Nội dung
Tiểu buốt là hiện tượng rất nhiều chị em phụ nữ hay gặp phải, thế nhưng trên thực tế thì không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng này. Vậy, tiểu buốt là như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu đi tiểu buốt ở nữ là bệnh gì qua những thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây.
Tiểu buốt ở nữ giới là như thế nào?
Tiểu tiện là hoạt động sinh lý bình thường của con người, mục đích là đào thải nước tiểu và cặn bã ra ngoài. Đôi khi, trong cuộc sống, vì một vài lý do nào đó mà nhiều người gặp phải tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt.
Khi gặp tình trạng này, không ít người bỏ qua, xem nhẹ cho đó là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, theo góc nhìn của bác sĩ y khoa, đi tiểu buốt có thể là dấu hiệu báo hiệu sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.

Tiểu buốt là tình trạng khi đi tiểu người bệnh có cảm giác nhói ở đường tiểu
Tiểu buốt là hiện tượng khi đi tiểu tiện, người bệnh có cảm giác đau nhói buốt hoặc châm chích ở đường tiểu. Triệu chứng này có thể xảy ra trong lúc đang tiểu, khi bắt đầu hoặc lúc tiểu xong. Cơn đau buốt thường bắt nguồn từ bàng quang, niệu đạo hoặc vùng đáy chậu. Tùy vào từng trường hợp mà hiện tượng tiểu buốt có thể chỉ diễn ra một lúc trong khi đi tiểu. Nhưng cũng có một số bệnh nhân bị tiểu buốt từ lúc bắt đầu đi tiểu cho đến khi kết thúc.
Tiểu buốt có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới trong nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, do cấu tạo cơ quan sinh dục phức tạp nên tình trạng này gặp nhiều hơn ở phụ nữ.
Triệu chứng tiểu buốt ở nữ là bệnh gì?
Một số thói quen sinh hoạt thường ngày hoặc tác động từ bên ngoài có thể là lý do gây ra hiện tượng đi tiểu buốt ở nữ giới. Cụ thể như việc vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc không đảm bảo sạch sẽ, tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín và gây nên tình trạng tiểu buốt. Hay nữ giới bị tiểu buốt đơn giản là do nóng trong người, tác dụng phụ của thuốc điều trị,…
Tuy nhiên, theo chia sẻ từ chuyên gia, tiểu buốt thường là dấu hiệu cho thấy nữ giới đang gặp vấn đề sức khỏe và cần được phát hiện, điều trị kịp thời. Vậy, triệu chứng tiểu buốt ở nữ là bệnh gì?
Viêm đường tiết niệu
Theo thống kê, có đến 70% phụ nữ có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt qua thực tiễn thăm khám được chẩn đoán là mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Do cấu tạo đường tiết niệu ở phụ nữ gần hậu môn hơn so với nam giới nên vi khuẩn E.coli dễ xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Ngoài tiểu buốt tiểu rắt, khi bị viêm đường tiết niệu nữ giới còn gặp một số triệu chứng như: vùng kín ra khí hư bất thường, ngứa ngáy, sưng tấy âm đạo, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau vùng bụng dưới, cơn đau tăng lên khi quan hệ tình dục,…
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang thường xuất phát từ những nguyên nhân như quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín sai cách, thay đổi nội tiết tố, sử dụng thuốc ngừa thai, mặc quần lót bó sát hoặc còn ẩm ướt,… Nếu không điều trị bệnh kịp thời sẽ dễ gây viêm nhiễm ở nhiều khu vực lân cận như: âm đạo, cổ tử cung, tử cung,…
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm bàng quang ở nữ giới bao gồm: đi tiểu liên tục trong ngày, có cảm giác đau buốt khi tiểu, nước tiểu đổi màu và có mùi hôi, đi tiểu ra máu, nước tiểu ra ít đau vùng bụng dưới, sốt nhẹ,… Vì thế, hiện tượng tiểu buốt ở nữ là bệnh gì, rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo chị em đang bị viêm bàng quang.
Viêm âm đạo
Viêm niệu đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm do mất cân bằng hệ vi sinh tại đây hoặc nhiễm trùng âm đạo. Đây là một trong những bệnh phụ khoa rất phổ biến, hầu hết chị em nữ giới đều mắc phải ít nhất một lần trong đời. Có ba loại viêm âm đạo phổ biến là viêm do trùng roi Trichomonas, viêm do nấm Candida và viêm do tạp khuẩn.

Đi tiểu buốt ở nữ là bệnh gì, đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh viêm tiết niệu
Khi bị viêm âm đạo, nữ giới thấy xuất khí hư tiết ra nhiều và có dấu hiện khác lạ, có cảm giác đau buốt, tiểu lắt nhắt, đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo nhẹ, vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy âm đạo,… Do đó, triệu chứng tiểu buốt ở nữ là bệnh gì, rất có thể chị em đang mắc bệnh viêm âm đạo.
Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung cũng là đáp án cho băn khoăn triệu chứng đi tiểu buốt ở nữ là bệnh gì? Viêm nội mạc tử cung chính là tình trạng viêm ở vùng niêm mạc tử cung do nhiễm trùng. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có khả năng gây biến chứng ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.
Để nhận biết sớm bệnh viêm nội mạc tử cung, nữ giới có thể dựa vào một số triệu chứng như: chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và ra nhiều máu hơn, tiểu buốt tiểu rắt, đi tiểu ra máu do tử cung bị sung huyết, người mệt mỏi, hay đau đầu, thường xuyên buồn nôn, đầy bụng, đau bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục.
Sỏi đường tiết niệu
Một trong những nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ giới do sỏi đường tiết niệu. Triệu chứng tiểu buốt xuất hiện khi viên sỏi cọ xát gây kích thích niêm mạc đường tiết niệu hoặc do sỏi gây viêm nhiễm tiết niệu, viêm bàng quang khiến nước tiểu ứ đọng. Nghiêm trọng hơn có thể khiến vi khuẩn ngược dòng tấn công thận gây viêm thận. Nếu chậm trễ điều trị bệnh sẽ gây suy thận, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi đường tiết niệu là: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, nước tiểu đục do lẫn mủ hoặc màu hồng do lẫn máu, đau đột ngột ở thận, đau vùng hố thắt lưng rồi lan ra xung quanh, buồn nôn, sốt, rét run,…
Bệnh lậu
Ngoài ra, triệu chứng tiểu buốt ở nữ là bệnh gì, đây còn là biểu hiện của bệnh lậu. Đây là căn bệnh xã hội nguy hiểm, lây nhiễm nhanh chóng từ người sang người thông qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây viêm hậu môn, viêm họng, chửa ngoài tử cung, vô sinh, viêm màng não, tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS,…
Các triệu chứng khác của bệnh lậu bao gồm: đau rát khi đi tiểu, tiểu có mủ đặc màu vàng sẫm, có mủ vùng âm đạo, khí hư màu vàng hoặc xanh kèm mùi hôi khó chịu, đau âm ỉ vùng bụng dưới, ngứa rát quanh âm hộ, đau vùng hố chậu hoặc hạ vị, sốt, buồn nôn,…
Xem thêm: Phòng khám tiết niệu nữ tốt nhất tại Đà Nẵng hiện nay
Cách chữa trị tiểu buốt ở nữ giới hiệu quả
Tình trạng đi tiểu buốt không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của nữ giới mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, khi gặp tình trạng này chị em nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tiểu buốt ở nữ là bệnh gì và có hướng chữa trị hiệu quả.
Tùy vào nguyên nhân gây tiểu buốt và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ xây dựng phác đồ điều trị thích hợp. Cụ thể:
Biện pháp điều trị tiểu buốt tại nhà
Trường hợp bị tiểu buốt do nguyên nhân sinh lý và ở mức độ nhẹ thì có thể cải thiện tình trạng bằng cách:
✛ Uống nhiều nước tiểu để đào thải hết các độc tố ra bên ngoài cơ thể, đảm bảo hệ bài tiết hoạt động bình thường.
✛ Khi buồn tiểu nên đi ngay lập tức, tuyệt đối không được nhịn tiểu vì có thể gây ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.
✛ Luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô ráo, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục.
✛ Không sử dụng các loại chất tẩy rửa có mùi thơm để vệ sinh cơ quan sinh dục để giảm nguy cơ kích ứng niệu đạo gây tiểu buốt, tiểu rắt.
✛ Điều chỉnh lại chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có thể gây kích thích bàng quang như món cay, chất làm ngọt nhân tạo, bia, rượu, cà phê,… Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để thanh lọc cơ thể và tăng sức đề kháng.

Tình trạng đi tiểu buốt ở nữ có thể khắc phục nhanh bằng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc chữa tiểu buốt
Đối với những trường hợp nữ giới bị tiểu buốt do bệnh lý, bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe thường xuyên và kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng nhóm thuốc kháng sinh để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, thuốc giảm đau hoặc giãn cơ trơn quanh cổ bàng quang,…
Trong thời gian điều trị bằng thuốc, người bệnh sẽ phải đối mặt với một vài tác dụng phụ không mong muốn. Nếu cơ thể phản ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, nữ giới nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa và tạm ngưng sử dụng.
Qua những thông tin tìm hiểu đi tiểu buốt ở nữ là bệnh gì, hy vọng sẽ giúp các chị em nữ giới có thể nắm rõ được tình trạng sức khỏe của mình để có biện pháp chữa trị phù hợp nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về các bệnh lý gây ra triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt, nữ giới có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Hữu Nghị qua Hotline: 039.957.5631 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế giải đáp chi tiết và hỗ trợ chu đáo.