Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh lý thường hay gặp ở phụ nữ mang thai do nhiều nguyên nhân gây nên. Căn bệnh này có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Do đó, tìm hiểu về viêm đường tiết niệu khi mang thai: nguyên nhân, biểu hiện nhất biết là việc làm hết sức cần thiết đối với nữ giới, đặc biệt những chị em đang có kế hoạch sinh con. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Bệnh viêm đường tiết niệu hình thành khi hệ tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm, nhiễm trùng. Bất kỳ bộ phận nào thuộc hệ tiết niệu đều có thể bị viêm nhiễm như: viêm bàng quang, niệu niệu đạo, viêm niệu quản,…

Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở mọi đối tượng trong nhiều độ tuổi khác nhau. Song phụ nữ khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh viêm hệ tiết niệu càng cao hơn. Bởi vì, khi mang thai tử cung của nữ giới có xu hướng nghiêng sang phải, gây chèn ép lên niệu quản và thận phải dẫn đến ứ nước ở thận. Điều này khiến cho việc kiểm soát nước tiểu trở nên khó khăn hơn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm. 

Vì sao nữ giới bị viêm đường tiết niệu khi mang thai?

Các loại vi khuẩn như Chlamydia, E.coli,… là tác nhân hàng đầu gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Chúng sau khi xâm nhập, tấn công vào máu và đi đến hệ tiết niệu. Tại đây, với điều kiện môi trường thuận lợi vi khuẩn sẽ di chuyển vào thận, bàng quang và gây viêm nhiễm ở đó. 

Theo thống kê, có khoảng 10% phụ nữ mang thai bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Tình trạng viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể xảy ra ở 3 tháng đầu, giữa hoặc những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu thường bắt nguồn từ những lý do sau: 

Hệ miễn dịch suy giảm

Khi mang thai, những yếu tố miễn dịch của người mẹ sẽ phát triển mạnh mẽ để bảo vệ thai nhi trong bụng. Vì thế, mẹ bầu dễ mắc các bệnh lý do không đủ sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh. 

Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Nguyên nhân, biểu hiện nhận biết

Mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu có thể là do sự thay đổi của hormone khi mang thai

Thay đổi hormone

Trong thời gian mang thai, cơ thể nữ giới sẽ tiết ra nhiều loại hormone để bảo vệ thai nhi. Các hormone này có thể gián tiếp làm giãn cơ ống niệu quản và làm chậm tốc độ chảy của nước tiểu.  Mà nước tiểu có tính kiềm, nếu ở trong đường tiết niệu quá lâu thì đây chính điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển và gây bệnh. 

Cấu tạo niệu đạo ngắn

Theo giải phẫu cơ thể người phụ nữ, khoảng cách từ niệu đạo đến hậu môn rất ngắn. Nếu không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, vi khuẩn có thể tấn công vào niệu đạo và di chuyển đến các bộ phận khác của hệ tiết niệu như bàng quang, thận khiến chúng bị viêm nhiễm. 

Do sự thay đổi của cơ thể

Tử cung phụ nữ mang thai sẽ phát triển to lên theo sự tăng trưởng của thai nhi, gây chèn ép niệu quản và bàng quang. Tình trạng này gây ứ đọng nước tiểu, khiến chúng không thể đào thải hết ra bên ngoài. Đây là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ và gây bệnh viêm tiết niệu.

Ngoài ra, nữ giới bị viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể là do thói quen lau chùi hậu môn từ sau ra trước, mắc bệnh tiểu đường, sử dụng xà bông và dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa chất tẩy rửa mạnh,… 

Xem thêm: Thắc mắc: Có trường hợp mang thai không có dấu hiệu không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở bà bầu

Tùy vào thể trạng của mẹ bầu mà bệnh viêm đường tiết niệu sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Đa số phụ nữ khi mang thai mắc bệnh viêm đường tiết niệu thường không xuất hiện bất kỳ triệu chứng và dấu hiệu nào. Chỉ phát hiện được bệnh viêm tiết niệu khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu và thực hiện sàng lọc trước sinh. 

Tuy nhiên, ở một số phụ nữ mang thai vẫn xuất hiện các triệu chứng bệnh viêm tiết niệu như:

Cảm giác căng tức vùng bụng dưới, đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Màu nước tiểu khác lạ, đôi khi nước tiểu có lẫn máu.

Thường xuyên có cảm giác tiểu chưa hết, tiểu rắt, tiểu buốt,…

Đau ở vị trí thắt lưng hoặc bên dưới xương sườn ở một hoặc cả hai bên, đôi khi cả vùng bụng. 

Hay sốt cao, người lớn lạnh, nôn nhiều,… 

Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai có sao không?

Nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp, viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Cụ thể: 

Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Nguyên nhân, biểu hiện nhận biết

Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Ảnh hưởng đến người mẹ

Đối với người mẹ, tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu kéo dài có thể gây ra hàng loạt vấn đề nguy hiểm sau: 

  • Gây viêm nhiễm ở các cơ quan khác của hệ tiết niệu như bàng quang, thận, niệu quản,…
  • Tình trạng viêm nhiễm lâu ngày ở ống niệu đạo có thể để lại vết sẹo và gây hẹp niệu đạo.
  • Tình trạng nhiễm khuẩn ở các bộ phận khác của hệ tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: áp xe thận, suy thận cấp, nhiễm trùng máu,… đặc biệt là gây bể thận cấp.
  • Viêm đường tiết niệu khi mang thai kéo dài có thể xảy ra hiện tượng tiền sản và tán huyết ở thai phụ. 

Ảnh hưởng đến thai nhi

Người mẹ trong quá trình mang thai bị nhiễm khuẩn nước tiểu có thể gây nhiễm trùng sơ sinh cho trẻ. Tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng có thể dẫn đến hiện tượng sảy thai, sinh non hoặc gây thai chết lưu trong tử cung. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Viêm đường tiết niệu khi mang thai điều trị như thế nào?

Việc chữa bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai thường được tiến hành ngay lập tức. Người bệnh sẽ sử dụng thuốc kháng sinh trong 3 – 7 ngày hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc như Amoxicillin, Penicillin và Erythromycin được đánh giá là an toàn cho phụ nữ mang thai.

Các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu có thể biến mất sau khoảng 3 ngày sử dụng thuốc. Mẹ bầu hãy uống tất cả các loại thuốc bác sĩ đã kê đơn theo đúng lịch trình. Không nên dừng dùng thuốc lại quá sớm, ngay cả khi triệu chứng bệnh đã thuyên giảm bởi điều này có thể gây lờn thuốc, kéo dài thời gian điều trị viêm đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Nguyên nhân, biểu hiện nhận biết

Bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai để chữa bệnh viêm tiết niệu

Nếu nhiễm trùng đã lây lan đến thận, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho thai phụ một số loại thuốc kháng sinh mạng hơn hoặc tiêm thuốc qua tĩnh mạch. 

Để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian và loại thuốc sử dụng thì mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

Không nhịn đi tiểu: Có thể mẹ bầu sẽ cảm thấy phiền toái khi cơ thể cứ thôi thúc muốn đi tiểu liên tục, tuy nhiên hãy cố gắng đi vệ sinh khi có nhu cầu. Đừng cố nín nhịn vì việc giữ nước tiểu trong bàng quang sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bùng phát gây tái nhiễm bệnh viêm đường tiết niệu. 

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Đây là việc mẹ bầu cần thực hiện hàng ngày, đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Việc lau chùi vùng hậu môn từ trước ra sau sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng nhiễm khuẩn ngược. 

Uống nhiều nước hơn: Mẹ bầu nên cố gắng uống ít nhất là 8 ly nước mỗi ngày. Sự gia tăng số lần đi tiểu sẽ giúp loại bỏ được vi khuẩn có hại ra khỏi niệu đạo.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Mẹ bầu nên tăng cường các loại rau quả trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều vitamin C. 

Mặc đồ lót có kích cỡ phù hợp: Nấm men và vi khuẩn có thể phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Do đó, mẹ bầu nên mặc quần lót có kích cỡ vừa vặn, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để vùng kín luôn khô ráo. 

Trên đây là toàn bộ các thông tin chia sẻ về bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai: Nguyên nhân, biểu hiện nhận biết. Khi nhận thấy có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm đường tiết niệu, nữ giới nên đi thăm khám sớm vì kéo dài bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai, nữ giới có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Hữu Nghị thông qua số Hotline: 039.957.5631 hoặc nhắn tin vào khung chat [tuvnatt] để được các chuyên gia y tế giải đáp rõ ràng và hỗ trợ tận tình nhất.