Nội dung
Các mẹ bầu thường thắc mắc không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi không. Trên thực tế, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chính là một trong những chỉ định quan trọng được các bác sĩ khuyến cáo không nên bỏ qua để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Nếu không thực hiện có thể gây ra một số hệ lụy nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng đáng quan ngại. Cùng Phòng khám đa khoa Hữu Nghị tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết Mẹ bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?
Tiểu đường thai kỳ – Bệnh lý nguy hiểm không nên xem thường
Trước khi tìm lời giải cho câu hỏi “Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?” cần nắm rõ tiểu đường thai kỳ là gì và những thông tin liên quan để hiểu thêm về bệnh lý này. Tiểu đường thai kỳ là vấn đề mà các mẹ bầu thường hay mắc phải, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây là tình trạng rối loạn dung nạp đường glucose ở phụ nữ mang thai do hormone nhau thai tăng quá nhiều.
Các chuyên gia cho biết hormone nhau thai có tác dụng kích thích sự phát triển của thai nhi. Nếu lượng hormone này tiết ra quá nhiều hoặc quá kiểm soát sẽ trở nên dư thừa và gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe, điển hình nhất là bệnh tiểu đường thai kỳ.
Các đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Những đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp nhất có thể là:
Phụ nữ lớn tuổi mang thai – ngoài 40 tuổi
Mẹ bầu có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
Mẹ bầu bị béo phì dễ bị bệnh tiểu đường thai kỳ
Bà bầu từng bị thai lưu 3 tháng cuối thai kỳ, sinh con bị dị tật bẩm sinh không xác định được nguyên nhân.
Bà bầu mắc chứng rối loạn phóng noãn kiểu buồng trứng đa nang
Gia đình đã có người bị bệnh tiểu đường type 2.
>>> Xem thêm: RA MÁU KHI MANG THAI CÓ SAO KHÔNG?
Một số thông tin cần nắm về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?
Các chuyên gia đã khuyến cáo các mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường trong quá trình mang thai để bảo đảm sức khỏe cho cả thai phụ và bé con. Do đó, các bà bầu nên tìm hiểu các phương pháp xét nghiệm và chi phí thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Các bác sĩ cho biết để kiểm tra và phát hiện lượng đường trong máu, mẹ bầu sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp xét nghiệm glucose hoặc xét nghiệm dung nạp glucose. Tuy nhiên xét nghiệm glucose được áp dụng phổ biến hơn, còn xét nghiệm glucose bị giới hạn trong một số trường hợp nhất định như người có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết, người bị suy dinh dưỡng mãn tính hoặc thai phụ ốm liệt giường trên 3 ngày.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất là điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mẹ và bé
Thông số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào là bình thường?
Ngoài tìm hiểu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không, thì cần nắm được các thông số quan trọng chứng tỏ lượng đường huyết trong cơ thể bình thường sau đây:
Nồng độ đường xét nghiệm lúc đói đạt < 92 mg/dL
Nồng độ sau khi xét nghiệm sau 1 giờ < 180 mg/dL
Nồng độ sau khi xét nghiệm sau 2 giờ < 153 mg/dL
Đối với trường hợp nếu mẹ bầu có một trong ba thông số này cao hơn hoặc bằng mức tiêu chuẩn thì mẹ bầu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
[Góc giải đáp] Mẹ bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?
Có rất nhiều mẹ bầu thắc mắc “Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?” Được biết, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những phương pháp không nên bỏ qua trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Điều này giúp bảo đảm an toàn sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nếu không phát hiện kịp thời bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khó lường trước được, ảnh hưởng đến sức khỏe và tình mạng của mẹ và bé con.
Biến chứng sức khỏe đối với mẹ bầu
Tiểu đường thai kỳ sẽ gây ra một số những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe của mẹ bầu, cụ thể:
Dễ dẫn đến sinh non hoặc sảy thai: Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ sinh non cao do kiểm soát đường huyết muộn, nhiễm trùng đường tiết niệu, đa ối và tiền giật thai sản. Chính vì vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường được các chuyên gia khuyên sinh mổ sẽ tốt hơn nhiều so với sinh thường. Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ cũng có nguy cơ tăng tỷ lệ sảy thai tự nhiên, Do vậy nếu có tiền sử bị sảy thai do tiểu đường thai kỳ thì cần phải kiểm tra lượng glucose một cách thường xuyên trong đợt mang thai tiếp theo.
Dễ mắc bệnh cao huyết áp: Tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sẽ cao hơn so với mẹ bầu bình thường. Việc không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu không phát hiện được bệnh, không kiểm soát được huyết áp nên dễ dẫn đến các biến chứng như tiền giật thai sản, thai nhi phát triển không ổn định, suy gan, suy thận, tai biến mạch máu não,…
Ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe mẹ bầu: Những chị em có tiền sử đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2 trong tương lai và tái bệnh trở lại trong lần mang thai tiếp theo. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể bị tăng cân mất kiểm soát sau sinh nếu không có chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp.
Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ bầu sinh non
Biến chứng sức khỏe đối với thai nhi
Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không – Tiểu đường thai kỳ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của thai nhi, nhất là ỏ giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Thai to hơn mức bình thường: Do sự vận chuyển quá nhiều glucose sẽ làm cho thai nhi bị tăng trưởng quá mức và to hơn mức bình thường. Lượng glucose tiết ra đã kích thích tụy thai nhi bài tiết ra insulin, làm tăng cao nhu cầu năng lượng của thai nhi, từ đó kích thích thai nhi phát triển mạnh.
Tăng tỷ lệ tử vong sau sinh: Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh do tăng hủy hemoglobin, dẫn đến tăng bilirubin trong huyết tương. Bên cạnh đó, việc không phát hiện và điều trị tiểu đường thai kỳ nhanh chóng và hiệu quả sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ngay khi sinh. Ngoài ra nếu bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai kỳ sẽ làm tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ nhỏ, tăng nguy cơ tiểu đường loại 2 trong tương lai hoặc gây hội chứng rối loạn thần kinh vận động.
Tiểu đường thai kỳ sẽ khiến bé có cân nặng hơn bình thường
Phòng khám đa khoa Hữu Nghị là một trong những cơ sở y tế chuyên thăm khám, chăm sóc sức khỏe sinh sản uy tín, chất lượng được nhiều mẹ bầu đánh giá cao. Quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao và được tu nghiệp tại nước ngoài sẵn sàng thăm khám, tư vấn và điều trị bệnh tận tình, tận tâm, an toàn và hiệu quả nhất. Đồng thời máy móc, thiết bị y tế, phương pháp khám và điều trị bệnh hiện đại được phòng khám tìm hiểu và áp dụng giúp hỗ trợ tốt nhất cho việc khám và chữa bệnh. Qua đó giúp mẹ bầu và thai nhi có thể và bình an vượt qua thai kỳ để được “mẹ tròn con vuông” sau sinh.
Tóm lại không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không? – Câu trả lời là có và đã được Phòng khám đa khoa Hữu Nghị minh chứng đầy đủ qua bài viết được chia sẻ trên đây. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác về vấn đề này, vui lòng nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi qua [sodt] hoặc chat trực tuyến tại >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ miễn phí nhé!