Nội dung
Nứt kẽ hậu môn sau sinh là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau cuộc chuyển dạ. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động sống thường ngày mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe của sản phụ. Cùng các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng tìm hiểu về nứt kẽ hậu môn sau sinh và cách xử lý.
Sơ lược về nứt kẽ hậu môn sau sinh
Nứt kẽ hậu môn sau sinh là tình trạng sản phụ có vết rách hay vết nứt ở niêm mạc hậu môn gây nên cảm giác đau nhức, thường xảy ra sau khi cố rặn phân cứng. Biểu hiện của nứt hậu môn sau sinh bao gồm cảm giác nóng rát trong và nhất là khi rặn phân cứng khiến đau rát và nhức nhối, có chảy máu trực tràng và có thể kèm theo các triệu chứng tiểu rắt, tiểu đau hay bí tiểu do hệ tiết niệu bị kích thích. Người bệnh có thể nhìn thấy vết nứt hậu môn, hầu hết ở vị trí đường giữa sau hậu môn hoặc một mẩu da thừa gần vết nứt.
Nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn sau khi sinh là do trong quá trình sinh nở hậu môn bị co thắt đột ngột. Sau khi sinh, nữ giới thường ăn nhiều chất bổ nhưng khó tiêu hóa và ít vận động cơ thể, thường xuyên ngồi, nằm một chỗ dẫn đến táo bón, đại tiện khó khăn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ không có nguyên nhân rõ ràng đằng sau tình trạng này vì trên thực tế không có nhiều bệnh nhân không bị táo bón. Một số lý do khác gây ra các vết nứt hoặc rách ở niêm mạc hậu môn chủ yếu do khối phân cứng.
Bệnh nứt kẽ hậu môn thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ vì cả hai tình trạng này đều có thể gây chảy máu ở trực tràng hoặc có màu đỏ tươi ở phân. Thực tế đây là 2 loại bệnh khác nhau. Nứt kẽ hậu môn sau khi sinh gây ra những đau đớn và phiền toái trong sinh hoạt thường ngày. Nhưng nếu chủ quan không chữa trị sớm, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm là bệnh rò hậu môn, đường rò có lỗ ngoài nằm núp sau mảng da thừa, bị tắc do áp xe hoặc bị nhiễm trùng sâu. Từ đó, có thể gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và nghiêm trọng hơn dẫn đến ung thư hậu môn, trực tràng.
Cách xử lý nứt kẽ hậu môn sau sinh
Để điều trị nứt kẽ hậu môn sau sinh, các bác sĩ phòng khám Đa khoa Hữu Nghị chia sẻ có những cách sau:
Điều trị không cần phẫu thuật
Đây là cách điều trị cơ bản nhất, có thể áp dụng cho mọi vết nứt kẽ hậu môn nhằm loại bỏ những tác nhân gây bệnh và tăng cường máu nuôi đến niêm mạc bị tổn thương. Điều trị không cần phẫu thuật có thể làm lành các vết nứt hậu môn sau sinh cấp tính lên đến 90%.
Lúc này người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Trước hết cần loại bỏ triệu chứng táo bón hay làm mềm phân giúp loại bỏ được tác nhân gây bệnh. Người mắc nứt kẽ hậu môn sau sinh cần uống thật nhiều nước (hơn 2 lít/ ngày) và đồng thời tăng cường bổ sung các chất xơ trong bữa ăn: rau xanh, trái cây, thức ăn nhuận tràng. Uống nhiều nước đóng vai trò quan trọng bởi nước sẽ làm phân mềm nhão nên khi đại tiện sẽ không gây tổn thương hậu môn và cũng tránh tái phát bệnh.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kê một số thuốc hỗ trợ làm mềm phân để làm giảm triệu chứng đau và chảy máu do bệnh gây ra. Sau đó, vệ sinh sạch sẽ hậu môn, tiến hành ngâm hậu môn với nước ấm (40 độ C) từ 10 – 20 phút, khoảng 3 – 4 lần/ngày, nhằm làm giãn cơ vòng, tăng tưới máu, giảm đau và giảm các triệu chứng đau nhức. Hoặc người bệnh có thể chườm nóng. Tiếp đến, bác sĩ sẽ kê thêm một vài loại thuốc mỡ thoa cùng nhiễm bệnh, thuốc thuộc nhóm Nitroglycerin hay ức chế calci giúp làm giãn cơ vòng trong và tăng tưới máu vùng nứt. Liệu pháp này sẽ giúp lành bệnh với tỷ lệ 65 – 90%.
Tuy nhiên, người mắc nứt kẽ hậu môn sau sinh có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc như nhức đầu, bốc hỏa đỏ mặt, tụt huyết áp. Khi gặp những trường hợp này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và tìm gặp bác sĩ điều trị. Nếu việc điều chỉnh lối sống và áp dụng phương pháp trên không mang lại hiệu quả, người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm để xác định thêm nguyên nhân khác gây bệnh là gì. Phẫu thuật chính là biện pháp sau cùng để chữa trị vết nứt hậu môn sau sinh.
Điều trị phẫu thuật
Như đã nói ở trên, cách điều trị không cần phẫu thuật thường áp dụng cho giai đoạn đầu của bệnh. Phẫu thuật chính là biện pháp triệt để nhất và phù hợp cho bệnh ở giai đoạn mãn tính với nguy cơ xảy ra biến chứng trung tiện đại tiện không kiểm soát chỉ từ 5 – 15%. Phẫu thuật đơn giản chỉ cắt 1 phần bên cơ vòng trong ống hậu môn, để giúp giảm đau, giãn cơ và lành vết mổ. Bệnh nhân nứt kẽ hậu môn sau sinh có thể ra viện ngày hôm sau và lành hẳn vết nứt sau vài tuần. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật lên đến 90%, ít xảy ra biến chứng và an toàn hiệu quả.
Việc áp dụng các biện pháp chữa trị vào những giai đoạn mang bầu và sau sinh cần phải được cân nhắc kỹ. Điều này không những giúp việc điều trị mang đến tác dụng tốt mà còn đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì?
Bên cạnh việc điều trị thì xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý giúp hỗ trợ rất nhiều vào chăm sóc sau điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số thực phẩm người mắc nứt kẽ hậu môn sau sinh nên ăn.
Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa, làm mềm phân và phân hủy các chất cặn bã, độc hại ra khỏi cơ thể. Do đó, mẹ sau sinh cần ăn nhiều các loại rau xanh như: mồng tơi, rau dền, rau chân vịt, rau dền… Nhưng cần lưu ý chọn thực phẩm chứa chất xơ hòa tan.
Bổ sung vitamin tự nhiên: Các loại vitamin tự nhiên C, A, B, D đến từ các loại rau củ, trái cây. Thay vì ăn, các mẹ có thể uống các loại nước ép trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể và kích thích vị giác và tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Thực phẩm nhuận tràng: Để chữa trị nứt hậu môn sau sinh hiệu quả, không tái phát, người bệnh cần khắc phục tình trạng này. Cho nên, người bệnh nên ăn những thực phẩm nhuận tràng, có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bị táo bón.Một số thực phẩm cần bổ sung trong bữa ăn: Khoai lang, khoai tây, bí đỏ, đu đủ, mè đen, đậu phụ, khoai tây, các loại hạt…
Thực phẩm nhiều chất sắt: Bị nứt kẽ hậu môn sau sinh với biểu hiện bị chảy máu, các mẹ có nguy cơ bị mất máu hoặc thiếu máu. Do vậy trong các bữa ăn cần thiết bổ sung các loại thực phẩm có chứa chất sắt như: Gan gà, trứng, các loại hạt chứa nhiều dầu (lạc, vừng, quả óc chó, hạnh nhân…), dầu olive, dầu dừa, ngũ cốc nguyên cám.
Nha đam: Từ lâu nha đam hay lô hội là thảo dược thanh nhiệt tốt không chỉ có công dụng làm đẹp mà còn có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh. Đặc biệt, nha đam còn có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt nên có tác dụng giảm đau, chống viêm nhiễm hiệu quả.
Trên đây là tổng hợp thông tin về nứt kẽ hậu môn sau sinh. Hy vọng chị em phụ nữ có thể nắm bắt và áp dụng tốt trong quá trình điều trị bệnh. Nếu có khó khăn hoặc cần tư vấn nhanh chóng, vui lòng liên hệ cho phòng khám Đa khoa Hữu Nghị qua [sodt] hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<<.