Gần đây có nhiều thắc mắc của nhiều mẹ bầu dành phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng về thai chết lưu có biểu hiện gì và có cách ngăn ngừa thai chết lưu không? Tuy nhiên đây là câu hỏi hết sức tế nhị, tất cả thông tin sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tổng quan về thai chết lưu

Trước khi trả lời thai chết lưu có biểu hiện gì, mời bạn đọc hiểu về thai chết lưu là như thế nào. Theo các chuyên gia y tế, thai chết lưu là tình trạng thai chết trước hoặc trong khi sinh. Sẩy thai và thai chết lưu đều có thể được hiểu là thai nhi đã mất, nhưng có sự khác nhau tùy theo thời điểm mất mát xảy ra. Tại Mỹ, tình trạng sảy thai được coi là mất em bé trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Còn thai chết lưu là mất em bé sau 20 tuần mang thai. Thai chết lưu phân loại dựa vào thời điểm xảy ra: Thai chết lưu sớm là xảy ra trong khoảng từ 20 – 27 tuổi; Thai chết muộn xảy ra từ giữa 28 – 36 tuần tuổi; Thai kỳ hạn xảy ra giữa 37 tuần tuổi hoặc lâu hơn.

Lo lắng, trầm cảm có thể dẫn đến thai chết lưu

Nguyên nhân gây ra thai chết lưu

Theo các chuyên gia của trung tâm trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thai chết lưu, bao gồm cả khách quan và chủ quan. Dưới đây là trình tự sắp xếp các nguyên nhân theo thứ tự từ phổ biến đến ít phổ biến.

 Biến chứng khi mang thai: Các vấn đề xảy ra trong thời gian mang thai có thể gây ra gần một phần ba thai chết lưu. Một số biến chứng này gồm sinh non, mang thai song sinh hoặc đa thai, và rau thai tách ra khỏi tử cung. Biến chứng khi mang thai và đau đẻ là nguyên do điển hình của thai chết lưu trước 24 tuần.

 Nhau thai có vấn đề: Gần một phần tư ca thai chết lưu có nguyên nhân từ vấn đề với nhau thai. Một ví dụ cụ thể trường hợp này là nhau thai không cung cấp đủ máu cho bé. Các vấn đề nhau thai là lý do hàng đầu của việc thai chết lưu xảy ra trước khi sinh. Những ca tử vong này có xu hướng diễn ra sau 24 tuần mang thai.

 Thai nhi bị tật bẩm sinh: Hơn 1 trong số 10 ca thai chết lưu, thai nhi bị khuyết tật bẩm sinh về cấu trúc di truyền gây tử vong.

 Nhiễm trùng: Một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua chính là do nhiễm trùng ở thai nhi, trong nhau thai hoặc do nhiễm trùng nghiêm trọng ở mẹ bầu.

 Các vấn đề liên quan đến dây rốn: Dây rốn là con đường vận chuyển dinh dưỡng, oxy từ mẹ sang thai nhi. Ví dụ, dây bị thắt nút hoặc vắt có thể làm ngừng cung cấp oxy cho thai nhi đang phát triển. Từ đó, thai nhi không thể nhận được oxy, chất dinh dưỡng sẽ chết lưu. Nguyên do này có xu hướng xảy ra nhiều hơn vào cuối thai kỳ.

 Tăng huyết áp: Huyết áp cao ở mẹ bầu, cho dù huyết áp cao mãn tính hay tiền sản giật cũng có thể làm tăng nguy cơ tử vong cho bé. Tình trạng chết lưu này phổ biến hơn vào cuối quý hai và đầu quý ba, so với các phần khác của thai kỳ.

 Các biến chứng nguy hiểm do mắc bệnh ở người mẹ: Các vấn đề về sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều trong thời gian thai kỳ. Chẳng hạn như bệnh tiểu đường, là nguyên nhân có thể xảy ra hoặc có thể xảy ra 1 trong số 10 trường hợp.

 Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như bị căng thẳng, stress trong thời kỳ mang thai; Sử dụng các loại chất kích thích như hút thuốc lá hoặc cần sa; Sử dụng thuốc giảm đau và các loại thuốc ảnh hưởng đến thai nhi.

Thai chết lưu có biểu hiện gì?

Trả lời câu hỏi thai chết lưu có biểu hiện gì hay dấu hiệu nhận biết thai chết lưu, các chuyên gia cho biết, thai chết lưu thường xảy ra nhất ở giai đoạn 20 tuần hay 3 tháng đầu. Biểu hiện thai chết lưu ở giai đoạn này và sau 20 tuần tuổi có sự khác nhau, cụ thể:

Thai chết lưu dưới 20 tuần tuổi

Thai chết lưu có biểu hiện gì? Trong thời gian này thai lưu không có triệu chứng ở giai đoạn sớm của thời kỳ thai nghén. Một số trường hợp chị em có triệu chứng bất thường nhưng không biểu hiện rõ ràng. Cụ thể, mẹ bầu được xác định có thai trước đó (mất kinh, nghén, thử HCG dương tính,…) phát hiện thai lưu khi có các dấu hiệu sớm như:

 Ra ít máu hay xuất huyết ở âm đạo. Máu có màu hồng nhạt, nâu đậm hoặc nâu.

 Các dấu hiệu thai nghén giảm đi.

 Mất dần các cảm giác căng tức bầu ngực.

 Bị đau lưng, đau bụng, sốt cao

 Bụng không có dấu hiệu to lên.

Mệt mỏi, sốt cao là dấu hiệu thai chết lưu

Thai chết lưu trên 20 tuần tuổi

Thai chết lưu có biểu hiện gì khi được 5 tháng tuổi trở lên cũng là thắc mắc của nhiều chị em. Ở thời điểm này, các triệu chứng thai chết lưu trở nên rõ ràng và dễ nhận biết hơn.

 Cảm nhận thai nhi không đạp nữa

 Bụng không lớn mà nhỏ dần đi

 Âm đạo ra máu màu đen

 Bầu ngực không cương cứng nữa và có thể tiết sữa non

 Nếu mẹ bầu bị một số bệnh như nôn nghén nặng, tiền sản giật… thì sẽ thấy bệnh tự thuyên giảm.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách xử lý và ngăn ngừa thai chết lưu

Mang thai là điều mong muốn của các cặp vợ chồng nên việc mất con là nỗi đau đớn không thể đong đếm được. Khi nhận thấy những biểu hiện thai lưu kể trên, chị em phụ nữ cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để kịp thời xử lý tình trạng này và nhằm tránh để lại hậu quả đáng tiếc. Tại các cơ sở y tế, thai chết lưu sẽ được lấy ra bằng cách hút thai hoặc nong gắp thai. Sau đó là kết hợp điều trị chống nhiễm trùng và chống rối loạn đông máu. Chế độ nghỉ ngơi, ổn định tinh thần và dinh dưỡng sau khi điều trị phải được tuân thủ nghiêm ngặt.

Để ngăn ngừa thai chết lưu, các y bác sĩ có một số lời khuyên hữu ích sau:

 Mẹ bầu cần thực hiện lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng và tốt cho thai nhi.

 Tăng lượng hấp thu axit folic trong thời gian mang thai vì loại chất này có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.

 Thường xuyên đi khám định kỳ, đừng bỏ lỡ bất kỳ một cuộc hẹn khám thai nào.

Khám, siêu âm định kỳ theo lịch của bác sĩ

 Duy trì tăng cân khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai bằng cách tham gia các bài tập thể dục từ thấp đến trung bình.

 Siêu âm thai kỳ sớm.

Kiểm tra, sàng lọc các nguy cơ mang thai và xác định những bất thường tăng trưởng của bào thai.

Thường xuyên kiểm tra tăng huyết áp và tiểu đường trước và trong khi mang thai.

Theo dõi chuyển động thường xuyên của thai nhi từ quý thứ hai.

Tuyệt đối cẩn thận khi đi lại trong 3 tháng đầu, tránh tai nạn ngã té. Tránh mang giày cao gót và hoạt động mạnh trong thời gian mang bầu.

Lựa chọn thức ăn tự nấu tại nhà, hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, thực phẩm chưa được nấu chín.

Tiêm vắc xin phòng tránh mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, viêm gan C, tiêm phòng cúm. Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào phải có sự đồng ý của y bác sĩ. Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

Nằm ngủ nghiêng sẽ tốt hơn cho sự lưu thông máu và oxy đến thai nhi.

Trên đây là toàn bộ giải đáp thai chết lưu có biểu hiện gì. Hy vọng chị em phụ nữ biết cách phòng tránh và nhận biết sớm những biểu hiện trên. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc cần tư vấn nhanh chóng, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua [sodt] hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<<.