Tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu không hề hiếm gặp. Thông thường nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể đi từ đơn giản đến các bệnh lý nghiêm trọng thậm chí đe dọa cả sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, chúng tôi luôn cảnh báo trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu cần bậc phụ huynh đừng chủ quan.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu

   Bậc phụ huynh có thể quan sát được bằng mắt thường khi trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu (màu trắng, trắng đục hoặc vàng) kèm máu. Tình trạng đi ngoài có chất nhầy và máu ở trẻ nhỏ có thể do nguyên nhân nguy hiểm sau đây gây ra:

Bị lồng ruột cấp tính

   Bệnh này thường xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi (phổ biến là từ 4 tháng – 9 tháng tuổi). Lồng ruột cấp tính xảy ra khi một đoạn ruột của trẻ bị lộn ngược và chui vào bên trong của đoạn ruột gần kề. Nếu bệnh không khắc phục kịp thời sẽ gây tắc ruột và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện thường thấy của bệnh là đau bụng dữ dội. Trẻ có biểu hiện ưỡn người, bỏ ăn, khóc thét từng cơn và lười vận động, kèm nôn ói và đi đại tiện thấy chất nhầy có lẫn máu.

Bị nhiễm vi khuẩn gây tiêu chảy

   Tiêu chảy có nhiều nguyên nhân gây ra trong đó phải kể đến vi khuẩn Clostridium, Salmonella, tụ cầu,… gây ra tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng. Bệnh lý này xảy ra phổ biến ở cả người già và trẻ em vì đối tượng này đều có hệ miễn dịch yếu. Biểu hiện điển hình của bệnh là đi ngoài nhiều lần, trẻ đi ngoài có chất nhầy màu vàng, màu nâu kèm theo cả máu. Ngoài ra, trẻ em bị tiêu chảy còn bị đau bụng, nôn ói, chán ăn, mệt mỏi và thân nhiệt hạ.

Do mắc bệnh kiết lỵ

   Đây là một trong các vấn đề tiêu hóa gây ra tình trạng đi đại tiện chảy kèm theo máu. Bệnh kiết lỵ xảy ra khi đường ruột của trẻ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… xâm nhập, đặc biệt là trực khuẩn Enterobacteria shigella và amip Entamoeba histolytica. Nếu bệnh kiết lỵ nghiêm trọng hơn thì trẻ có nguy cơ tử vong vì vi khuẩn đã xâm nhập vào máu. Biểu hiện của kiết lỵ ngoài chất nhầy kèm máu, còn kèm theo đi đại tiện nhiều lần, trẻ quấy khóc khi đại tiện,…

Do mắc phải bệnh trĩ

   Vùng trực tràng – hậu môn bị tổn thương sẽ dẫn đến sung huyết tĩnh mạch và hình thành các búi trĩ. Căn bệnh trĩ thường gặp ở đối tượng thường xuyên bị táo bón, thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, ngồi hoặc đứng quá nhiều… Ở trẻ nhỏ táo bón kéo dài thường do ăn chất xơ cũng có thể mắc phải bệnh trĩ. Căn bệnh này sẽ cho trẻ em bị đau rát hậu môn, đi ngoài có chất nhầy kèm máu, bị sưng hậu môn,… Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần lưu ý trĩ nội vì căn bệnh này lúc ban đầu không hề có quá nhiều triệu chứng rõ rệt, nhưng càng về sau càng nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.

Bệnh polyp đại trực tràng

   Đây là bệnh lý hậu môn trực tràng thường gặp ở người lớn. Thế nhưng, số liệu thống kê cho biết trẻ nhỏ vẫn là đối tượng dễ mắc phải polyp trực tràng. Căn bệnh này hình thành là trẻ bị béo phì, ăn quá nhiều chất béo, lại ăn ít chất xơ, nạp vào hàm lượng thịt đỏ cao (gồm bò, dê,…). Biểu hiện ban đầu của polyp đại trực tràng khó nhận biết nhưng khi kích thước polyp tăng lên, các bậc cha mẹ có thể thấy trẻ đi đại tiện ra máu hoặc bị chảy máu trực tràng, bị tiết ra nước và muối, thậm chí gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Nếu bệnh không điều trị kịp thời có thể gây tắc ruột và đau bụng dữ dội.

Bệnh viêm đại tràng amip

   Đại tràng bị nhiễm trùng do nguyên sinh động vật (amip) gây ra. Vi khuẩn Amip có thể xâm nhập vào đường ruột của trẻ thông qua con đường ăn uống, đặc biệt là ăn thực phẩm sống như trái cây, rau xanh, cá hồi,… Bệnh có biểu hiện như đau bụng, mót rặn nhưng trẻ không đại tiện được, phải sau vài ngày trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu có thực sự nguy hiểm?

   Như đã đề cập thì tình trạng đi ngoài có chất nhầy và máu ở trẻ là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm nên các bậc cha mẹ không được chủ quan. Bởi các bệnh lý này có khả năng khiến trẻ bị suy kiệt, dẫn đến suy dinh dưỡng, bị rối loạn tiêu hóa, thiếu máu nặng, mất cả cân bằng điện giải, chậm phát triển thể chất và trí não, thậm chí nguy hiểm hơn cả là gây tử vong.

Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu có thực sự nguy hiểm?

   Do đó, khi bậc phụ huynh nhận thấy dấu hiệu bất thường ở con mình cần nhanh chóng đưa bé đến trung tâm y tế chuyên khoa để thăm khám và hỗ trợ điều trị đúng cách. Cha mẹ cần lưu ý không được tự ý sử dụng thuốc tại nhà khi chưa có chỉ định từ bác sĩ và không áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa trị bệnh. Ngoài ra, các bậc phụ huynh còn cần chú ý đến việc thực hiện chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà để từ đó tránh được các biến chứng nguy hiểm và giúp trẻ mau chóng phục hồi, tránh việc bệnh quay trở lại làm khổ trẻ.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách chăm sóc trẻ tại nhà khi bị đi ngoài có chất nhầy và máu

   Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý gây ra tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu đạt hiệu quả tối đa. Cha mẹ cần cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa và kết hợp chăm sóc tại nhà. Những trường hợp chăm sóc tại nhà đúng đắn sẽ giúp bệnh tình ở trẻ em có nhiều chuyển biến tích cực và thuyên giảm nhanh chóng. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết khi chăm sóc cho trẻ bị đi ngoài có chất nhầy kèm theo máu tại nhà thì các bậc cha mẹ cần biết như sau:

Cách chăm sóc trẻ tại nhà khi bị đi ngoài có chất nhầy và máu

Bậc phụ huynh cần cho trẻ uống nước đủ 2 lít mỗi ngày, cha mẹ đừng quên bổ sung thêm cho con mình sữa, nước trái cây, nước cơm, nước canh, nước muối pha loãng,… để giúp bé bù vào điện giải đã mất.

Nên cho bé ăn các thực phẩm bổ sung vitamin K (gồm súp lơ, cải bắp, cần tây, củ cải, rau bina,…) giúp thúc đẩy quá trình đông máu và nhằm hạn chế lượng máu thất thoát ra ngoài khi trẻ đi đại tiện.

Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn thêm củ dền, thịt đỏ, trứng,… nhằm giúp cho cơ thể của trẻ sản xuất nhiều hồng cầu, ngăn ngừa việc bị thiếu máu, suy dinh dưỡng,…

Phụ huynh cần nấu chín thực phẩm cho trẻ, chế biến thực phẩm ở dạng lỏng và mềm để giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa của trẻ. Trong thời gian chữa trị bệnh thì cha mẹ cần để trẻ nghỉ ngơi tại nhà dừng hoạt động mạnh hay vui chơi quá đà. Đặc biệt, cha mẹ cần lưu tâm không cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng và các đồ uống có chứa caffeine.

Nếu bậc phụ huynh thực hiện chăm sóc – hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ đúng cách, thì tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu sẽ được cải thiện trong thời gian khá ngắn. Ngược lại, nếu cha mẹ không tiến hành điều trị kịp thời hoặc chăm sóc không đúng cách thì trẻ có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng.

timTrên đây là hàng loạt những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh về tình trạng đi ngoài có chất nhầy và máu ở trẻ nhỏ, để giúp bậc cha mẹ có thể nhận biết sớm tình trạng nguy hiểm mà phòng tránh cho con yêu của mình. Nếu các bậc phụ huynh còn thắc mắc hãy gọi vào số [sodt] hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp cụ thể hơn.