Nội dung
Lậu cầu do virus Neisseria Gonorrhoeae là căn bệnh xã hội nguy hiểm là đối với phụ nữ mang thai vì không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mẹ bầu mà còn tác động xấu tới em bé trong bụng. Vì thế, việc tìm hiểu về tình trạng mắc bệnh lậu ở phụ nữ mang thai cũng là điều mà các mẹ bầu không nên bỏ qua bên cạnh chế độ ăn uống, dưỡng thai khoa học.
Bà bầu bị nhiễm bệnh lậu khi mang thai là do đâu?
Lậu là bệnh nhiễm trùng khá phổ biến hiện nay và thủ phạm gây bệnh là song cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae. Bệnh lậu có thể gặp ở mọi đối tượng và độ tuổi trong đó phụ nữ mang thai chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở phụ nữ mang thai giống như người bình thường. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, sức đề kháng của bà bầu bị suy giảm nên khả năng nhiễm bệnh cao hơn nữ giới không có bầu. Cụ thể nguyên nhân khiến các mẹ bầu mắc phải bệnh lậu cầu thường là do:
Quan hệ tình dục
Tình dục không an toàn là con đường lây truyền vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae phổ biến nhất. Vì trong thai kỳ, các mẹ bầu cần kiêng quan hệ tình dục và để giải tỏa nhu cầu sinh lý không ít người chồng đã nảy sinh quan hệ ngoài luồng, dẫn đến nhiễm bệnh lậu.
Việc mẹ bầu quan hệ với bạn đời bị bệnh lậu không sử dụng bao cao su có nguy cơ nhiễm bệnh khá cao. Bệnh lậu không chỉ lây qua đường sinh dục là việc quan hệ bằng miệng, hậu môn cũng có thể nhiễm bệnh.
Mẹ bầu nhiễm bệnh lậu là do quan hệ tình dục không an toàn
Sử dụng chung đồ cá nhân
Những vật dụng cá nhân của người bệnh như bàn chải đánh răng, quần áo, dao cạo râu, bồn cầu… có thể nhiễm song cầu khuẩn lậu. Nếu sử dụng chung, mẹ bầu có thể bị lây nhiễm bệnh lậu. Tuy nhiên, vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae tồn tại không lâu trong môi trường bên ngoài, do đó trường hợp lây nhiễm gián tiếp qua đồ dùng cá nhân thường rất hiếm gặp.
Lây qua đường máu
Trong máu của người bệnh có chứa song cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae. Vì thế, nếu các mẹ bầu nhận máu từ người bệnh hoặc dùng chung bơm kim tiêm với người bị bệnh lậu thì khả năng lây nhiễm rất cao.
Dấu hiệu nhận biết bị bệnh lậu ở thai phụ
Theo chia sẻ từ các chuyên gia, bệnh lậu ở phụ nữ mang thai thường không có biểu hiện rõ ràng và mơ hồ. Vì thế, bệnh thường không được phát hiện sớm, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Triệu chứng bệnh lậu khi mang thai tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra ở các bộ phận khác. Những dấu hiệu bệnh lậu ở phụ nữ mang thai thường gặp nhất là:
-
Khí hư ra nhiều có màu hơi xanh hoặc vàng nhạt kèm mùi hôi, đau bụng dưới, đau mỏi lưng, sốt.
-
Có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đau khi đi tiểu, có mủ chảy ra từ niệu đạo.
-
Phụ nữ bị bệnh lậu thường có cảm giác đau rát, khó chịu khi quan hệ tình dục.
-
Có cảm giác ngứa rát hậu môn, đau và chảy máu khi đi đại tiện.
-
Cổ tử cung khi soi sẽ thấy phù nề, nếu chạm vào sẽ có hiện tượng chảy mủ và máu.
-
Trường hợp nặng, thai phụ có thể bị sốt.
Xem thêm: Chi phí xét nghiệm bệnh lậu là bao nhiêu?
Biến chứng nguy hiểm của bệnh lậu ở phụ nữ mang thai
Bà bầu bị nhiễm bệnh lậu nếu không được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời, đúng phương pháp có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể những hệ lụy khôn lường của bệnh lậu ở phụ nữ mang thai là:
Đối với thai phụ
✛ Ảnh hưởng đến sức khỏe: Vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây bệnh lậu khiến cho đường sinh dục bị tổn thương, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu… Không những thế, song cầu khuẩn lậu còn có thể tấn công vào máu gây viêm khớp, nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng thai phụ…
✛ Tổn thương cơ quan sinh sản: Song cầu khuẩn lậu sẽ ngày một tấn công sâu vào bên trong, gây viêm nhiễm cơ quan sinh sản, thậm chí bị vô sinh hiếm muộn về sau.
✛ Biến chứng thai kỳ: Bệnh lậu có thể làm gia tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, sinh non, thai lưu, thai bị suy dinh dưỡng, vỡ ối sớm…
Thai phụ nhiễm bệnh lậu có nguy cơ sinh non, sảy thai cao
Đối với thai nhi
✛ Bị bệnh lậu bẩm sinh: Thai phụ bị nhiễm bệnh lậu nhưng không hỗ trợ điều trị, trẻ sinh ra qua đường âm đạo sẽ bị lây vi khuẩn lậu cầu có trong tiết dịch của mẹ bầu.
✛ Mù lòa vĩnh viễn: Vi khuẩn lậu cầu tấn công vào mắt của trẻ sơ sinh gây viêm kết mạc, thậm chí bệnh không được điều trị sớm sẽ khiến bé bị viêm loét kết mạc, thủng giác mạc, nguy hiểm hơn là mù lòa vĩnh viễn.
✛ Ảnh hưởng đến sức khỏe: Vi khuẩn lậu tấn công vào họng của trẻ sơ sinh có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bé.
Như vậy, có thể thấy rằng bệnh lậu ở phụ nữ mang thai nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe mẹ bầu và tương lai của trẻ. Do đó, các bà bầu nên thăm khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như thai nhi trong bụng.
Điều trị bệnh lậu cầu ở phụ nữ mang thai bằng phương pháp nào?
Để có thể hỗ trợ chữa khỏi bệnh lậu cầu, thai phụ cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu không bệnh rất khó có thể điều trị, nguy cơ tái phát cao bởi các biến thể kháng thuốc của bệnh lậu ngày một đa dạng.
Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu, các bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh không có tác dụng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ áp dụng phương pháp điều trị bệnh lậu cụ thể
Bên cạnh thuốc kháng sinh dạng uống, tiêm hoặc truyền thì các bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với đặt thuốc tại chỗ đối với những trường hợp thai phụ bị viêm âm đạo, viêm phần phụ, viêm cổ tử cung khi mang thai từ 15 tuần tuổi trở lên.
Còn đối với trẻ sơ sinh có viêm kết mạc mắt, điều trị rửa mắt bằng nước muối sinh lý từ 6 – 8 lần trong ngày, sử dụng thuốc nhỏ mắt mỡ erythromycin 0.5% kết hợp dùng thuốc kháng sinh toàn thân như ceftriaxone tiêm bắp.
Cách phòng ngừa nhiễm bệnh lậu khi mang thai mẹ nên lưu ý
Để tránh bị lây nhiễm song cầu khuẩn lậu trước và trong thời gian mang thai, nữ giới hãy cùng với bạn đời nên:
✔ Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh, không nên quan hệ ngoài luồng hoặc tình một đêm.
✔ Sử dụng bao cao su như một biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh lậu cầu nói riêng và các bệnh qua đường tình dục nói chung an toàn, hiệu quả nhất.
✔ Trước khi có kế hoạch mang thai, nữ giới nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thực hiện xét nghiệm tầm soát bệnh lậu. Còn ở phụ nữ mang thai cần làm xét nghiệm tầm soát bệnh lậu ngay từ lần khám thai đầu tiên và lần nữa vào thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ.
✔ Nữ giới nên áp dụng một lối sống sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, ăn đủ dưỡng chất và rèn luyện sức khỏe để nâng cao sức khỏe và tăng khả năng đề kháng cho cơ thể.
Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị ở thành phố Đà Nẵng mang đến gói dịch vụ chăm sóc thai sản trọn gói dành cho sản phụ ngay từ khi mang thai ở những tuần đầu với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 4D, 3D định kỳ cùng các loại xét nghiệm thường quy để tầm soát bệnh lý. Hơn nữa, khi đến đây, sản phụ còn được các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, giỏi chuyên môn thăm khám, tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại.
Việc tìm hiểu về tình trạng mắc bệnh lậu ở phụ nữ mang thai là điều cần thiết và vô cùng quan trọng đối với mọi sản phụ. Nhờ có kiến thức về căn bệnh xã hội này mà mẹ bầu có thể phòng ngừa lây nhiễm song cầu khuẩn lậu hiệu quả, đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh nhất.
Nếu còn thắc mắc gì về bệnh lậu hay các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, nữ giới hãy gọi điện đến [sodt] hoặc để lại lời nhắn ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, ngay lập tức các chuyên gia y tế sẽ hỗ trợ, giải đáp tận tình.