Tiêm thuốc tránh thai là một trong những biện pháp ngừa thai hiệu quả và hay được sử dụng. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp phòng tránh thai này, cơ thể nữ giới sẽ xuất hiện một số thay đổi do tác dụng phụ của thuốc, điển hình như rong kinh. Vậy, bị rong kinh khi tiêm thuốc tránh thai có sao không? Nên làm gì khi bị rong kinh sau tiêm thuốc tránh thai? Cùng tìm hiểu tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao và những thông tin cơ bản về cách ngừa thai này qua bài viết sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những thông tin cần biết về tiêm thuốc tránh thai

Để biết được tại sao tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh và tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao thì trước hết chúng ta cần hiểu rõ về thành phần, cơ chế hoạt động của phương pháp ngừa này. 

Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai

Phương pháp tiêm thuốc tránh thai đã được thực hiện cách đây khoảng nửa thế kỷ nhằm kế hoạch hóa gia đình và cho đến hiện nay có khoảng 100 triệu người dùng. Tiêm thuốc tránh thai là dạng thuốc có chứa một lượng lớn hormone progesterone, chỉ được tiêm vào bắp và mỗi lần tiêm có tác dụng ngừa thai trong vòng 3 tháng. Sau khi tiêm, thuốc sẽ phát huy tác dụng tránh thai theo cơ chế sau:

  • Ngăn cản buồng trứng phóng noãn, từ đó cản trở việc trứng gặp tinh trùng và diễn ra sự thụ tinh.
  • Tăng sản xuất chất nhầy ở cổ tử cung nhằm khiến tinh trùng gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, xâm nhập và bên trong tử cung. 
  • Giảm khả năng phát triển của lớp niêm mạc ở tử cung. Lớp mô lót tử cung này có chức năng giúp cho nhay thai có thể dễ dàng bám vào tử cung. Tuy nhiên, khi lớp niêm mạc tử cung mỏng đi thì trứng đã được thụ tinh gần như khó có thể bám vào thành tử cung làm tổ và phát triển. Nhờ đó, khả năng mang thai ngoài ý muốn cũng sẽ giảm thấp.

Biện pháp tiêm thuốc tránh thai có an toàn không?

Tiêm thuốc tránh thai được đánh giá là phương pháp ngừa thai hiệu quả, an toàn và có tác dụng lâu dài này chị em nữ giới không cần phải uống thuốc mỗi ngày hay trước khi quan hệ tình dục. Cụ thể những ưu điểm của biện pháp tiêm thuốc tránh thai như sau:

Tìm hiểu tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao?

Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp an toàn và cho hiệu quả ngừa thai rất cao

Hiệu quả ngừa thai đạt 96.9%: Thuốc tiêm tránh thai tạo ra hormone progesterone có khả năng ức chế quá trình rụng trứng, vì vậy có khả năng phòng ngừa thai gần như tuyệt đối. 

Thuận tiện: Nữ giới chỉ cần tiêm một lần sau mỗi 1 – 3 tháng, không cần phải nhớ sử dụng hàng ngày giống như các loại thuốc ngừa thai dạng uống.

Giảm nguy cơ nhiễm trùng: So với các cách ngừa thai khác như bao cao su, đặt vòng,… thì tiêm thuốc tránh thai giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng nội tiết. 

An toàn với phụ nữ có thai và đang cho con bú: Theo các nghiên cứu, thuốc tiêm tránh thai không gây ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa của mẹ. Vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể yên tâm khi áp dụng biện pháp tránh thai. 

Đảm bảo an toàn khả năng sinh sản: Tiêm thuốc tránh thai chỉ là một phương pháp ngừa thai tạm thời, không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và sau khi kết thúc thời hạn tiêm thuốc, nữ giới vẫn có thể mang thai trở lại bình thường. 

Xem thêm: Các loại thực phẩm tránh thai sau khi quan hệ

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Vì sao tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh?

Mặc dù tiêm thuốc tránh thai là phương pháp ngừa thai an toàn, thế nhưng khi sử dụng chị em nữ giới ít nhiều gặp các phải các tác dụng phụ của thuốc, điển hình như rong kinh. Đây là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh ra nhiều (hơn 80ml). 

Các bác sĩ Sản Phụ khoa cho biết, tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh có thể xảy ra ở bất kỳ loại thuốc ngừa thai nội tiết nào, đặc biệt là trong khoảng 3 – 6 tháng đầu tiên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rong kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai thường là do:

Tìm hiểu tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao?

Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh là do sự thay đổi hormone trong cơ thể nữ giới gây ra

Sự thay đổi của hormone progestin trong cơ thể khiến lớp niêm mạc tử cung không ổn định và bị bong ra dưới dạng máu.

Sự chênh lệch giữa hai loại hormone estrogen và progestin bên trong cơ thể khiến cho lớp nội mạc tử cung không được hỗ trợ đủ và bị rụng ra. 

Việc không tiêm thuốc tránh thai đúng lịch hoặc quên tiêm thuốc khiến cho hormone progestin giảm xuống và gây ra sự rối loạn ở chu kỳ kinh nguyệt. 

Việc uống bia rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng một số loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hormone progestin và gây rong kinh. 

Ngoài ra, nữ giới bị rong kinh có thể là do mắc một số bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung hay bất kỳ khối u lành tính nào khác ở âm đạo, âm hộ. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giải đáp: Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao?

Hiện tượng rong kinh không đáng lo ngại và không ảnh hưởng đến khả năng ngừa thai của thuốc tiêm nhưng có thể gây ra sự khó chịu, lo lắng cho nữ giới. Để cải thiện tình trạng này, chị em nữ giới có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà. Vậy, cụ thể tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao?

Chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách

Đây là điều cực kỳ quan trọng bởi nếu tình trạng rong kinh kéo dài mà vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh. Do đó, tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao, trước tiên chị em cần chú ý giữ gìn và vệ sinh vùng kín sạch sẽ theo hướng dẫn sau: 

  • Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên, tối đa là 4 tiếng/lần.
  • Vệ sinh thật kỹ vùng kín, nhất là sau khi đi đại tiện và tiểu tiện. 
  • Tránh mặc quần lót còn ẩm ướt, nên chọn loại quần chíp có độ co giãn và thấm hút tốt. 

Dùng thuốc trị rong kinh

Để cải thiện hiện tượng rong kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai, nữ giới có thể sử dụng các loại thuốc như: thuốc tránh thai đường uống, thuốc trị rong kinh, thuốc cầm máu trị rong kinh. Chị em lưu ý cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn. 

Tìm hiểu tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao?

Khi có dấu hiệu rong kinh kéo dài, nữ giới nên đi thăm khám sớm

Bổ sung sắt vào chế độ ăn uống

Tình trạng rong kinh kéo dài có thể dẫn đến mất máu, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Vì vậy, tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao, nữ giới cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất sắt hoặc uống viên bổ sung sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày. 

Sắt góp phần rất quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu, đây là thành phần thiết yếu của máu. Do đó, những người bị rong kinh cần được bổ sung thêm sắt. Loại chất này thường có nhiều trong những loại thực phẩm như: hàu, thịt gà, thịt bò, đậu hũ, cải bó xôi,.. Ngoài ra, nữ giới cần kết hợp với các loại thực phẩm dồi dào vitamin C để giúp cơ thể tăng hấp thụ chất sắt. 

Đi khám phụ khoa

Một lưu ý nữa khi tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao đó là chị em cần thực hiện thăm khám phụ khoa ngay nếu kèm theo triệu chứng bất thường hoặc tác dụng phụ này kéo dài trên 12 tháng. Bởi tình trạng rong kinh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nữ giới đang mắc bệnh viêm nhiễm, u xơ tử cung,… cần được điều trị kịp thời. 

Với những chị em nữ giới đã hoặc có ý định sử dụng phương pháp ngừa thai này thì việc tìm hiểu tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao là rất cần thiết. Bởi đây không chỉ là tác dụng phụ của tiêm thuốc tránh thai thường gặp mà còn có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa nếu không được khắc phục kịp thời và đúng cách. 

Ngoài tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao, nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về biện pháp ngừa thai này hay vấn đề liên quan đến sức khỏe phụ khoa, nữ giới có thể gọi tới Hotline: 039.957.5631 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< của phòng khám Đa khoa Hữu Nghị để được các chuyên viên y tế dày dặn kinh nghiệm giải đáp rõ ràng và hỗ trợ tận tình nhất.