Nội dung
Những năm trở lại đây, bệnh giang mai ngày càng phổ biến với nhiều trường hợp nhiễm bệnh phức tạp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lý này, bao gồm triệu chứng, tác nhân gây bệnh giang mai, con đường lây nhiễm và mức độ nguy hiểm của bệnh,… Để giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh này, bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hỏi đáp: bệnh giang mai có nguy hiểm không và chia sẻ những thông tin cơ bản về bệnh.
Giang mai là bệnh gì, có triệu chứng ra sao?
Có thể nói, giang mai là một trong những căn bệnh dễ dàng lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục nhất hiện nay. Vậy, giang mai là bệnh như thế nào? Bệnh giang mai có nguy hiểm không?
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai là dạng bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cực nhanh qua đường tình dục do xoắn khuẩn có tên khoa học Treponema Pallidum gây ra. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất tới cơ quan sinh dục, tiếp sau đó là da, miệng và hệ thần kinh.
Xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây bệnh giang mai có sức đề kháng rất yếu nên nếu ra khỏi cơ thể nó sẽ nhanh chóng chết đi. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn khiến cho xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào da, niêm mạc bộ phận sinh dục, từ đó gây bệnh ở vùng da bị xây xát rồi tấn công vào máu và nhanh chóng lây lan khắp cơ thể.
Một số yếu tố được xem là làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai bao gồm:
- Không thực hiện biện pháp quan hệ tình dục an toàn.
- Sử dụng chung kiêm tiêm hay tiêm truyền máu.
- Phụ nữ mang thai bị giang mai nhưng không chữa trị nên lây truyền sang con.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm xoắn khuẩn giang mai
Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh giang mai tiến triển theo ba giai đoạn: giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn 3. Bên cạnh đó, còn có một tình trạng bệnh được gọi là giang mai bẩm sinh, xảy ra khi trẻ nhỏ được sinh ra từ người mẹ mắc phải bệnh.

Ở mỗi giai đoạn của bệnh giang mai sẽ xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau
✜ Giai đoạn 1
Triệu chứng đầu tiên của bệnh giang mai có thể xảy ra từ 3 – 90 ngày sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Đó có thể là một vết loét nhỏ, không đau ở vị trí tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là bộ phận sinh dục, trực tràng, môi hoặc lưỡi. Các vết loét săng là điển hình, có thể xuất hiện nhiều vết loét.
Các vết thương thường tự lành mà không cần chữa trị, tuy nhiên bệnh giang mai vẫn còn tiềm ẩn và có thể xuất hiện trở lại trong giai đoạn thứ 2 hoặc thứ 3.
✜ Giai đoạn 2
Các dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2 có thể bắt đầu từ 4 – 10 ngày sau khi vết loét đầu tiên xuất hiện. Biểu hiện đặc trưng nhất của thời kỳ này phát ban, đây là những vết loét có màu đỏ hoặc đỏ nâu, kích thước bằng đồng xu trên bất kỳ vùng nào ở cơ thể người bệnh, bao gồm lòng bàn tay và lòng bàn chân. Đi kèm với tình trạng phát ban là triệu chứng sốt, mệt mỏi, cảm giác khó chịu, hạch hạch huyết lớn, đau nhức,…
Những dấu hiệu của bệnh giang mai trong giai đoạn này có thể biến mất mà không cần điều trị trong vài tuần đầu hoặc liên tục đến và đi trong vòng một năm.
✜ Giai đoạn tiềm ẩn
Ở một số bệnh nhân có thể xuất hiện một giai đoạn được gọi là giang mai tiềm ẩn. Thời kỳ này không có bất kỳ triệu chứng, dấu hiệu nào những vẫn có thể phát hiện được thông qua các xét nghiệm. Giai đoạn tiềm ẩn bắt đầu khi triệu chứng nguyên phát hoặc thứ phát biến mất, các dấu hiệu thường mờ nhạt và không rõ rệt. Bên cạnh đó, các triệu chứng có thể không bao giờ xuất hiện lại hoặc bệnh tiến triển đến giai đoạn 3.
✜ Giai đoạn 3
Nếu không được chữa trị kịp thời, xoắn khuẩn Treponema Pallidum có thể lây lan ra các bộ phận khác khác trong cơ thể, dẫn đến tổn thương cơ quan nội tạng nghiêm trọng. Một số dấu hiệu của bệnh giang mai giai đoạn 3 như: liệt người, loạn thần kinh, mù lòa, điếc, đau đầu không rõ nguyên nhân, thay đổi hành vi,…
Xem thêm: Địa chỉ chữa bệnh giang mai hiệu quả tại Đà Nẵng
[Chuyên gia tư vấn] Bệnh giang mai có nguy hiểm không?
Đối với vấn đề bệnh giang mai có nguy hiểm không, các chuyên gia cho biết đây là bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra hàng loạt biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, tinh thần người bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cụ thể hơn:
Ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục
Bệnh giang mai có nguy hiểm không là có bởi bệnh có thể gây viêm nhiễm và tổn thương đến các cơ quan sinh dục như âm hộ, âm đạo, dương vật, tử cung và hậu môn. Xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây bệnh giang mai có thể xâm nhập vào những cơ quan này và gây ra các triệu chứng như viêm nhiễm, sưng tấy, đau đớn và tổn thương vĩnh viễn.
Gây tổn thương hệ thần kinh
Xoắn khuẩn giang mai có khả năng xâm nhập vào máu và lan đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể người bệnh. Khi xâm nhập vào hệ thần kinh, xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây viêm màng não và tổn thương mạch máu, dẫn đến các biến chứng như động kinh, đột quỵ hoặc là tình trạng teo thần kinh.

Bệnh giang mai có nguy hiểm không là có, bệnh gây ra hàng loạt biến chứng nghiêm trọng
Nguy cơ lây lan bệnh
Bệnh giang mai có thể lây truyền từ người này sang người khác với tốc độ nhanh chóng thông qua con đường quan hệ tình dục không an toàn hoặc chia sẻ các dụng cụ tình dục không được vệ sinh.
Không tích cực điều trị bệnh sớm, người bệnh có thể trở thành nguồn lây nhiễm và lan truyền xoắn khuẩn Treponema Pallidum đến người khác, gây ra sự lây lan làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng. Vì thế, bệnh giang mai có nguy hiểm không, bệnh không chỉ khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng khôn lường mà còn là nỗi ám ảnh của cộng đồng.
Đe dọa sức khỏe thai kỳ
Đáp án cho băn khoăn bệnh giang mai có nguy hiểm không là có, căn bệnh này gây ra hàng loạt ảnh hưởng, biến chứng nghiêm trọng đối với phụ nữ đang mang thai. Theo đó, phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai đối mặt với nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu hoặc thậm chí tử vong sau sinh khá cao. Đặc biệt, trẻ mới sinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai bẩm sinh do lây từ mầm bệnh từ người mẹ.
Ngoài ra, xoắn khuẩn giang mai khi tấn công vào hệ tim mạch còn có thể gây ra tình trạng phình mạch. Bệnh này gây tổn thương các mô và nội tạng, đồng thời phá hoại hệ xương khớp dẫn đến bạo liệt tàn tật, thậm chí tử vong.
Bệnh giang mai có thể chữa khỏi được không?
Giang mai không những là căn bệnh nguy hiểm mà còn âm thầm phát triển, chỉ đến giai đoạn cuối bệnh nhân mới thực sự cảm nhận rõ những tình trạng của mình. Vì thế, bên cạnh bệnh giang mai có nguy hiểm không thì bệnh giang mai có chữa được không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Với những bệnh nhân phát hiện bị nhiễm giang mai từ sớm, quá trình điều trị sẽ dễ dàng hơn và có nhiều khả năng chữa dứt điểm bệnh. Bởi vì lúc này xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây bệnh giang mai mới tấn công vào cơ thể và chúng chưa thực sự xâm nhập vào máu của người bệnh. Do đó, bạn nên chú ý những triệu chứng, biểu hiện lạ ở cơ thể và đi khám càng sớm càng tốt.

Nếu phát hiện bệnh từ sớm thì có nhiều khả năng chữa dứt điểm bệnh giang mai
Song nếu người bệnh không may mắn phát hiện bệnh sớm, càng đến giai đoạn sau, sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai ngày một mạnh mẽ hơn. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị dứt điểm bệnh giang mai.
Đến thời kỳ cuối, người bệnh còn chịu nhiều biến chứng, các cơ quan nội tạng bị suy giảm chức năng, xuất hiện vết loét khó lành hoặc thị lực bị ảnh hưởng,… Đây đều là những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng, vì thế việc điều trị bệnh cần rất nhiều thời gian.
Như vậy, bạn đọc có lẽ đã tìm được câu trả lời cho hỏi đáp: bệnh giang mai có nguy hiểm không và bệnh giang mai có chữa khỏi được không? Nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, người bệnh có cơ hội khỏi bệnh cao, kịp thời ngăn chặn biến chứng xảy ra. Chính vì thế hãy theo dõi thật kỹ những biểu hiện khác lạ của cơ thể. Người bệnh hãy đến phòng khám Đa khoa Hữu Nghị để thăm khám định kỳ và sớm phát hiện những vấn đề bất thường về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về bệnh giang mai và đặt lịch hẹn khám, vui lòng gọi tới số Hotline: 039.957.5631 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế nhiều năm kinh nghiệm giải đáp rõ ràng và hỗ trợ tận tình nhất.