Nội dung
Nhiều chị em thai phụ gặp phải tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai rất lo lắng không biết có ảnh hưởng gì không? Thấu hiểu nỗi lo đó, chúng tôi sẽ dành bài viết dưới đây để giải đáp hàng loạt nghi vấn “ngứa vùng kín khi mang thai là bệnh gì? Có ảnh hưởng gì không?” và giúp chị em định hướng giải quyết đúng đắn.
Lý do chị em bị ngứa vùng kín khi mang thai
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho phái đẹp bị ngứa ngáy vùng kín khi mang thai đặc biệt là các bệnh lý ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe như sau:
[Tìm hiểu] Ngứa vùng kín khi mang thai là bệnh gì?
Nhiều thai phụ mắc phải các bệnh lý phụ khoa sau đây sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy vùng kín khi mang thai, cụ thể:
» Viêm âm đạo: Chị em phụ nữ sẽ bắt gặp căn bệnh này ít nhất một lần trong đời cũng không trừ thai phụ. Bệnh do vi khuẩn tấn công vào vùng kín gây viêm nhiễm với các triệu chứng như ngứa ngày kéo dài kèm theo vùng kín sưng đỏ, mẩn ngứa, bị đau rát, nhiều khí hư cùng mùi hôi khó chịu.
» Viêm nhiễm do nấm: Vì nấm phát sinh khi có quá trình tăng trưởng với nhiều dạng nấm khác nhau bao gồm Candida, vi khuẩn, tạp khuẩn… Lúc này, âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch có màu sắc bất thường kèm mùi hôi khó chịu, ngoài ra còn cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín, rát buốt hoặc cảm giác đau khi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục.
» Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như dịch tiết âm đạo bất thường, dịch âm đạo ra rất nhiều kèm mùi hôi khó chịu, bị đau vùng eo lưng – khoang chậu, đi tiểu nhiều lần bị tiểu buốt – tiểu rắt,v..v.
Nếu căn bệnh này không được phát hiện và chữa trị đúng cách sẽ gây ra viêm niệu đạo dẫn đến sảy thai hoặc đẻ non. Hơn nữa, viêm lộ tuyến cổ tử cung còn khiến kết cấu cổ dạ con bị đảo tụt làm suy giảm tính đàn hồi khiến cho chị em khó sinh hơn tăng nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non cực cao.
» Viêm khung chậu: Dịch tiết nhiều với mùi hôi khó chịu ở âm đạo là dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này. Viêm khung chậu do virus lây lan từ vùng kín và cổ tử cung gây ra với các dấu hiệu nhân dạng điển hình như: bị đau bụng, đau và ra máu khi quan hệ tình dục, tiểu buốt – tiểu rắt, bị xuất huyết âm đạo bất thường,v..v.
» Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là căn bệnh thường xuất hiện ở thai phụ do vi khuẩn E.Coli tấn công gây ngứa ngáy và đau rát ở vùng kín đặc biệt là khi tiểu tiện.
» Các bệnh lây qua đường tình dục: Bao gồm giang mai; bệnh lậu; Chlamydia; Herpes sinh dục và Trichomonas,v..v. Chúng đều là những căn bệnh phổ biến lây nhiễm thông qua đường tình dục không an toàn. Người mắc bệnh thường có cảm giác ngứa rát vùng kín, kèm theo các triệu chứng âm hộ sưng đỏ, khí hư màu trắng đục và khi tiểu tiện bị đau buốt.
» Rận mu: Nếu thai phụ chỉ bị ngứa xung quanh lông mu thì khả năng lớn là mắc rận mu. Bệnh này ngoài triệu chứng ngứa ngáy, còn có thể dễ dàng phát hiện những mụn nhỏ nổi lên xung quanh mép âm đạo.
Những nguyên nhân khách quan gây ngứa vùng kín khi mang thai
Bên cạnh các bệnh lý gây ra ngứa ngáy vùng kín khi mang thai thì chị em cũng không nên bỏ qua các nguyên nhân khách quan sau:
» Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi: Một trong những lý do khiến thai phụ bị ngứa vùng kín cũng do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ. Vào giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể thai phụ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố gây ảnh hưởng tới sự cân bằng pH tại âm đạo. Ngoài ra, cơ thể thai phụ cũng tiết ra nhiều dịch nhầy và mồ hôi khiến cho vùng kín luôn ẩm ướt dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
» Do việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc sai cách: Gồm các vấn đề dùng sữa tắm hoặc dung dịch vệ sinh vùng kín có chất tẩy mạnh; dị ứng với thành phần trong nước giặt quần áo hoặc giấy vệ sinh; v..v. Chúng đều khiến cho vùng kín nhạy cảm hơn tăng nguy cơ bị vi khuẩn tấn công gây viêm, từ đó xuất hiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
» Do rạn da: Sang tháng thứ 4 của thai kỳ, đa phần thai phụ đều xuất hiện những vết rạn da ở vùng bụng dưới và quanh mu – bẹn – đùi. Do kích thước thai nhi phát triển buộc phần da vùng bụng phải căng ra để thích ứng với sự thay đổi. Các đường sọc nhỏ của tế bào da chuyển dần từ hồng sang nâu đậm (tùy vào màu da của mỗi người), vùng da bị rạn sẽ khiến bà bầu cảm thấy hơi ngứa ngáy râm ran. Thông thường, chị em không thể ngăn chặn hoàn toàn các dấu hiệu này nhưng vẫn có thể bôi kem giữ ẩm cho da, bổ sung thêm nước cũng như thực phẩm dinh dưỡng sẽ góp phần hạn chế sự ngứa ngáy do khô da gây nên.
➦ Nếu chị em bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé như:
▪Trước tiên tình trạng ngứa vùng kín kéo dài sẽ gây nhiều khó chịu cho bản thân thai phụ khiến nhiều chị em muộn phiền. Nếu tâm lý mẹ bầu không thoải mái có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
▪Hơn nữa, ngứa ngáy vùng kín kéo dài không được hỗ trợ chữa trị kịp thời có thể biến chứng thành bệnh phụ khoa nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe thai nhi (gồm trẻ sinh non – thiếu tháng, bé bị tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp do vi khuẩn tấn công nếu mẹ chọn sinh thường,v..v.).
Biện pháp khắc phục hiện tượng ngứa vùng kín khi mang thai
Thông thường ngứa vùng kín do bệnh phụ khoa thường được xử lý nhanh chóng bằng biện pháp nội khoa dùng thuốc hoặc áp dụng thủ thuật ngoại khoa. Nhưng trong thời gian mang thai thì các biện pháp vừa nêu phải được cân nhắc kỹ càng tránh gây ra hậu quả không mong muốn.
Lúc này, biện pháp an toàn và hiệu quả nhất chính là phòng ngừa, phục hồi sự cân bằng pH tự nhiên, để hỗ trợ bảo vệ chống lại nhiễm trùng và gây viêm, từ đó làm dịu giảm ngứa. Mẹ bầu cần lưu ý thực hiện các nguyên tắc sau đây:
• Dừng việc gãi: Khi vùng da nhạy cảm ở vùng kín bị ngứa theo bản năng chị em sẽ gãi nhưng hành đó đó lại càng khiến viêm nhiễm lan rộng hơn. Những vết gãi do ngứa này còn nghiêm trọng hơn nếu chúng phát triển thành các chứng viêm nhiễm phụ khoa.
• Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hàng ngày: Việc dùng băng vệ sinh hằng ngày và liên tục cũng là tác nhân gây viêm nhiễm, nên chị em thai phụ cần loại bỏ thói quen sử dụng thường xuyên sản phẩm này, cũng cần tránh dùng xà phòng và dung dịch có chất tẩy rửa mạnh hoặc có mùi.
• Chọn trang phục lẫn đồ lót thoáng mát: Chị em cần chọn quần ngoài và quần lót thoáng khí, thấm hút mồ hôi giúp vùng kín luôn thông thoáng.
Chị em nên chọn chất liệu vải cotton, rộng rãi cũng đừng mặc quần chật – bó và phải thay quần lót thường xuyên, hạn chế việc ngồi lâu trong thời tiết nóng.
• Ăn thêm sữa chua: Thai phụ nên ăn thêm sữa chua không đường, ít chất béo tốt cho sức khỏe và giúp cân bằng độ pH; nên hạ chế đồ ngọt, uống nhiều nước lọc và bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, D,E,…
Những thông tin mà bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị cung cấp hy vọng giải quyết được thắc mắc ngứa vùng kín khi mang thai là bệnh gì? Có ảnh hưởng gì không? Nếu chị em muốn tiến hành chữa trị hãy liên hệ với phòng khám để được giúp đỡ toàn diện.