Nội dung
Mụn rộp sinh dục là một trong những bệnh xã hội, chủ yếu lây qua đường tình dục. Bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao, nhất là ở độ tuổi trưởng thành. Vậy bệnh mụn rộp sinh dục là gì, mụn rộp sinh dục giai đoạn đầu biểu hiện như thế nào và cách chữa trị ra sao. Mời bạn đọc cùng các chuyên gia phòng khám Đa khoa Hữu Nghị tham khảo bài viết dưới đây.
Tổng quan về mụn rộp sinh dục
Trước khi tìm hiểu mụn rộp sinh dục giai đoạn đầu như thế nào, cùng tìm hiểu tổng quan nhất về bệnh này. Mụn rộp sinh dục được xếp vào loại bệnh xã hội phổ biến nhất, cùng nhóm bệnh xã hội với HIV, lậu, giang mai, sùi mào gà. Theo tổ chức y tế thế giới, chỉ tính riêng Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 1 triệu ca mắc mới và số lượng đang không ngừng tăng lên.
Mụn rộp sinh dục là bệnh gì?
Mụn rộp sinh dục có tên khoa học là Herpes sinh dục, bệnh do Herpes simplex virus (HSV) gây ra. Nhiễm trùng HSV có thể gây ra các vết loét và mụn nước quanh môi, miệng, bộ phận sinh dục, ở hậu môn. Một vài trường hợp người bị nhiễm HSV không xuất hiện vết loét khiến cho việc phát hiện và điều trị trở nên khó khăn hơn. Những người mắc mụn rộp thường có tâm lý sợ hãi, ngại ngùng, không dám chia sẻ với người thân và bác sĩ nên việc phát hiện sớm, điều trị gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân mắc mụn rộp sinh dục
Như đã biết, mụn rộp sinh dục do virus Herpes simplex gây nên, siêu vi khuẩn này có 2 loại: HSV 1: thường gây ra các vết loét ở miệng, môi và mắt. Loại virus này xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ và trẻ nhỏ; HSV 2: thường gây ra mụn rộp ở mông, bộ phận sinh dục, chân, tay.
Bệnh mụn rộp sinh dục lây truyền qua các con đường sau: Lây qua đường tình dục không an toàn, quan hệ tình dục không lành mạnh, không có biện pháp phòng tránh là con đường nhiễm các bệnh xã hội cao nhất, trong đó có mụn rộp. Những người có thói quen quan hệ bừa bãi, quan hệ đường âm đạo, miệng và hậu môn thì tỷ lệ mắc bệnh cao hơn rất nhiều.
Khi tiếp xúc với vết thương hở, dịch tiết hoặc máu của người mắc bệnh, người bình thường cũng có thể lây nhiễm. Đặc biệt, khi dùng chung đồ cá nhân với người mắc như đũa, khăn mặt, bàn chải, dao cạo… cũng tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Người mẹ mang thai có thể lây truyền cho con qua đường nhau thai, nước ối, bộ phận sinh dục khi sinh thường…
Mụn rộp sinh dục giai đoạn đầu
Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, virus sẽ ủ bệnh trong thời gian từ 2 – 20 ngày. Một số biểu hiện mụn rộp sinh dục giai đoạn đầu khá giống với biểu hiện các bệnh ngoài da khác nên thường bị nhầm lẫn và dễ bỏ qua.
Biển hiện mụn rộp sinh dục giai đoạn đầu
Nam giới: Bắt đầu xuất hiện các mụn nước nhỏ màu đỏ hoặc vàng, ban đầu mọc thưa thớt sau đó mọc thành từng cụm, từng mảng. Tại những khu vực xuất hiện mụn có cảm giác đau, bỏng rát, mụn có xu hướng bị vỡ ra, lở loét, gây cảm giác đau đớn cho người bệnh. Từ 5 – 15 ngày sau, vết loét sẽ khô và đóng vảy. Các vị trí nổi mụn nước: dương vật, thân dương vật, bìu, bao quy đầu, rãnh miệng sáo, niệu đạo, hậu môn. Kèm theo đó là triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, tiểu buốt, đau nhức khớp.
Nữ giới: Mụn rộp sinh dục giai đoạn đầu ở nữ thường từ 2 – 7 ngày, nữ giới xuất hiện các mụn nước, lở loét và chảy dịch gây đau đớn cho người bệnh. Mụn nước xuất hiện ở âm đạo, môi lớn, môi bé, âm hộ, hậu môn, tử cung, miệng. Triệu chứng đau nhức toàn thân, sốt nhẹ, mệt mỏi, sưng to hạch bạch huyết, nóng rát khi đi tiểu. Ngoài ra còn có biểu hiện khí hư tiết ra nhiều, vùng kín ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu.
Theo các chuyên gia y tế: Mụn rộp sinh dục nếu không kịp thời chữa trị sẽ rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến tâm lý, đời sống tình dục. Virus mụn rộp có thể tấn công sang cơ quan sinh sản gây viêm nhiễm, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng hiếm muộn, vô sinh và gián tiếp làm sức đề kháng người bệnh giảm sút, ở mức cao nhất có thể tử vong.
Cách chữa trị mụn rộp sinh dục
Không giống như các bệnh xã hội khác, herpes sinh dục không thể chữa khỏi hoàn toàn. Sau khi người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết xác định, nếu kết quả cho thấy nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm các triệu chứng bệnh và ức chế sự phát triển và lây lan, giảm tái phát. Một số loại thuốc để điều trị như: Zovirax, Famvir, Valtrex, Acyclovir… giảm đau và lành mụn. Cách chữa bằng thuốc thường áp dụng cho mụn rộp sinh dục giai đoạn đầu, các vết mụn còn ít, thưa thớt.
Ngoài phương pháp sử dụng bằng thuốc bôi, còn có những liệu pháp ngoại khoa khác như đốt điện, đốt bằng tia laser, đốt lạnh hoặc phẫu thuật, gây tê tại chỗ. Những phương pháp này gây đau đớn, khó tiêu diệt được mầm bệnh, nguy cơ viêm nhiễm cao và chậm phục hồi.
Phương pháp điện dung sóng ngắn được xem là biện pháp chữa trị mụn rộp sinh dục giai đoạn đầu hiệu quả và tiên tiến nhất hiện nay. Dựa vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ thực hiện điều trị thông qua 2 cơ chế: Ức chế virus mụn rộp, điện dung sóng ngắn sẽ tìm và ức chế khả năng hoạt động của virus, làm tăng khả năng thẩm thấu thuốc tới vị trí bị tổn thương; Tăng cường miễn dịch, sử dụng loại thuốc phù hợp nâng cao sức sống của kháng thể, tăng khả năng miễn dịch và phòng chống sự xâm nhập của virus.
Lời khuyên của bác sĩ về mụn rộp sinh dục
Không nên quan hệ tình dục khi có dấu hiệu mắc bệnh mụn rộp sinh dục, để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Thậm chí, nên sống cách ly với người thân trong gia đình khi mắc bệnh. Đặc biệt, chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ và không nên gãi hoặc sờ vào vết mụn bởi dễ lây lan cho người khác. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
Khi phát hiện có những biểu hiện mụn rộp sinh dục giai đoạn đầu, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không dấu bệnh, không e ngại khi nói về tình trạng, biểu hiện nhằm giúp cho kết quả điều trị tốt nhất.
Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của y bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, sử dụng quá liều và bỏ thuốc khi chưa có sự đồng ý. Khi có những biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng thuốc cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan và tránh những áp lực hoặc lo lắng. Có lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, siêng năng luyện tập thể dục, thể thao và chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để phòng ngừa tất cả các bệnh lý. Nếu vô tình nhiễm bệnh, cần có những biện pháp phòng tránh và chữa trị để không ảnh hưởng tới thai nhi.
Xây dựng thói quen khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/ lần. Tái khám thường xuyên theo lịch của bác sĩ nếu đang trong quá trình điều trị. Herpes tình dục là bệnh mãn tính, chưa có các chữa trị triệt để và hiện cũng chưa có vắc xin phòng ngừa nên ý thức phòng tránh phụ thuộc vào tất cả mọi người.
Trên đây là tổng quan chung nhất về mụn rộp sinh dục giai đoạn đầu. Nếu còn thắc mắc và cần tư vấn nhanh, miễn phí, vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua [sodt] hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<<.