Nhiều người lựa chọn miếng dán ngừa thai vì đây là biện pháp tránh thai rất thuận tiện và cho hiệu quả cao. Trong trường hợp ngừng sử dụng miếng dán này thì cơ thể nữ giới sẽ tiếp tục diễn ra quá trình rụng trứng sau 3 chu kỳ kinh nguyệt. Vậy, cụ thể miếng dán tránh thai là gì? Tìm hiểu về công dụng và cách dùng miếng dán tránh thai đúng nhất qua những thông tin chia sẻ ở bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cơ chế hoạt động của miếng dán tránh thai như thế nào?

Miếng dán tránh thai là một miếng dán mỏng và nhỏ, kích thước khoảng 4.5cm2. Nữ giới sử dụng biện pháp ngừa thai này bằng cách dán trực tiếp lên da, có thể vùng da ở lưng, bụng, mông hoặc da bắp tay. 

Cơ chế hoạt động của miếng dán ngừa thai là kích thích giải phóng hormone estrogen và progesterone với mục đích ngăn ngừa quá trình rụng trứng ở nữ giới diễn ra. Nhờ đó, trứng sẽ không có cơ hội để gặp tinh trùng và khó có sự thụ tinh xảy ra. 

Hơn thế nữa, phương pháp tránh thai này còn có tác dụng khiến cho dịch nhầy ở cổ tử cung dày, đặc lại, từ đó khiến tình trùng khó di chuyển vào sâu bên trọng để gặp trứng thụ thai và giúp chị em nữ giới tránh có bầu ngoài ý muốn hiệu quả. 

Miếng dán ngừa thai cho hiệu quả cao lên đến 95%

Miếng dán ngừa thai cho hiệu quả cao lên đến 95%

Ưu và hạn chế của miếng dán tránh thai

So với những biện pháp kế hoạch hóa gia đình khác thì miếng dán tránh thai sở hữu những ưu điểm và hạn chế như sau:

Ưu điểm

✛ Có thể giúp cải thiện tình trạng nổi mụn trứng cá và làm giảm hiện tượng đau nửa đầu trong ngày hành kinh. 

✛ Cho hiệu quả cao, sử dụng dễ dàng và đơn giản. 

✛ Có thể hỗ trợ, giảm nhẹ các triệu chứng cho người phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh.

✛ Mang lại hiệu quả ngừa thai cao, lên đến 95% khi sử dụng đúng theo chỉ dẫn. 

✛ Rất dễ sử dụng và không gây cản trở đến hoạt động tình dục cũng như khoái cảm, hưng phấn cho các cặp đôi. 

✛ Không giống như phương pháp tránh thai bằng thuốc ngừa thai kết hợp phải uống liên tục mỗi ngày 1 viên. Chị em phụ nữ chỉ cần thay đổi miếng dán ngừa thai một lần mỗi tuần. 

✛ Các hormone có trong miếng dán ngừa thai không hấp thụ qua dạ dày của nữ giới. Cho nên, chị em phụ nữ không cần phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn ói,  tiêu chảy. 

Nhược điểm

✛ Có thể dẫn đến một số rủi ro hiếm gặp như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, gây cục máu đông ở chân, sỏi túi mật và u gan. Nguy cơ này cao hơn ở phụ nữ trên 35 tuổi, người thường xuyên hút thuốc lá… Do vậy, nữ giới nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa về những tác dụng phụ có thể gặp phải trước khi sử dụng miếng dán tránh thai

✛ Có thể gây tình trạng buồn nôn, đau đầu, ngứa da, nổi ban đỏ trên bề mặt da chỗ dán miếng dán ngừa thai. 

✛ Không thể bảo vệ chị em nữ giới chống bị lây nhiễm các bệnh từ đường quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn. Do đó, nếu muốn phòng tránh các bệnh về đường tình dục, chị em nữ giới cần phải sử dụng thêm bao cao su trong mỗi lần ân ái.

✛ Xuất huyết đột ngột giữa kỳ kinh nguyệt là tình trạng phổ biến trong thời đầu chị em nữ giới sử dụng miếng dán ngừa thai.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hướng dẫn sử dụng miếng dán ngừa thai cho hiệu quả tốt nhất

Không quá khó khi sử dụng miếng dán tránh thai để phòng ngừa có con ngoài kế hoạch. Đầu tiên, nữ giới chỉ cần từ từ xé bao đựng miếng, sau đó lấy miếng dán ngừa thai ra khỏi túi và bóc lớp ám vào miếng dán. Nữ giới lưu ý, đừng để tay dính vào bề mặt của miếng dán ngừa thai. Tiếp theo, từ từ dán vào vùng da khô, sạch và không có lông trên cơ thể. 

Nữ giới chú ý không nên dán miếng dán tránh thai lên vùng da nhạy cảm

Nữ giới chú ý không nên dán miếng dán tránh thai lên vùng da nhạy cảm

Chị em nữ giới có thể tùy ý dán miếng dán ngừa thai ở bất cứ vùng da nào như bắp tay, mông, bụng, lưng… Nhưng chị em chú ý không được dán ở những phần da nhạy cảm, đặc biệt là ở vùng ngực và vùng da đang bị nổi mẩn đỏ, bị kích ứng hay trầy xước. 

Trước khi áp dụng biện pháp tránh thai này, nữ giới không nên dùng các loại phấn, kem hoặc các sản phẩm trang điểm, điều trị khác lên vùng da sẽ dán hay đang dán miếng dán tránh thai. Bởi vì, điều này có thể làm giảm sự kết dính của miếng dán và hiệu quả phòng tránh thai. 

Khoảng 3 tuần nữ giới hãy thay miếng dán ngừa thai một lần. Đến tuần thứ 4, khi chị em không sử dụng miếng dán ngừa thai sẽ xuất hiện kinh nguyệt trở lại. Sau khi kinh nguyệt kết thúc, nữ giới có thể tiếp tục sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình này theo quy trình đã làm từ trước đó. 

Để chắc chắn hơn, trong lần đầu tiên chị em phụ nữ nên sử dụng thêm một biện pháp tránh thai khác. Những lần sau đó, chị em sử dụng miếng dán tránh thai bình thường và không cần kết hợp thêm bất kỳ phương pháp ngừa thai nào. Nữ giới không nên tháo miếng dán ngừa thai khi đi tắm rửa, bơi lội hay trong một số công việc thường ngày.

Xem thêmKhi quan hệ dùng bao cao su có thai không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những trường hợp chống chỉ định dùng miếng dán ngừa thai

Việc sử dụng miếng dán tránh thai được xem là dễ dàng và khá an toàn. Thế nhưng để hạn chế nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ thì trước khi sử dụng, nữ giới cần hỏi chuyên gia y tế xem mình có nằm trong nhóm đối tượng chống chỉ định hay không? 

Các trường hợp không nên sử dụng miếng dán ngừa thai

Các trường hợp không nên sử dụng miếng dán ngừa thai

Dưới đây là những trường hợp nữ giới không nên áp dụng biện pháp tránh thai là sử dụng miếng dán ngừa thai.

  • Trường hợp nghi ngờ có bầu hoặc đang mang thai, mẹ đang cho con bú trong khoảng 6 tuần sau khi sinh. 

  • Phụ nữ mắc các bệnh lý hoặc có nguy cơ bị bệnh về tim mạch, tiểu đường…

  • Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên và người thường xuyên hút thuốc lá.

  • Các trường hợp đang mắc bệnh rối loạn đông máu, thuyên tắc tĩnh mạch, thuyên tắc phổi, xơ gan, u gan, hay mắc bệnh lý về van tim… cũng không nên sử dụng miếng dán ngừa thai.

Một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng miếng dán tránh thai

Trong quá trình sử dụng miếng dán tránh thai, chị em phụ nữ cần lưu ý các vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như hiệu quả ngừa thai đạt tối đa:

✔ Khi sử dụng miếng dán ngừa thai nên dùng thêm bao cao su để hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh từ đường tình dục như: mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, lậu cầu, HIV…

✔ Để hạn chế nguy cơ có thai ngoài ý muốn, nữ giới nên áp dụng thêm một số biện pháp ngừa thai trong khoảng 7 ngày đầu tiên sử dụng miếng dán này. Nếu dùng miếng dán ngừa thai vào ngày đầu của kỳ kinh nguyệt thì nữ giới không cần sử dụng thêm bất cứ biện pháp tránh thai nào.

✔ Những trường hợp muốn tránh thai sau sinh con và nếu không bắt buộc cho con bú thì nên bắt đầu tránh thai với miếng dán này sớm nhất vào thời điểm khoảng 4 tuần sau sinh. 

✔ Trong thời gian sử dụng miếng dán ngừa thai nữ giới không nên sử dụng các loại thuốc tránh thai.

✔ Nếu sử dụng miếng dán tránh thai mà gặp hiện tượng rong kinh, rong huyết thì nữ giới không nên quá lo ngại vì đây chỉ là tác dụng phụ của thuốc.

 Trường hợp các tác dụng của miếng dán ngừa thai kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì chị em phụ nữ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để bác sĩ khám, kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. 

Qua những thông tin được chia sử ở bài viết miếng dán tránh thai là gì? Tìm hiểu về công dụng và cách dùng của miếng dán tránh thai, mong rằng sẽ giúp chị em phụ nữ nắm rõ tác dụng phụ và cách sử dụng biện pháp ngừa thai này hiệu quả, an toàn  nhất. 

Nếu còn thắc mắc nào về miếng dán ngừa thai, nữ giới hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Hữu Nghị thông qua [sodt] hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế giải đáp tận tình và nhanh chóng.