai, ống tim nguyên thủy sẽ bắt đầu hoạt động. Ống tim sẽ tiếp tục được phát triển và uốn cong, vách ngăn phát triển, tim sẽ được chia thành 4 buồng. Trải qua 8 tuần sau khi đậu thai trái tim đã phát triển gần như là hoàn thiện.

Thai mấy tuần thì có tim thai – Thông thường thai nhi ở tuần thứ 6 của thai kỳ đã bắt được tín hiệu doppler quang phổ. Màu của máu và các động mạch lớn đều hoàn toàn có thể quan sát được. Các chuyên gia cho biết, tim thai của thai nhi được xác định có hay không dựa vào việc siêu âm vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Trường hợp nếu có nhầm lẫn tuổi thai thì có thể nghe được tim thai qua kết quả siêu âm vào tuần thứ 8 thai kỳ. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nhịp tim thai nhi đạt bao nhiêu là bình thường?

Thai mấy tuần thì có tim thai  Vào tuần thứ 7 thai kỳ, bác sĩ đã có thể nghe được nhịp tim của thai nhi qua phương pháp siêu âm. nhịp tim của bé thường dao động từ 90 – 110 nhịp/phút. Trong 2 tuần tiếp theo (tuần thứ 9 của thai kỳ), nhịp tim của bé sẽ đạt đỉnh cao nhất là 140 – 170 nhịp/phút, sau thời điểm này, tim thai sẽ bắt đầu chậm dần và ổn định hơn. Ở tuần 20 của thai kỳ, nhịp tim của bé sẽ dao động trong khoảng 140 – 160 nhịp/phút. 

Bước sang quá trình chuyển dạ, nhịp tim thai nhi có thể dao động 110 – 160 nhịp/phút. Trong thời gian này, mẹ bầu cần phải đặc biệt cẩn trọng vì thai nhi cực kỳ nhạy cảm. Nếu các bác sĩ không cảnh báo các dấu hiệu về nhịp tim thai bất thường thì mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm.

Nhịp tim thai ổn định chứng tỏ bé đang phát triển khỏe mạnh

Nhịp tim thai ổn định chứng tỏ bé đang phát triển khỏe mạnh

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nhịp tim thai đạt bao nhiêu là đáng báo động?

Đối với nhịp tim thai cao

Trong trường hợp khi siêu âm phát hiện nhịp tim của bé đạt 180 lần/ phút thì đây là dấu hiệu cảnh báo nhịp tim quá nhanh. Mẹ bầu cần lập tức đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu nhận biết một số tình trạng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, sốt hoặc bé có thể gặp một số bệnh lý bẩm sinh về tim mạch.

Thai mấy tuần thì có tim thai – tim thai thay đổi theo độ tuổi và kích thước của thai nhi. Ngoài ra tim thai đập nhanh có thể là do một số nguyên nhân phổ biến khác như mẹ mới ăn xong, thai máy nhiều, thiếu oxy. Nếu sau khi kiểm tra, các chỉ số sau siêu âm đều bình thường thì mẹ bầu không nên quá lo lắng. Ngược lại nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần thăm khám và điều trị ngay.

Đối với nhịp tim thai thấp

Thai mấy tuần thì có tim thai – Tim thai đập chậm cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của trẻ đang gặp vấn đề. Khi tim thai thấp dưới 110 lần/ phút hoặc dưới 70 lần/ phút thì đây là dấu hiệu nguy hiểm đáng báo động. Bởi vì ở trường hợp này khả năng sảy thai sẽ rất cao. Lý do khiến tim thai thấp là do khả năng lưu thông máu kém, nhau thai bất thường, mẹ bầu bị huyết áp thấp ảnh hưởng đến thai nhi hoặc bé bị bệnh tim bẩm sinh.

Nhìn chung nhịp tim đập nhanh hay chậm đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhịp tim chậm sẽ được đánh giá là nguy hiểm hơn nhịp tim nhanh, bởi vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo suy thai. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cần phải làm gì để giữ tim thai khỏe mạnh?

Sau khi tìm hiểu thai mấy tuần thì có tim thai thì nên biết cách giữ cho tim thai của bé luôn ổn định. Để đảm bảo tim thai của bé luôn khỏe mạnh, mẹ bầu nên chú ý bảo vệ sức khỏe của bản thân, bởi vì tinh thần và sức khỏe của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến bé. Dưới đây là một số lưu ý nên nhớ để nhịp tim của bé luôn ổn định và khỏe mạnh.

Mẹ bầu nên chú ý bổ sung axit folic trước và trong suốt thai kỳ. Axit folic được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng vì có tác dụng phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh của trẻ nhỏ.

Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung những loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong thời kỳ mang thai như K, Fe, Zn, P, vitamin B1,… Đây đều là những nhóm chất tốt cho hệ thần kinh và tim của thai nhi. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên hạn chế một số loại thức ăn độc hại như chất béo, chất phụ gia, các loại đồ đóng hộp, thức ăn nhanh,…

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafein,… Những loại này sẽ chứa những thành phần độc hại có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, tăng nguy cơ tim bẩm sinh, dị tật van và mạch máu.

Ngừng sử dụng các sản phẩm điều trị chứa vitamin A liều cao, bởi nó có thể gây ra bệnh tim bẩm sinh hoặc dị tật tim thai.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải điều trị hợp lý, kiểm soát lượng đường trong máu, vì bệnh tiểu đường ở mẹ có thể khiến thai nhi ra đời tăng nguy cơ bị bệnh tim bẩm sinh.

Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách theo dõi tim thai hiệu quả nhất

Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách theo dõi tim thai hiệu quả nhất

Tóm lại, tim thai đóng vai trò vô cùng đặc biệt đối với sự sống và phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý theo dõi tim thai của bé thường xuyên qua các lần siêu âm để chắc chắn rằng bé đang phát triển ổn định. Hy vọng bài viết trên đây của phòng khám Đa khoa Hữu Nghị đã giải đáp: thai mấy tuần thì có tim thai? và một số thông tin liên quan khác. 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, vui lòng nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi qua [sodt] hoặc chat trực tuyến tại >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để các chuyên gia giải đáp chi tiết và hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí,