Nội dung
Chửa ngoài dạ con là biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nữ giới nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nhiều chị em đôi khi bị nhầm lẫn giữa ra máu kinh và máu thai ngoài dạ con vì hai hiện tượng này tương đối giống nhau. Chính vì vậy, ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cách phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung đến chị em nữ giới.
Tìm hiểu về kinh nguyệt và thai ngoài tử cung
Để phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu về hai hiện tượng này.
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi của hormone sinh dục ở cơ thể người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể nữ giới sẽ rụng từ 1 – 2 quả trứng và có một trứng được phóng ra. Lúc này, một số bộ phận khác của bộ phận sinh dục sẽ phối hợp làm việc: nội mạc sẽ phát triển bao phủ toàn bộ tử cung và xây dựng theo dạng đồng bộ hóa để sẵn sàng cho trứng đã thụ tinh làm tổ.
Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng thì lớp niêm mạc tử cung sẽ không cần thực hiện chức năng làm tổ cho phôi thai. Khi đó, niêm mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ bắt đầu.

Thai ngoài tử cung là một biến chứng sản khoa phổ biến và rất nguy hiểm
Thai ngoài tử cung là gì?
Thông thường, trứng sau khi thụ tinh sẽ làm tổ trong thành tử cung và phát triển thành thai nhi. Quá trình tự nhiên này sẽ tiếp diễn trong khoảng 9 tháng 10 ngày để thai nhi phát triển khỏe mạnh khi chào đời. Tuy nhiên, có một số trường hợp phôi thai không làm tổ bên trong mà lại phát triển ở ngoài tử cung. Tình trạng này được gọi hiện tượng mang thai ngoài tử cung hay chửa ngoài dạ con.
Đối tượng thường gặp thai ngoài tử cung là phụ nữ từ 35 tuổi trở lên hoặc những ai đang gặp vấn đề ở tử cung và ống dẫn trứng. Cần sớm phát hiện và xử lý thai ngoài tử cung bởi nếu kéo dài, thai nhi không chỉ không phát triển bình thường mà còn nguy cơ cao gây hại cho sức khỏe, đe dọa tính mạng sản phụ.
Xem thêm: Giải đáp: Thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?
Phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung như thế nào?
Máu kinh nguyệt và máu thai ngoài tử cung đều là máu âm đạo, chỉ cần chị em nữ giới chú ý một chút là có thể nhận biết được hai hiện tượng này. Cụ thể hơn, để phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung, chị em hãy dựa vào những yếu tố sau:
Dựa vào yếu tố thời gian
Đặc điểm đầu tiên để phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung là yếu tố thời gian. Chị em lưu ý thời gian máu kinh xuất hiện sẽ ngắn hơn so với máu thai ngoài tử cung. Cụ thể, thường máu kinh nguyệt sẽ chấm dứt trong 3 – 7 ngày tùy cơ địa, còn máu thai ngoài tử cung có biểu hiện kéo dài không hết.

Dựa vào thời gian, màu sắc máu để phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung
Dựa vào đặc điểm của máu
Bên cạnh yếu tố thời gian, nữ giới có thể dựa vào đặc điểm của để phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung. Cụ thể:
✜ Màu sắc: Máu thai ngoài tử cung thường có màu nâu sẫm, màu cà phê và máu loãng hơn. Ngược lại, máu kinh nguyệt ở phụ nữ khỏe mạnh sẽ có màu đỏ sẫm, có thể kèm chất nhầy và các cục máu đông.
✜ Về lượng máu: Máu kinh nguyệt thường ra nhiều vào 1 – 2 ngày đầu tiên khiến chị em thay băng vệ sinh liên tục và ít dần vào những ngày sau của kỳ kinh. Trong khi đó, máu thai ngoài tử cung số lượng ít hơn máu kinh nguyệt, một số trường hợp chỉ bị rò rỉ máu ở âm đạo.
✜ Mùi: Máu kinh nguyệt khi ngửi sẽ thấy mùi tanh, còn máu thai ngoài tử cung thường không có mùi.
Dựa vào triệu chứng kèm theo
Một đặc điểm rất dễ nhận biết giúp chị em xác định máu kinh nguyệt đó là những cơn đau bụng kinh nhiều mức độ tùy theo cơ địa mỗi người. Có thể đau bụng âm ỉ, đau nhẹ đến những cơn đau bụng dữ dội đi kèm với máu kinh nguyệt xuất hiện. Ngoài ra, thời điểm trước kỳ kinh, nữ giới cũng sẽ cảm nhận được vùng kín ẩm ướt hơn, khí hư có màu trắng hoặc hơi ngả vàng do nội tiết tố thay đổi.
Trong khi đó, máu thai ngoài tử cung xuất hiện sẽ kèm theo cơn đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội một bên, ở vị trí thai nhi làm tổ. Nếu thai nhi phát triển càng lớn thì tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn, một số trường hợp cơn đau còn kèm theo hiện tượng mót rặn như bị táo bón.
Nên làm gì khi phát hiện mang thai ngoài tử cung?
Thai ngoài tử cung là một biến chứng sản khoa rất nghiêm trọng, khi túi thai vỡ sẽ gây xuất huyết ồ ạt trong ổ bụng, dẫn đến nhiễm trùng huyết và đe dọa đến tính mạng. Vì thế, để phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung cũng như kịp thời xử lý tình trạng thai phát triển ngoài dạ con, tốt nhất nữ giới nên đi thăm khám sớm.
Sau khi chẩn đoán tình trạng thai phụ chửa ngoài dạ con, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Việc lưu lại thai bên ngoài dạ con thường không phải là lựa chọn bởi nhiều nguy cơ có thể xảy ra khiến sản phụ đối mặt với mối đe dọa về sức khỏe, tính mạng.
Để điều trị tình trạng mang thai ngoài tử cung, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định biện pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Cụ thể như sau:

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung nữ giới nên đi khám sớm
◆ Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc
Một số loại thuốc có thể được chỉ định cho phụ nữ mang thai ngoài dạ con sử dụng để chấm dứt thai kỳ không an toàn. Thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho những trường hợp sau:
- Sử dụng thuốc khi phôi thai mới hình thành và có kích thước nhỏ từ 3 – 4cm.
- Không nhận diện được tim thai thông qua siêu âm, đồng thời không phát hiện tình trạng xuất huyết ổ bụng.
- Kiểm tra nồng độ βhCG nhỏ hơn hoặc bằng 5000 mUI/ml và huyết áp sản phụ ổn định.
Loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này là Methotrexate với tác dụng gây độc làm cho khối thai bị ức chế phân chia tế bào. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào người thai phụ hoặc vào túi thai để chữa trị tình trạng thai ngoài tử cung.
◆ Điều trị thai ngoài tử cung bằng ngoại khoa
Trong trường hợp thai phát triển với kích thước quá lớn (hơn 4cm), túi thai có hiện tượng bị vỡ sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa để điều trị. Phương pháp được áp dụng phổ biến là mổ nội soi và mổ hở.
- Phẫu thuật mổ nội soi: Phẫu thuật này được tiến hành khi khối thai có kích thước lớn, chưa bị vỡ hoặc chỉ mới rỉ máu.
- Phẫu thuật mổ hở: Được thực hiện khi khối thai đã bị vỡ hoặc có quá nhiều máu bên trong ổ bụng thai phụ. Trong trường hợp khối thai đã vỡ và ống dẫn trứng gần hư bị hư tổn hoàn toàn thì bác sĩ sẽ cắt bỏ bộ phận này để đảm bảo sức khỏe cho sản phụ.
Trên đây là những thông tin chia sẻ cách phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung, hy vọng sẽ giúp các chị em nữ giới có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của mình. Nếu nghi ngờ ra máu âm đạo là máu thai ngoài tử cung, nữ giới nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được khám, chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời, ngăn chặn biến chứng xấu xảy ra.
Mọi thắc mắc về tình trạng thai ngoài tử cung hay vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản khác, vui lòng gọi tới [sodt] hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên viên y tế dày dặn kinh nghiệm của phòng khám Đa khoa Hữu Nghị giải đáp cặn kẽ và hỗ trợ tận tình.