Tâm trạng chung của thai phụ đều mong chờ cảm nhận được thai máy, vì đó chính là dấu hiệu cho thấy “thiên thần” đang phát triển bình thường. Do đó, chúng tôi nhận về rất nhiều câu hỏi “thai bao nhiêu tuần thì đạp?” nên sẽ dành bài viết sau để giải đáp nghi vấn này.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

[GIẢI ĐÁP] Thai bao nhiêu tuần thì đạp?

Thai máy là thuật ngữ y khoa chỉ những cử động của thai nhi trong bụng mẹ bao gồm đạp chân, đá chân, lộn vòng, huých tay (hoặc cùi chỏ)… Điều đó cho thấy em bé đang hoạt động rất tốt với một sức khỏe bình thường. Tình trạng thai máy ở mỗi người là khác nhau, có người cảm thấy bị co giật hoặc bướm bay trong bụng; về sau khi bé chuyển động mạnh hơn sẽ cảm giác đau như đánh trống. Khi thai nhi đá – đạp chân do cơ bắp phát triển và đòi hỏi phải vận động; đây cũng là cách bé phản ứng với những thay đổi nhất định trong môi trường như tiếng ồn, ánh sáng mạnh, thức ăn người mẹ tiêu thụ,… Từ đó suy ra, thai máy là 1 phần của sự phát triển bình thường của thai nhi nên không cần quá lo lắng.

Liệu rằng thai bao nhiêu tuần thì đạp?

Với câu hỏi thai bao nhiêu tuần thì đạp? các bác sĩ chuyên khoa cho biết thai nhi có thể đá hoặc đạp vào bụng mẹ từ khi được 9 tuần tuổi, nhưng lúc này còn khá sớm nên mẹ khó cảm nhận thấy phải sau khoảng 18 tuần thai mới cảm nhận được. Với những trường hợp mang thai lần đầu tiên thường chưa cảm nhận được thai máy cho đến khi 20 đến 22 tuần. Ngược lại, những chị em đã từng mang thai trước đó rồi sẽ cảm nhận được sớm hơn có khi chỉ từ tuần thứ 13. Thông thường chị em sẽ cảm nhận rõ hơn sự chuyển động của thai nhi khi ở vị trí yên tĩnh và ngồi hoặc nằm xuống. Càng vào giai đoạn cuối thai kỳ thì số lần thai máy sẽ nhiều hơn và mạnh hơn, nếu không biểu hiện cần phải tiến hành thăm khám ngay.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những điều cần biết thêm về hiện tượng thai máy

Ngoài nghi vấn “thai bao nhiêu tuần thì đạp?” thì chị em cũng cần nắm được những điều sau đây:

Tình trạng thai máy ở vị trí nào và như thế nào? 

Thai nhi khá linh động nên di chuyển rất nhiều vào những thời điểm nhất định trong ngày vì bé luân phiên giữa tỉnh táo và ngủ, bé sẽ hoạt động mạnh nhất trong khoảng từ 21h đến 1h sáng ngay khi mẹ đang ngủ hoặc mẹ vừa dùng bữa xong. Sự gia tăng hoạt động này khiến lượng đường trong máu bị đổi. Hơn nữa, chị em nằm nghiêng sang một bên cũng sẽ khiến bé tăng số lần đạp – đá chân hơn do tư thế nằm này tăng cung cấp máu cho thai nhi.

Một thai nhi mạnh khỏe sẽ đá khoảng 15 đến 20 lần/ngày, di chuyển khoảng 30 lần/giờ vào 3 tháng cuối cùng. Vị trí đá lẫn đạp chân có thể ở bất kì đâu trên bụng do em bé có thể lộn vòng nhưng nhiều nhất là ở phần bụng dưới và bên trái.

Hướng dẫn theo dõi thai máy mẹ bầu đừng bỏ qua 

Theo các chuyên gia sản phụ khoa cho hay không có một tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy bình thường hay bất thường, nhưng 1 quy luật chung là bé càng lớn thì càng cử động nhiều. Chính vì vậy, thai phụ có thể theo dõi thai máy bằng cách đơn giản dưới đây:

Theo dõi thai máy vào giờ cố định trong ngày có thể là sáng, trưa hoặc chiều, tối. Đặc biệt, chị em nên thực hiện theo dõi em bé cử động từ sau bữa tối. Trước khi thực hiện theo dõi cần đi tiểu để bàng quang trống rỗng.

Chị em đặt tay lên bụng để cảm nhận những cử động của thai, đếm số lần thai máy trong vòng 1 giờ. Biểu hiện đó có thể là các hoạt động nhào lộn, đá chân, giơ tay, chớp mắt, nấc…

Những điều cần biết thêm về hiện tượng thai máy

Dựa vào kết quả thu được có thể giúp chị em nhận định em bé có khỏe mạnh hoặc gặp vấn đề bất thường hay không?

Thông thường thì thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.

Nếu chị em cẩm nhận có ít hơn 4 đợt cử động thai nên nghỉ ngơi và thực hiện đếm lại.

Nếu trong 2 giờ tiếp theo có ít hơn 10 cử động thai, nên đến ngay trung tâm y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe bằng các phương pháp chuyên khoa. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng cho biết có rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động thai máy, đặc biệt  trong 2 tháng cuối thai kỳ nên lưu ý. Bởi khi thức, thi nhi có thể sẽ cử động 3 đến 4 lần, nếu thấp hơn mức này có thể bé đang ngủ hoặc gặp vấn đề bất thường; đôi khi do tâm lý thai phụ căng thẳng – stress cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của em bé.

Tình trạng thai máy xuất hiện nhiều là tốt hay xấu? 

Thực tế bác sĩ chuyên khoa cho biết việc theo dõi các cử động thai mỗi ngày để chị em theo dõi sức khỏe của em bé một cách dễ dàng nhất. Thai phụ thường có cảm nhận thai máy rõ rệt ở vào thời điểm từ tuần 16 đến 22 tuần tuổi, nếu trong khoảng thời gian này, thai nhi đạp nhiều được coi là một hiện tượng bình thường cho thấy em bé có sức khỏe tốt.

Thế nhưng, thai phụ cần lưu ý nếu nhận thấy thai máy liên tục, đạp nhiều kèm theo những dấu hiệu bất thường gồm đau bụng, cơ thể mệt mỏi, ra máu âm đạo… Điều đó cần được chuyên gia tư vấn và xử lý kịp thời. Bởi trong một số trường hợp việc  thai nhi bất ngờ đạp nhiều có thể là do em bé đang ngạt thở hoặc bị thiếu oxy đối với trường hợp có dây rốn quấn cổ nếu không xử lý có thể gây tử vong. 

Thực tế không có một chuẩn mực nào về tần suất chuyển động và  đạp nhiều hay ít để đánh giá về sức khỏe em bé trong suốt thai kỳ. Nếu chị em lo lắng về hoạt động và phát triển của thai nhi hãy đến Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được hỗ trợ toàn diện

clickHy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp chính xác câu hỏi thai bao nhiêu tuần thì đạp? Nếu bạn đọc vẫn còn thắc mắc hãy gọi vào số [sodt] hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp cụ thể hơn.