Nội dung
Rong kinh là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ nữ giới nào. Không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà hiện tượng rong kinh còn tác động tiêu cực tới sức khỏe sinh sản sau này của nữ giới nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy, triệu chứng của rong kinh là gì? Phải làm sao khi bị rong kinh? Cùng tìm hiểu chi tiết về chứng rong kinh ở phụ nữ qua bài viết sau đây.
Tại sao nữ giới bị rong kinh?
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ kéo dài từ 28 đến 32 ngày, trong đó số ngày “rụng dâu” khoảng 3 – 5 ngày và lượng máu kinh mất đi dao động 50 – 80ml. Những trường hợp bị rong kinh sẽ có số ngày hành kinh diễn ra trên 7 ngày và máu chảy ra nhiều (vượt ngưỡng 80ml) khiến nữ giới mệt mỏi, suy nhược cơ thể do bị mất máu quá nhiều.
Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rong kinh, rong huyết ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới. Nhưng lý do tại sao bị rong kinh thường gặp nhất ở nữ giới là do:
Mất cân bằng nội tiết tố
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ được điều hòa bởi hai hormone là progesterone và estrogen. Trong những ngày có kinh, estrogen và progesterone điều giảm khiến lớp niêm mạc tử cung dày lên, sau đó bị phá vỡ, bong ra và xuất hiện máu kinh. Nếu một trong hai hormone này thay đổi bất thường, niêm mạc tử cung sẽ phát triển quá mức và bị bong ra liên tục khiến máu kinh ra nhiều hơn và dẫn đến hiện tượng rong kinh, rong huyết.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra triệu chứng của rong kinh như: thuốc làm loãng máu và aspirin, thuốc chống đông máu, thuốc điều trị ung thư, thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone,…

Nữ giới bị rong kinh kéo dài có thể là do đang mắc bệnh lý về buồng trứng, tử cung
Suy giảm chức năng buồng trứng
Nếu buồng trứng suy yếu không thực hiện chức năng phóng noãn (rụng trứng) để tiến tới chu kỳ kinh nguyệt mới thì cơ thể nữ giới sẽ không sản xuất hormone progesterone. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố và gây ra triệu chứng của rong kinh.
Suy giảm chức năng buồng trứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh hoặc mắc các bệnh lý về buồng trứng.
Bị u xơ, polyp tử cung
Ở tử cung có các khối u xơ lành tính trong thời gian sinh nở hay polyp trên niêm mạc tử cung hoặc dị tật tử cung cũng gây ra tình trạng chảy máu kinh nhiều và kéo dài. Ngoài bị rong kinh, mắc bệnh u xơ tử cung, polyp tử cung, nữ giới còn có cảm giác đau bụng kinh dữ dội, mệt mỏi.
Mắc bệnh ung thư phụ khoa
Các bệnh ung thư phụ khoa như: ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung, ung thư nội mạc tử cung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh sản của nữ giới, gây rong kinh rong huyết, kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường.
Ngoài ra, một số bệnh lý toàn thân cũng có thể là nguyên nhân khiến nữ giới bị rong kinh như: bệnh von willebrand, bệnh thận, bệnh về gan, bệnh viêm vùng chậu, bệnh bạch cầu hoặc rối loạn tiểu cầu,…
Xem thêm: Bật mí cách chữa rong huyết tại nhà hiệu quả
Triệu chứng của rong kinh như thế nào?
Để nhận biết có bị rong kinh hay không, chị em nữ giới hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nếu có những triệu chứng của rong kinh sau thì nên chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt:

Triệu chứng của rong kinh như thế nào?
✛ Xuất huyết nặng trong kỳ kinh nguyệt, kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu ra mỗi lần trên 80ml. Chị em phải thay băng vệ sinh liên tục 1 – 2 giờ do máu kinh ra nhiều và tiếp diễn trong nhiều giờ liền.
✛ Bị xuất hiện nặng trong 2 kỳ kinh nguyệt liên tiếp, lượng máu nhiều và khó kiểm soát.
✛ Máu kinh nguyệt không chỉ ra nhiều vào ban ngày mà còn chảy ồ ạt vào ban đêm.
✛ Màu sắc máu kinh sẫm hơn bình thường và xuất hiện các cục máu đông.
✛ Hay bị đau vùng bụng dưới, cơn đau có thể diễn ra âm ỉ đến dữ dội, rất khó để phân biệt với cơn đau bụng kinh thông thường.
✛ Có triệu chứng của thiếu máu nếu bị rong kinh trong thời gian dài như: thở dốc, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, kém sắc, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,…
Cách xử lý khi có dấu hiệu rong kinh
Thực tế, hiện tượng rong kinh nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của rong kinh kéo dài và tiếp diễn nhiều chu kỳ thì sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe thể chất cũng như khả năng sinh sản của chị em nữ giới. Vì thế, khi nhận thấy có biểu hiện của rong kinh, chị em phụ nữ hãy:
Điều chỉ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể góp phần làm giảm các triệu chứng của rong kinh đáng kể. Vậy khi bị rong kinh nên ăn gì và làm gì?
- Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng như tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt, vitamin B6, magie, kẽm, omega 3,…
- Tránh xa các loại thực phẩm có tính hàn, gia vị cay, nước lạnh, bia rượu, cà phê,… vì chúng có thể làm tăng nặng triệu chứng của rong kinh.
- Nữ giới có thể uống trà gừng, ăn lá ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt và giảm cơn đau bụng kinh.
- Duy trì lối sống lành mạnh, đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, hạn chế vận động mạnh khiến máu kinh ra nhiều.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và mệt mỏi kéo dài để nội tiết tố trong cơ thể được ổn định, từ đó chu kỳ kinh cũng bình thường trở lại, chứng rong kinh được cải thiện.
- Nếu bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do thiếu máu thì nữ giới nên nghỉ ngơi và bổ sung các loại thuốc bổ máu.
Thực hiện thăm khám phụ khoa sớm
Như đã đề cập ở trên, rong kinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về buồng trứng và tử cung. Do đó, tốt nhất khi thấy có triệu chứng của rong kinh chị em nữ giới nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh gây nhiều biến chứng đe dọa tới sức khỏe sinh sản sau này.

Khi có triệu chứng của rong kinh nữ giới nên đi thăm khám càng sớm càng tốt
Dựa vào nguyên nhân, triệu chứng của rong kinh và các tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất:
◆ Sử dụng thuốc
Để kiểm soát những ảnh hưởng từ tình trạng rong kinh kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định nữ giới sử dụng các loại thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc tránh thai, thuốc chống viêm không steroid, một vài liệu pháp hormone hỗ trợ cân bằng nội tiết tố,…
◆ Phẫu thuật
Trong trường hợp bị rong kinh do nguyên nhân bệnh lý đã trở nặng như u xơ tử cung, polyp tử cung,… thì bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa:
- Cắt và nạo niêm mạc tử cung: Loại bỏ một phần niêm mạc tử cung để giảm lượng máu kinh chảy ra.
- Nội soi tử cung để cắt bỏ khối polyp hoặc u xơ, điều chỉnh các bất thường ở tử cung.
- Cắt bỏ niêm mạc tử cung: Phương pháp này có thể khiến một số bệnh nhân hết kinh hoàn toàn, một số vẫn có kinh nhưng lượng máu kinh ra ít hơn trước.
- Cắt bỏ tử cung: Sau phẫu thuật, nữ giới sẽ không có khả năng mang thai và sẽ dừng chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp không còn mong muốn sinh con.
Qua bài viết này, hy vọng đã giúp các chị em nữ giới nắm rõ triệu chứng của rong kinh là gì? Phải làm sao khi bị rong kinh? Nếu còn thắc mắc nào về chứng rong kinh, phương pháp điều trị bệnh thì nữ giới có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Hữu Nghị bằng cách nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi trực tiếp tới Hotline: 039.957.5631. Các chuyên gia y tế dày dặn kinh nghiệm của phòng khám sẽ nhanh chóng giải đáp cụ thể và hỗ trợ tận tình đến chị em.