Nội dung
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều đầu tiên mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý để đảm bảo sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi. Chính vì vậy, thực đơn cho bà bầu là điều các thai phụ phải nắm. Cần phải lên thực đơn khoa học cho từng giai đoạn phát triển, hiểu được giai đoạn nào thai nhi cần bổ sung dưỡng chất nào. Điều này vừa giúp mẹ bầu cân bằng hàm lượng dưỡng chất bổ sung vào cơ thể vừa có thể kiểm soát cân nặng hiệu quả khi mang thai. Phòng khám đa khoa Hữu Nghị sẽ chia sẻ “Thực đơn cho bà bầu chuẩn theo từng giai đoạn mang thai” qua bài viết dưới đây.
Nguyên tắc dinh dưỡng các bà bầu cần phải nắm
Để bảo đảm chất dinh dưỡng cho thai phụ và bé trong suốt thai kỳ, ngoài xây dựng thực đơn cho bà bầu khoa học, thai phụ cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản được liệt kê dưới đây:
Không ăn kiêng trong quá trình mang thai
Khi mang thai cân nặng sẽ tăng lên rõ rệt, điều này sẽ khiến các chị em lo lắng về vóc dáng của mình nên chọn ăn kiêng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể lấy lại vóc dáng thon thả ban đầu sau khi sinh xong. Vì vậy, tuyệt đối không được ăn kiêng trong thai kỳ. Điều này sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ngoài ra, tăng cân cũng là dấu hiệu tốt chứng tỏ bé con đang phát triển và lớn lên từng ngày. Chị em có thể kết hợp giữa ăn uống khoa học theo thực đơn cho bà bầu và vận động, nghỉ ngơi hợp lý để có được một thai kỳ khỏe mạnh và lấy lại vóc dáng sau sinh như ý.
Mẹ bầu nên tuân theo một số nguyên tắc dinh dưỡng khi mang thai
Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày
Khi mang thai, sự phát triển của thai nhi có thể chèn ép hệ tiêu hóa của mẹ bầu, chính vì thể không thể ăn quá nhiều thức ăn trong cùng một lúc. Lúc này mẹ bầu nên chia nhỏ thức ăn để ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, cách này vừa giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vừa giúp hệ tiêu hóa hấp thụ thức ăn được tốt hơn.
Không cung cấp các loại thực phẩm có hại cho cơ thể thai phụ
Thai phụ không nên dùng thức ăn sống như hàu sống, gỏi cá, sữa tươi chưa qua tiệt trùng,… Đồng thời nên hạn chế các loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao để bảo vệ sức khỏe cho thai phụ và thai nhi. Nên kiêng các chất kích thích khi mang thai như rượu, bia, thuốc lá, trà vì có thể sẽ gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết
Các loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi. Do đó thai phụ nên bổ sung hợp lý vào thực đơn cho bà bầu hàng ngày theo hàm lượng chuẩn khoa học.
>>> Xem thêm: MỚI CÓ THAI NÊN ĂN GÌ VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
Tham khảo thực đơn cho bà bầu chuẩn theo từng giai đoạn mang thai
Thực đơn cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất – 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để thai nhi được hình thành thuận lợi nhất. Chính vì vậy mà thực đơn cho bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ là điều vô cùng cần thiết.
Ở kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều mẹ bầu sẽ bị ốm nghén, buồn nôn mỗi khi nhìn thấy thức ăn. Tuy nhiên vì đây là giai đoạn mà hầu hết các cơ quan quan trọng nhất của phôi được hình thành. Chính vì vậy, dù không ăn được nhiều nhưng mẹ bầu cũng cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các loại rau xanh, trái cây.
Thực đơn 3 tháng đầu thai kỳ rất cần thiết cho cả mẹ và bé
Nếu trước khi mang thai, thai phụ chưa bổ sung axit folic thì nên bổ sung ngay trong 3 tháng đầu của thai kỳ với liều lượng 400 mcg/ngày. Đồng thời bổ sung thêm sắt và canxi để phòng ngừa thiếu máu và loãng xương cho mẹ bầu về sau. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên sử dụng các loại vitamin tổng hợp, trong thành phần của thuốc có chứa hàm lượng axit folic, canxi và sắt chuẩn theo định lượng khuyên dùng.
Sữa bột cho bà bầu cũng là lựa chọn nên có trong thực đơn hàng ngày. Có thể được dùng để bổ sung dưỡng chất trong những trường hợp thai nghén nặng không dùng được cơm.
Thai nhi trong giai đoạn này thường rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài như thuốc lá, chè, rượu, bia, vi khuẩn, vi rút,… Do vậy, mẹ bầu nên tuyệt đối tránh xa các chất kích thích gây hại và lập nên thực đơn cho bà bầu lành mạnh nhất để tạo đà phát triển cho bé con.
Việc sử dụng thuốc chữa bệnh trong 3 tháng đầu cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như gây ra dị tật, khiếm khuyết bẩm sinh. Chính vì vậy nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và chỉ định sử dụng thuốc hiệu quả để đảm bảo an toàn nhất cho thai nhi.
Thực đơn tham khảo:
Bữa sáng: Phở, sữa tươi, nước ép cà rốt, táo
Bữa trưa: Canh rau cải nấu thịt bằm, rau muống xào tỏi, cá hồi áp chảo, nước ép bơ.
Bữa tối: Mực xào cần tỏi, móng giò luộc, canh cá dọc mùng, súp lơ luộc, tránh miệng với kiwi.
Thực đơn cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ hai – 3 tháng giữa thai kỳ
Ba tháng giữa thai kỳ được nhận định là giai đoạn cơ thể thai phụ dễ chịu nhất trong suốt quá trình mang thai. Lúc này, hầu hết mẹ bầu sẽ thoát khỏi tình trạng ốm nghén nên có thể ăn uống bình thường trở lại, ăn ngon miệng hơn.Thai nhi lúc này đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ các khung xương, não bộ và các cơ quan cơ thể cũng đã dần được hoàn thiện chất năng.
Lúc này mẹ bầu cần phải nạp đầy đủ axit, folic, sắt, canxi như ba tháng đầu thai kỳ, đồng thời nên bổ sung thêm kẽm với hàm lượng quy chuẩn là 20mg/ngày. Việc bổ sung kẽm trong thực đơn cho bà bầu sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng thai nhi nhẹ cân, thấp bé hoặc dị tật khi chào đời.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu chỉ cần tăng khẩu phần lên khoảng 300 – 400 kcal/ngày là đủ năng lượng cung cấp cho cả mẹ và bé.
Vì khẩu phần ăn gia tăng nên thực đơn cho bà bầu cũng cần phải đa dạng hơn để tránh cảm giác chán ăn. Tuy nhiên cần bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết như đạm, tinh bột, thực phẩm giàu kẽm, sắt, canxi, DHA, các loại vitamin như A, D, C,… Các thực phẩm dùng cho bà bầu phải là thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa các loại thức ăn nhanh, đồ cay nóng hay các loại thức ăn đóng hộp.
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ là vô cùng quan trọng
Thực đơn tham khảo:
Bữa sáng: Bún bò, bánh yến mạch, nước cam, chuối.
Bữa trưa: Canh sườn non, đậu hũ xào nấm và bông cải xanh, ếch kho cà ri, nước dừa
Bữa tối: canh mồng tơi nấu tôm khô, mực chiên nước mắm, rau củ hấp, chè hạt sen.
Thực đơn cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ ba – 3 tháng cuối thai kỳ
Được biết 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển nhanh cả về cân nặng lẫn trí não. Để thai nhi có thể chào đời khỏe mạnh, đủ cân mẹ bầu nên chú ý tăng khẩu phần ăn lên 400 kcal/ngày. Nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, thậm chí là trào ngược.
Thời gian này, mẹ bầu nên bổ sung vitamin C cho cơ thể để hấp thụ sắt và canxi hiệu quả hơn. Đặc biệt là có thể phòng tránh nguy cơ vỡ ối và sinh non không mong muốn do thiếu vitamin C.
Bên cạnh đó nên tăng cường bổ sung canxi từ sữa để hỗ trợ phát triển xương hoàn thiện nhất cho thai nhi và hạn chế vấn đề còi xương, suy dinh dưỡng khi chào đời. Ngoài ra nên giảm lượng đường trong thực đơn cho bà bầu hàng ngày để phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp trong 3 tháng cuối.
Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ
Thực đơn tham khảo cho bà bầu 3 tháng cuối:
Bữa sáng: Phở bò, sữa đậu nành
Bữa trưa: Măng tây xào thịt bò, canh giò hầm nấm, mướp luộc, dưa hấu.
Bữa tối: Canh gà lá giang, cá thu sốt chua, sườn xào chua ngọt, bưởi tráng miệng.
Hy vọng với những thông tin về thực đơn cho bà bầu theo từng giai đoạn được cung cấp trên đây, mẹ bầu đã nắm được những lưu ý cần thiết để bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai. Nếu có bất cứ thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy nhanh tay nhấc máy và gọi ngay cho Phòng khám đa khoa Hữu Nghị qua [sodt] hoặc chat trực tuyến tại >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để các chuyên gia có thể giải đáp kịp thời và hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí.