Nội dung
Sùi mào gà có chữa tận gốc được không là thắc mắc của những người chẳng may mắc phải bệnh xã hội này. Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này và chia sẻ thêm những thông tin cơ bản về bệnh sùi mào gà đến bạn đọc.
Những điều cần biết về bệnh sùi mào gà
Trước khi tìm hiểu sùi mào gà có chữa tận gốc được không thì chúng ta cần nhận thức đúng đắn về căn bệnh xã hội thường gặp này. Vậy, sùi mào gà là bệnh như thế nào?
Tác nhân gây bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà hay còn gọi mụn cóc sinh dục, đây là một trong những bệnh xã hội phổ biến, chủ yếu lây nhiễm qua đường sinh hoạt tình dục không lành mạnh. Bệnh sùi mào gà gây ra bởi chủng virus Human Papilloma (viết tắt là HPV). Loại virus này có khoảng 120 chủng, trong đó gần 40 chủng virus gây nên các bệnh lý qua đường tình dục.
Bệnh sùi mào gà có thể gặp ở cả nam và nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn. Nguyên nhân là do nữ giới thường nhận tinh dịch của phái mạnh khi quan hệ tình dục. Thêm vào đó môi trường âm đạo cũng là nơi cư trú lý tưởng của chủng virus HPV gây bệnh sùi mào gà.

Virus HPV lây lan từ người này sang người khác chủ yếu qua đường tình dục
Bên cạnh việc quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn, virus HPV còn có thể lây nhiễm từ mẹ sang con, đường máu hoặc sử dụng chung các món đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh (khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần lót, bồn cầu,…).
Biểu hiện của bệnh sùi mào gà
Sau khi phơi nhiễm virus HPV thì khoảng 2 – 9 tháng sau bệnh sùi mào gà mới bắt đầu bùng phát và thể hiện ra bên ngoài với các dấu hiệu như: xuất hiện nốt sùi nhỏ, mềm, nhô cao lên như nhú gái, đường kính 1 – 2mm, bề mặt ráp và có màu hồng.
✛ Các nốt sùi mào gà có thể phát triển thành những gai hoặc lá với chiều dài lên đến vài cm, chúng liên kết với nhau tạo thành các mảng lớn trông giống như hoa súp lơ hay mào gà.
✛ Bề mặt mảng sùi mềm, ẩm ướt, giữa các nhú gai có thể chứa dịch mủ.
✛ Sùi mào gà ở nam giới có thể gặp trên thân dương vật, rãnh bao quy đầu, miệng sáo, phần đầu niệu đạo trước hoặc có cả tại da bìu. Còn ở phụ nữ, nốt sùi mào gà thường xuất hiện tại âm hộ, môi lớn, môi bé và cổ tử cung.
✛ Ở giai đoạn đầu, nốt sùi mào gà thường không gây đau đớn, ngứa ngáy nhưng khi chúng phát triển to, lan rộng ra nhiều vị trí xung quanh có thể gây khó chịu khi đi lại. Một vài trường hợp người bệnh có thể bị sốt cao hoặc đau đớn dữ dội.
✛ Bệnh sùi mào gà phát triển mạnh trong điều kiện như vùng kín bị ẩm ướt kéo dài hoặc nữ giới đang trong thời kỳ mang thai.
Giải đáp: Sùi mào gà có chữa tận gốc được không?
Về thắc mắc sùi mào gà có chữa tận gốc được không, các chuyên gia cho biết virus HPV gây bệnh mồng gà phát triển rất nhanh chóng, khi xuất hiện chúng sẽ len lỏi sâu vào cơ thể và lây lan sang nhiều bộ phận khác. Do đó, việc điều trị dứt điểm bệnh sùi mào gà là rất khó khăn.
Bên cạnh đó, việc sùi mào gà có chữa tận gốc được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

Thực tế sùi mào gà có chữa tận gốc được không là rất khó trị khỏi hoàn toàn
❖ Mức độ bệnh: Thời điểm phát hiện bệnh sùi mào gà ở giai đoạn đầu, khi các u nhú, nốt sùi còn nhỏ và ít, chưa kết thành đám thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Nếu bệnh tiến triển nặng, mụn sùi có kích thước to, quá trình điều trị khó khăn, mất nhiều thời gian hơn và khó chữa tận gốc.
❖ Tình trạng sức khỏe bệnh nhân: Một trong những yếu tố quyết định đến việc bệnh sùi mào gà có chữa tận gốc được không là tình trạng sức khỏe, cơ địa người bệnh. Những bệnh nhân có sức đề kháng và khả năng tự miễn dịch tốt thì cơ hội chữa khỏi sùi mào gà cao hơn người có sức đề kháng thấp, đang mắc cùng lúc nhiều bệnh lý.
❖ Phương pháp điều trị: Bệnh sùi mào gà rất khó có thể điều trị dứt điểm nếu chỉ chữa bằng phương pháp truyền thống và dùng thuốc. Tốt nhất, người bệnh nên tìm đến địa chỉ y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị sùi mào gà hiện đại, cho hiệu quả chữa khỏi bệnh cao.
❖ Chăm sóc trong và sau điều trị: Người bệnh có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thói quen sinh hoạt khoa học, điều độ, thường xuyên rèn luyện thể chất, thực hiện tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ,… thì khả năng chữa khỏi bệnh sùi mào gà cao hơn so với bệnh nhân không kiêng khem, chú ý chăm sóc sức khỏe cẩn thận.
Xem thêm: Thắc mắc: Sùi mào gà có lây qua nước bọt không?
Các phương pháp điều trị sùi mào gà hiện nay
Mặc dù sùi mào gà có chữa tận gốc được không là khó trị dứt điểm nhưng người bệnh không nên lo lắng và chán nản. Bởi vì, với sự phát triển của nền y học hiện đại, việc điều trị và kiểm soát bệnh sùi mào gà cũng đã trở nên dễ dàng hơn, có nhiều phương pháp tân tiến trong khám chữa bệnh hiệu quả.
Tùy thuộc vào giai đoạn sùi mào gà và tình trạng thể chất người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ xây dựng phác đồ điều trị bệnh phù hợp:
Sử dụng thuốc
Trường hợp bệnh nhân bị sùi mào gà mức độ nhẹ, mụn sùi mới hình thành và chưa có biến chứng thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc Tây. Thuốc chữa bệnh sùi mào gà chủ yếu là thuốc bôi trực tiếp lên vùng da bị nhiễm bệnh có chứa thành phần nhựa cây Podophyllin.
Tác dụng chính của thuốc là kìm hãm và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh sùi mào gà. Đồng thời, kích thích hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể chống lại virus HPV, phá hủy môi trường sống của tế bào gây bệnh. Ngoài ra, trong thuốc chữa bệnh sùi mào gà còn chứa axit hữu cơ, hỗ trợ tái tạo lại vùng da bị tổn thương cho cơ thể.
Khi sử dụng thuốc điều trị sùi mào gà, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như da bị ửng đỏ, xuất hiện mụn nước, cơ thể đau nhức, mệt mỏi,…

Tùy thuộc vào mức độ bệnh sùi mào gà mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp
Can thiệp ngoại khoa
Đối với những bệnh nhân bị sùi mào gà nặng, xuất hiện mảng sùi lớn, không phản ứng với thuốc điều trị hoặc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi (trường hợp phụ nữ đang mang thai mắc bệnh sùi mào gà) thì bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa. Các lựa chọn phẫu thuật trong điều trị bệnh sùi mào gà bao gồm:
- Điều trị bằng laser: Bác sĩ chuyên khoa sử dụng một chùm ánh sáng có cường độ cao để điều trị bệnh sùi mào gà. Phương pháp này có chi phí thực hiện khá cao nên thường áp dụng cho những trường hợp xuất hiện sùi mào gà trên diện rộng và khó điều trị. Điều trị sùi mào gà bằng laser thường gây ra tác dụng phụ là đau đớn và có thể để lại sẹo xấu.
- Dùng dao mổ điện: Đốt cháy nốt sùi mào gà bằng dòng điện cao tần. Trong và phẫu thuật, người bệnh có thể bị đau đớn, vùng da tổn thương sưng phồng.
- Phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà: Người bệnh được gây tê tại chỗ hoặc toàn thân, sau đó bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ các nốt sùi mào gà. Sau phẫu thuật, người bệnh thường bị đau đớn ở vị phẫu thuật.
Mong rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ về sùi mào gà là bệnh gì? Và bệnh sùi mào gà có chữa tận gốc được không? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh xã hội này, bạn có thể liên hệ ngay với phòng khám Đa khoa Hữu Nghị bằng cách nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi trực tiếp tới [sodt] để được các chuyên gia y tế dày dặn kinh giải đáp chi tiết và hỗ trợ chu đáo nhất.