Nội dung
Suy thai đó là biến chứng sản khoa nguy hiểm, có thể đe dọa đến sức khỏe của cả thai phụ lẫn thai nhi. Thế nên, các mẹ cần biết suy thai là gì? Dấu hiệu nhận biết suy thai để sớm phát hiện, có biện pháp can thiệp kịp thời và giúp hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Hãy xem ngay bài viết dưới đây nhằm có thêm nhiều thông tin hữu ích và có thể bảo vệ con tốt nhất, mẹ nhé!
Tìm hiểu hiện tượng suy thai là gì?
Suy thai là gì đó là tình trạng thai bị thiếu oxy. Hiện tượng này thường xảy ra trong thai kỳ hoặc lúc chuyển dạ và đây là biến chứng sản khoa rất nguy hiểm. Biến chứng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.
Suy thai là gì?
Từ khi còn là bào thai, thai nhi đã nhận oxy từ mẹ để có thể duy trì sự sống và phát triển khỏe mạnh là nhờ vào vòng tuần hoàn giữa mẹ và thai nhi, cụ thể: Từ tử cung – nhau thai – thai nhi. Trong đó, nhau thai đảm nhiệm chức năng chính là truyền oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đưa đến cho thai nhi. Nhưng nếu không may vì nguyên nhân nào đó, khiến cho vòng tuần hoàn nêu trên bị vấn đề, nên thai nhi không được cung cấp đủ lượng oxy, điều này sẽ gây ra hiện tượng suy thai.
Suy thai hiện được chia thành 2 cấp độ khác nhau đó là: Cấp độ suy thai cấp tính và cấp độ suy thai mãn tính với tính chất cùng mức độ nguy hiểm khác nhau. Cụ thể:
◈ Suy thai cấp tính: Xảy ra đột ngột khi mẹ đang trong quá trình chuyển dạ, ở cấp độ này rất nguy hiểm. Hiện tượng này xảy ra và nếu không được cấp cứu, chữa trị kịp thời, thai nhi sẽ phải đối mặt với biến chứng tử vong. Nếu nhẹ hơn, bé sinh ra sẽ bị những di chứng về trí não và cả về thể chất.
◈ Suy thai mãn tính: Ở mức độ nhẹ gần như không xuất hiện dấu hiệu rõ ràng, xảy ra trong suốt thai kỳ. Do đó, thường các mẹ khó phát hiện, nên dễ chuyển sang giai đoạn suy thai cấp tính khi chuyển dạ, từ đó gây thai lưu và sinh non.
➧➧ Tóm lại, dù bạn suy thai ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính, đó đều gây ra những tác động không tốt đến thai kỳ. Bởi vậy, các thai phụ cần tìm hiểu và phát hiện sớm suy thai, để có thể phát hiện, nhận biết kịp thời và có hướng khắc phục ngay, tránh được những biến chứng nguy hại khác xảy ra.
Tìm kiếm những nguyên nhân gây suy thai
Thông tin từ bác sĩ chuyên khoa cho biết, hiện tượng suy thai ở mẹ bầu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân chính cần kể đến đó là:
Nguyên nhân từ người mẹ
Mẹ thuộc nhóm các đối tượng như: Thiếu máu, béo phì, suy tim, huyết áp thấp, tiểu đường, nhiễm virus… đều có nguy cơ gặp phải chứng suy thai. Bên cạnh đó, các mẹ có tư thế nằm chưa đúng cũng trở thành một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn cho thai nhi.
Ví dụ: Mẹ thường nằm ngửa khiến tử cung chèn ép quá nhiều vào động mạch chủ. Từ đó, làm giảm lượng máu lưu thông, mẹ bị chấn thương nên lưu lượng máu đến thai nhi không đủ và gây hiện tượng thai suy.
Nguyên nhân từ thai nhi
Khi thai non tháng,thai bị già tháng. Hoặc em bé gặp phải các trường hợp như: Bị thiếu máu, chậm phát triển, nhiễm trùng, dị dạng, … cũng có thể gặp hiện tượng suy thai.
Các nguyên nhân khác trong thai kỳ
Trong suốt thời gian thai ky có gặp phải một số vấn đề như: Nhau tiền đạo, bánh nhau vôi hóa, sa dây rốn, nhau bong non, suy nhau, vỡ ối sớm… tất cả những yếu tố đó đều có thể dẫn đến chứng thai suy nguy hiểm.
Vấn đề khác trong quá trình chuyển dạ
Các trường hợp khác trong quá trình chuyển dạ cũng có thể gây chứng suy thai các mẹ cần chú ý đó là: Cơn gò tử cung kéo dài hoặc quá nhiều, sử dụng thuốc gây mê, giảm đau, đẻ khó, sử dụng thuốc tăng co chuyển dạ không đúng chỉ định, không đúng liều …
** Xem thêm: Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ
5 dấu hiệu suy thai mẹ bầu cần và nên biết
Tuy phần lớn khi thai bị suy thường không gây ra biểu hiện nào rõ ràng. Nhưng nếu các mẹ chú ý cũng sẽ phát hiện ra một số dấu hiệu bất thường như sau:
Dấu hiệu suy thai mẹ bầu cần và nên biết
Dấu hiệu thai nhi ít cử động
Chuyển động của thai nhi là một trong những phần thú vị nhất của thai kỳ. Đồng thời, đó còn trở thành một chỉ số quan trọng, yếu tố phản ánh sức khỏe bé yêu. Theo đó, nếu thai nhi trong bụng phát triển tốt, sẽ vận động (đạp, đá) thường xuyên. Nhưng nếu phát hiện thai nhi ít vận động hoặc hoàn toàn ngừng vận động quá 90 phú. Thì đó có thể là dấu hiệu điển hình của chứng suy thai tháng cuối hoặc cho thấy thai nhi thiếu oxy đáng nghi ngờ.
Dấu hiệu chảy máu âm đạo
Trong thai kỳ, hiện tượng chảy một lượng máu nhỏ ở âm đạo có thể là tình trạng khá phổ biến. Nhưng mẹ bầu không nên chủ quan, vì đó cũng có thể trở thành dấu hiệu ngầm báo hiệu rằng bạn đang bị bong nhau thai. Tình trạng này khiến em bé trong bụng mẹ bị thiếu oxy và dẫn đến hiện tượng suy thai nếu không nhận biết, phát hiện và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhịp tim thai bất thường
Một số kiểu nhịp tim bất thường cũng trở thành dấu hiệu cảnh báo suy thai ở 3 tháng đầu hoặc ở những tháng cuối thai kỳ. Để xác định được nhịp tim thai nhi, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các chuyên gia y tế sử dụng thiết bị chuyên dụng theo dõi và phát hiện bất thường diễn ra ở tim thai nhi.
Dấu hiệu nước ối bất thường
Lượng nước ối thấp bất thường dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Hiện tượng giảm nước ối còn trở thành dấu hiệu cảnh báo thai nhi bị thiếu nước ối, nên cần được theo dõi chặt chẽ. Trái lại, khi gặp phải tình trạng đa ối, cũng là nguyên nhân khiến em bé bị thiếu oxy và dẫn đến suy thai.
Dấu hiệu đau bụng
Đau bụng râm ran dấu hiệu tương đối bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, triệu chứng đau bụng trở nên nghiêm trọng và kèm thêm nhiều dấu hiệu bất thường khác. Lúc này, mẹ bầu cần chú ý vì đó có thể là biểu hiện cảnh báo của nhiều điều bất thường ở thai kỳ như: Sảy thai, tiền sản giật, nhau bong non, nhiễm trùng đường tiết niệu, chuyển dạ sinh non hay bị suy thai.
Liệu hiện tượng suy thai có nguy hiểm không?
Hiện tượng này có nguy hiểm hay không còn tùy vào mức độ diễn ra cũng như cách xử lý ở từng trường hợp. Cụ thể:
Suy thai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi
◈ Với giai đoạn suy thai mãn tính: Nếu bị thiếu oxy, thai nhi vẫn có thể tự bù trừ, phân bổ oxy ưu tiên đến các cơ quan quan trong như: Não, gan, tim và giảm lượng oxy đến da. Nhưng nếu thời gian thai suy kéo dài, sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, tình huống xấu nhất có thể xảy ra thai lưu hoặc bé tử vong ngay khi vừa sinh ra.
◈ Với giai đoạn suy thai cấp tính: Ở trường hợp này có tính chất nguy hiểm cao hơn. Theo đó, nếu trong quá trình chuyển dạ, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, thai có thể tử vong ngay lập tức hoặc chết ngay sau khi sinh. Trường hợp nếu hiện tượng suy thai được xử lý kịp thời bé được cứu sống, nhưng về sau có thể bị di chứng về thể chất, tinh thần. Thậm chí, bé có nguy cơ bị động kinh, chậm phát triển trí não, nói ngọng…
➧➧ Cách tốt nhất, để tránh hiện tượng suy thai cũng như bảo vệ toàn diện cho thai nhi trong suốt quá trình mang thai cho đến khi vượt cạn thành công. Các mẹ cần và nên đi khám thai thường xuyên đúng định kỳ, để theo dõi và nắm bắt được tình hình sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Nhằm phát hiện bất thường sẽ có phương pháp xử lý sớm, tránh biến chứng nguy hại. Đồng thời, mẹ bầu cần và nên ăn uống đủ chất, nên ăn những thực phẩm lành tính, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để có sức khỏe tốt.
Nhưng nếu trong suốt thời gian có nhận thấy sự bất thường cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay. Để được thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ khắc phục ngay kịp thời, tránh gây ra những biến chứng như suy thai.
Nếu còn thông tin gì thắc mắc muốn được giải đáp thêm hãy nhấc máy lên và gọi đến [sodt] hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên viên giàu kinh nghiệm tại Phòng Khám Hữu Nghị Đà Nẵng tư vấn cụ thể hơn và hoàn toàn miễn phí.