Nội dung
Sót nhau hay sót nhau thai là tình trạng nhau thai chưa được đưa ra khỏi tử cung hoàn toàn của phụ nữ sau khi sinh hoặc sau khi phá thai. Hiện tượng này cần tuy không phải là thường gặp ở phụ nữ nhưng biến chứng để lại nếu không được chữa trị kịp thời cực kỳ nguy hiểm. Vậy sót nhau có ảnh hưởng gì không và cần làm gì khi bị sót nhau, mời bạn đọc cùng các chuyên gia phòng khám Đa Khoa Hữu Nghị tham khảo bài viết sau.
Tổng hợp về sót nhau thai
Trước khi tìm hiểu sót nhau có ảnh hưởng gì không, bạn đọc cần nắm được biểu hiện và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nhau thai hay nhau thai được biết là một phần gắn với tử cung, có chức năng bảo vệ, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Sót nhau là hiện tượng tất cả nhau thai hoặc một phần nhau thai vẫn còn bám vào trong tử cung (cổ tử cung) sau khi đã sinh em bé hoặc khi phá thai. Sau khi thai nhi được sinh nở, mẹ có thể trao đổi với các bác sĩ hộ sinh để chọn cách xổ nhau trong giai đoạn này. Thông thường có 2 cách: xổ nhau thai tự nhiên theo sinh lý hoặc xổ có tác động từ bên ngoài.
Nguyên nhân gây ra sót nhau
Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây sót nhau, cụ thể:
Tử cung có bóp không đủ lực hoặc ngừng co bóp để nhau thai tách ra rời khỏi tử cung.
Nhau thai đã tách ra khỏi thành tử cung nhưng bị mắc kẹt lại do tử cung đang dần đóng lại.
Sản phụ có nhau thai bám sâu vào thành tử cung nên trong quá trình lấy nhau ra, nhau bị đứt hoặc không lấy được hết.
Một số trường hợp nhau thai dính vào vết sẹo do mổ đẻ trước để lại hoặc dính vào vết rạch nào đó ở tử cung.
Người từng nạo phá thai cũng có thể bị sót nhau, sẩy thai cũng dễ gây biến chứng sót nhau thai.
Có thể do nhân viên hộ sinh hoặc nhân viên y tế lấy nhau không kỹ, khiến nhau còn sót lại.
Ngoài ra còn một số yếu tố gây sót nhau như tiền sử mắt sót nhau trong các lần sinh trước, mang thai sau 35 tuổi, sản phụ có tiền sử phẫu thuật tử cung…
Triệu chứng của sót nhau thai cần chú ý
Sót nhau có ảnh hưởng gì không? Nhiều dấu hiệu và triệu chứng mà chị em có thể nhận thấy khi bị sót nhau thai như:
Băng huyết: Thông thường sau một tuần là sản dịch sẽ được tiết hết, nhưng nếu sản sinh vẫn ra nhiều và không có dấu hiệu giảm bớt thì sản phụ nên đi kiểm tra ngay.
Vùng bụng dưới thường xuyên đau: Nhiều chị em thường chủ quan khi bị đau bụng dưới, cho rằng đau do mới sinh, hệ tiêu hóa còn kém ăn vào bị đau. Tuy nhiên, đau bụng dưới có thể là một trong số những dấu hiệu của sót nhau.
Dịch nhờn ở âm đạo: Biểu hiện này có thể do viêm nhiễm âm đạo hoặc do không vệ sinh sạch sẽ. Dù là nguyên nhân gì, chị em cũng cần đi khám chữa kịp thời.
Sốt: Sau khi sinh hoặc phá thai cơ thể đột nhiên bị sốt, chị em cần chủ động thăm khám ngay. Vì rất có thể do sót nhau thai mà gây ra.
Tử cung đau đớn: Nếu tử cung của chị em đột nhiên co thắt gây đau đớn bất thường. Lúc này cần đến thăm khám ngay vì có thể nhau thai còn sót lại.
Sữa về chậm: Trường hợp sót nhau sau khi sinh, sau 1 – 2 ngày, sữa sẽ về cho em bé, nhưng sữa từ 3 – 5 ngày chưa về, không có đủ sữa, nguyên nhân có thể nhau thai còn sót lại trong tử cung.
Sót nhau có ảnh hưởng gì không?
Vậy hậu quả của sót nhau hay sót nhau có ảnh hưởng gì không? Theo các chuyên gia y tế, ngay khi xuất hiện các biểu hiện trên, chị em phụ nữ cần tìm đến cơ sở y tế uy tín về thăm khám sớm. Nếu để kéo dài sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.
Viêm âm đạo: Một trong những tác hại của sót nhau chính là viêm âm đạo. Tình trạng âm đạo bị sưng tấy, viêm đỏ do bị vi khuẩn xâm nhập. Viêm âm đạo có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như vô sinh, biến chứng sang u nang buồng trứng…
Dính buồng tử cung: Sót nhau có ảnh hưởng gì không? Dính buồng tử cung là hiện tượng thành tử cung phía trước dính vào phía sau. Nếu thành tử cung trước và sau dính hoàn toàn, có thể khiến tinh trùng không thể gặp được trứng và từ đó dẫn tới hiếm muộn. Nếu có thể phần trứng sau khi được thụ tinh cũng không thể làm tổ, dẫn đến sảy thai.
Xuất huyết tử cung: Xuất huyết tử cung hay là hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường ngoài kinh nguyệt, máu sẽ ra nhiều hơn vào kỳ kinh nguyệt. Nếu không được phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, nguy cơ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng: ung thư tử cung, u xơ tử cung.
Viêm nội mạc tử cung: Là một trong những hậu quả của sót nhau thai. Việc sót nhau thai sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng, nấm trú ngụ ở âm đạo xâm nhập vào tử cung. Viêm nhiễm nội mạc tử cung có thể dẫn đến các biến chứng như, ung thư cổ tử cung, vô sinh nữ, ảnh hưởng tâm lý, giảm ham muốn tình dục…
Tắc ống dẫn trứng: Sót nhau có ảnh hưởng gì không, sót ra có thể là một trong những nguyên nhân gây tắc ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng là đường dẫn giúp tinh trùng và trứng gặp nhau. Nếu ống bị tắc, trứng và tinh trùng khó gặp nhau, từ đó quá trình thụ thai gặp nhiều khó khăn, gây vô sinh, hiếm muộn.
Cần làm gì khi bị sót nhau
Từ những ảnh hưởng của sót nhau, chị em cần siêu âm để chắc chắn mình bị sót và sau đó thực hiện theo đúng quy trình của bác sĩ. Việc điều trị có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của chị em và tay nghề của y bác sĩ thực hiện. Một số cách điều trị sót nhau thai:
Cách xổ hết nhau thai bằng tay: Các bác sĩ sẽ tiến hành việc này trong phòng sinh hoặc phòng mổ. Bằng cách đặt một ống thông tiết niệu nhằm dẫn nước tiểu ra ngoài và làm trống bàng quang. Sau đó cho chị em dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch để ngăn ngừa nhiễm trùng. Tiếp đến sản phụ sẽ được gây tê cục bộ và bắt đầu đặt tay bên trong tử cung để loại bỏ nhau thai còn sót lại.
Kéo dây rốn có kiểm soát: Thủ thuật này được thực hiện khi nhau thai được tách ra khỏi tử cung, nhưng vẫn không thể ra ngoài. Lúc này các nhân viên y tế sẽ nhẹ nhàng kéo dây rốn giúp nhau thai ra khỏi tử cung và cơ thể chị em.
Nạo tử cung: Thủ thuật này có tác dụng làm sạch tử cung cho những trường hợp nhau thai còn sót lại do phá thai không hoàn chỉnh, nhau thai sau khi sinh bình thường.
Cắt tử cung: Trong trường hợp nhau thai phát triển sâu vào tử cung thì việc lấy bỏ bằng tay sẽ rất khó khăn, sản phụ có thể phải cắt tử cung trong trường hợp cần thiết để cứu sống sản phụ. Sau khi thực hiện cắt tử cung thì sản phụ không thể có thai được nữa.
Sau bất cứ phương pháp điều trị nào, các bác sĩ cũng sẽ kê toa một số loại thuốc kháng sinh để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng. Điều quan trọng là, chị em cần tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ để việc điều trị đạt được hiệu quả cao nhất.
Hy vọng với những giải đáp về sót nhau có ảnh hưởng gì không sẽ giúp chị em nắm bắt sớm và đưa ra cách giải quyết phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc cần tư vấn miễn phí, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua [sodt] hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<<.